Nội dung Đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết)

Mục tiêu:

- Hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL của HS THCS là nhằm xác định mức độ phát triển của các em về nhận thức, kỹ năng và thái độ trong quá trình HĐ.

- Biết được việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL góp phần vào đánh giá hạnh kiểm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, động viên các em tích cực học tập và rèn luyện, đồng thời đảm bảo quyền của trẻ em trong đánh giá.

- Biết cách đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông một số hình thức đánh giá phù hợp.

- Tin vào kết quả của đánh giá.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung Đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung Đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết) Mục tiêu:- Hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL của HS THCS là nhằm xác định mức độ phát triển của các em về nhận thức, kỹ năng và thái độ trong quá trình HĐ. - Biết được việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL góp phần vào đánh giá hạnh kiểm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, động viên các em tích cực học tập và rèn luyện, đồng thời đảm bảo quyền của trẻ em trong đánh giá.- Biết cách đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông một số hình thức đánh giá phù hợp.- Tin vào kết quả của đánh giá. Các hoạt động (Khởi động)Khởi động: Mời cả lớp khởi động bằng một trò chơi (hoặc giáo viên giới thiệu một trò chơi).Hình thức đánh giáƯu điểmNhược điểmHiệu quảLiệt kê các ý kiến, các hình thức đánh giáHoạt động 1: Chia sẻ kinh nghiệmMục tiêu:Giúp Giáo viên liệt kê lại những hình thức đánh giá kết quả HĐGD NGLL mà họ đã từng làm trong thực tiễnHình thức đánh giá hđ gd ngll ( thực tiễn TG qua)- Đánh giá kết quả hoạt động của hs sau mỗi chủ điểm có thể được thực hiện dưới mỗi hình thức khác nhau tùy theo đặc điểm hs từng trường, từng địa phương.Nhưng thường dùng một số hình thức sau: Bằng câu hỏi kiểm tra mức độ thu hoạch về nhận thức các vấn đề của hs như: tham gia các hoạt động của chủ điểm tháng., em thu hoạch được gì ?- Hs viết bản tường trình các hoạt động mà mình đã tham gia, trong đó nêu rõ mức độ tham gia của bản thân, tự đánh giá thái độ khi tham gia và kết quả đạt được.- Đánh giá thông qua sản phẩm của hs sẽ thấy được ý thức trách nhiệm của các em, biết được mức độ đạt được của các kỹ năng cơ bản trong hoạt độngHoạt động 2: Tìm hiểu một số kiểu phân loại hình thức đánh giáMục tiêu:Nhận ra được một số kiểu phân loại hình thức đánh giá kết quả HĐGD NGLLMột số hình thức đánh giá có thể áp dụng cho HĐGDNGLL- Tự đánh giá của hsTrực tiếp/ tại chỗ sau HĐ ( ý kiến, cảm tưởng.)Trả lời phỏng vấnTrả lời phiếu hỏi ( đóng/ mở/kết hợp )Bản thu hoạch cá nhân/ nhóm- Đánh giá của GV, BTC, chuyên giaTrức tiếp: quan sát, phỏng vấn, ghi chép tại hiện trường, thảo luận nhóm.Gián tiếp: qua phiếu hỏi ( phiếu khảo sát ), qua sản phẩm của hs.- Kết hợp đánh giá của HS + GV + chuyên gia. Một số kiểu phân loại đánh giá Đánh giá một quá trình ( trọn một buổi sinh hoạt; một đợt hoạt động dài hạn) Đánh giá một thành tố ( 1 hoạt động nhỏ trong một buổi HĐ; một ngày ĐH cụ thể của một đợt..) Đánh giá toàn diện ( ND, PP, tổ chức) Đánh giá từng phần ( từng lĩnh vực riêng lẻ ) Đánh giá ngoài ( đánh giá độc lập ) Đánh giá định lượng : VD qua phiếu khảo sát có thống kê, phân tích kết quả Đánh giá định tính : VD phóng vấn sâu; nghiên cứu trường hợp ( case study )Kết luận: Việc phân loại giúp giáo viên lựa chọn cách đánh giá phù hợp cho từng hoạt động, nhóm đối tượng, thời gian, nguồn lực. Tuy nhiên, mọi phân loại cũng như việc lựa chọn một hình thức đánh giá cụ thể đều có tính tương đối, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Hoạt động 3: Giới thiệu một số mẫu phiếu đánh giá đơn giảnMục tiêu: Biết được một số mẫu phiếu đánh giá kết quả hoạt độngNhững căn cứ cơ bản để thiết kế một phiếu đánh giá ?Một số căn cứ cơ bản để thiết kế phiếu đánh giá+ Mục tiêu đánh giá( đánh giá để làm gì? Cho ai?)+ Nội dung đánh giá( đánh giá lĩnh vực gì? Cái gì?)+ Đối tượng cần đánh giá( đánh giá ai?Cái gì?)+ Thời gian dành cho đánh giá( Ít hay nhiều?)+ Hình thức/phương pháp đánh giá( Đánh giá như thế nào/bằng cách nào?)1 Gợi ý phiếu đánh giá nhanh một hoạt động/một buổi thực 1 Gợi ý phiếu đánh giá nhanh một hoạt động/một buổi thực hiện chủ điểm (thực hiện trực tiếp, tại chỗ ngay sau hoạt động) Phiếu đánh giá hoạt động1. Nêu tên một hoạt động mà em cảm thấy hứng thú nhất hôm nay. Vì sao? (nêu 1,2 lý do ngắn gọn)2. Nêu tên một hoạt động mà em cảm thấy chưa hài lòng. Vì sao?3. Vẽ một hình biểu đạt tâm trạng hiện tại của em sau khi tham gia hoạt động vừa rồi. Nếu không vẽ, dựng 2 từ/ hai cụm từ thể hiện tâm trạng hiện tại của em. Ví dụ 1Ví dụ 2Phiếu đánh giá hoạt động1. Nêu 2 nhận xét cá nhân của em về nội dung của HĐGDNGLL vừa thực hiện.2. Nêu 2 nhận xét cá nhân của em về hình thức/ phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vừa thực hiện.3. Nếu làm lại hoạt động vừa rồi, em muốn thay đổi những điểm nào *** **Về đánh giá kết quả HĐGDNGLL Đánh giá kết quả HĐGD NGLL là một khâu không thể thiếu trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL nhằm xem xét, nhận định những kết quả đạt được về mặt kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ ứng xử, những tiến bộ và những hạn chế của học sinh sau mỗi quá trình hoạt động. Xác định mục đích, yêu cầu và có chế tài sử dụng kết quả đánh giá.1. Các nội dung HĐNGLL cần đánh giá Những nội dung đánh giá cá nhân - Về nhận thức: Được nâng cao những hiểu biết nào trong quá trình tham gia vào các hình thức hoạt động khác nhau với những nội dung khác nhau. - Về rèn luyện kĩ năng: Đạt được những kĩ năng nào trong số các kĩ năng được mong đợi? - Về thái độ, tình cảm: Có hứng thú, tích cực, chủ động tham gia không? - Những đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể...v...v... Nội dung đánh giá tập thể- Về tinh thần tham gia của tập thể lớp, của từng tổ, nhóm.- Về ý thức hợp tác và cộng đồng trách nhiệm của tập thể.- Về công tác chuẩn bị của lớp, của từng tổ, nhóm.- Về kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động.- Về thành tích, kết quả, những ưu điểm, nhược điểm.Đánh giá kết quả HĐGDNGLL của học sinh cần tập trung vào những nội dung gì?- Bám sát chuẩn kỹ năng và thái độ HĐGDNGLL theo từng chủ điểm của từng khối lớp- Bám sát mục tiêu của từng hoạt động cụ thể- Đánh giá kết quả từng nội dung hoạt động cụ thể- Đánh giá sự hài lòng, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động 2. Phương pháp đánh giá HĐGDNGLL2.1. Các tiêu chí đánh giáThế nào là một HĐGDNGLL được tổ chức tốt, có hiệu quả?- Có mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể đo được- Có nội dung chương trình hoạt động cụ thể- Các nội dung hoạt động cụ thể phải đáp ứng nhu cầu, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS- Có sự phân công, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng khi tổ chức- Học sinh cảm thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích cực khi tham gia- Học sinh chủ động tổ chức và tự mình điều kiển các hoạt động tập thể dưới sự cố vấn của giáo viên.- Học sinh được trải nghiệm, được thể hiện, được rèn luyện thông qua các nội dung hoạt động cụ thể- Học sinh học được những kiến thức, kỹ năng mới và có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống. 2.2.Cách thức đánh giá:- Đánh giá bằng trắc nghiệm, các thang đo/thang tỷ lệ được thiết kế chuẩn- Đánh giá theo mẫu phiếu tự đánh giá- Đánh giá bằng phiếu hỏi- Đánh giá qua quan sát hoạt động thực tế- Đánh giá qua thảo luận/ tọa đàm nhóm- Đánh giá qua hồ sơ Các hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm, phiếu hỏi, phiếu tự đánh giá, phiếu quan sát... đều có thể lượng hóa bằng điểm số.3. Sử dụng kết quả đánh giá hoạt động:- Để khẳng định mức độ đạt được hay chưa đạt được của học sinh về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động; mức độ trưởng thành, tiến bộ của học sinh sau mỗi hoạt động.- Để đánh giá hoạt động phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đánh giá và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối mỗi học kỳ/ năm học. - Để kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và tập thể học sinh nỗ lực vươn lên trong rèn luyện, trong học tập và hoạt động xã hội nhằm phát triển nhân cách.

File đính kèm:

  • pptNội dung 3.ppt