Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương

I.MỤC TIÊU: Giúp cho HS:

- Biết một số thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một nghề cụ thể.

- Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị lựa chọn nghề tương lai.

II.CHUẨN BỊ:

GV: nội dung cần truyền đạt.

HS: các kiến thức tìm hiểu về các loại hình nghề quanh ta .

III.PHƯƠNG PHÁP:

Thuyết trình, đối thoại.

I.TIẾN TRÌNH:

1.Ổn định: Kiểm diện.

2. KTBC: không vì đã làm bài thu hoạch rồi

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4: TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG. I.MỤC TIÊU: Giúp cho HS: - Biết một số thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống hằng ngày. - Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một nghề cụ thể. - Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị lựa chọn nghề tương lai. II.CHUẨN BỊ: GV: nội dung cần truyền đạt. HS: các kiến thức tìm hiểu về các loại hình nghề quanh ta . III.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, đối thoại. I.TIẾN TRÌNH: 1.Ổn định: Kiểm diện. 2. KTBC: không vì đã làm bài thu hoạch rồi 3. Bài mới: Hoạt dộng của thầy và trò Nội dung bài học 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin một số nghề. * Gọi HS đọc bài Nghề làm vườn. * GV tổ chức cho HS thảo luận về nghề làm vườn. - HS trình bày những ý kiến của nhóm - GV diễn giảng thêm. - Vị trí, vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm ở VN. - Liên hệ đến lĩnh vực nghề nghiệp này ở địa phương: có những lĩnh vực nghề nghiệp nào đang phát triển( trồng lúa- rau-cây ăn quả- cây làm thuốc). - Gọi HS kể tên 1 số nghề mà em biết? *GV phân tích thêm giúp các em mở rộng kiến thức: - Nghề thú y: Nhiệm vụ của nghề thú y là gì? ( Phòng, chữa bệnh, xét nghiệm… đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi không để xảy ra dịch bệnh, phải hạn chế tỉ lệ tử vong thấp nhất, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh dịch lây lan trên diện rộng.) Liên hệ dịch bệnh hiện nay: bệnh dịch cúm gia cầm và bệnh lỡ mồm lông móng. - Nghề thợ may: Sản phẩm của thợ may là gì? ( Các loại quần áo, kể cả các loại quần áo chuyên dùng cho các ngành nghề khác nhau: các loại khăn, bít tất, găng tay, mũ mềm, các loại sản phẩm trang bị cho bảo hộ lao động như khẩu trang, tất chống đỉa, găng tay bảo hộ… một số sản phẩm khác: cờ, túi xách tay, giày, dép…) Nghề chăn nuôi: Những loại cá được chọn làm đối tượng cá nuôi thường có những ưu điểm nào? ( Cá chóng lớn, thịt ngon được nhân dân ưa chuộng; Cá sinh sản tự nhiên hoặc có thể đẻ nhân tạo được sản xuất cá giống, với số lượng lớn những loài cá có khả năng thích nghi và phát triển ở ao hồ phù hợp với điều kiện địa phương, thức ăn nuôi cá đơn giản, rẻ tiền.) 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những nghề ở địa phương. - Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở địa phương? *HS trả lời- GV diễn giảng: - Gọi HS mô tả 1 nghề mà các em hiểu biết theo các mục: Tên nghề. Đặc điểm hoạt động của nghề. Các yêu cầu của nghề đối với người lao động. Triển vọng phát triển của nghề. - Em hãy kể 1 số nghề truyền thống gia đình ở địa bàn huyện ta? HSTL- GV diễn giảng cho HS tìm hiểu các nghề truyền thống địa phương cũng như GD các em ý thức giữ gìn và phát huy. 3. Hoạt động 3: HS làm bài thu hoạch. I.Tìm hiểu thông tin một số nghề? Nghề làm vườn. Nghề nuôi cá. Nghề thú y. Nghề dệt vải. Nghề thợ may. Nghề điện dân dụng. Nghề sửa chữa xe máy. Nghề hướng dẫn du lịch. Nghề tiếp viên thương mại. II.Tìm hiểu những nghề ở địa phương: May măc, cắt tóc, sữa chữa xe đạp, lái xe, tráng bánh tráng, thợ rèn, đan chiếu, chằm nón… III.Câu hỏi thu hoạch 1) Ở địa phương em có những nghề truyền thống nào? 2) Dựa vào năng lực của bản thân, em hãy cho biết nghề nào phù hợp với bản thân mình và em cần làm gì để làm tốt nghề đó? 4. Củng cố: GV đánh giá về buổi hoạt động hướng nghiệp, nêu những mặt được và hạn chế cần khắc phục. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Chuẩn bị chủ đề 5: “ Hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề của TW và địa phương”. IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ 4.doc