Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá tại nhà trường

Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy học thì vấn đề về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng trình độ, năng lực của học sinh và chất lượng giảng dạy vào những thời điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành cho những người làm giáo dục. Hiện nay việc ĐMPPDH VÀ kiểm tra, đánh giá các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung và đối với bộ môn Toán nói riêng đang gặp nhiều khoa khăn. Như vậy, theo ý kiến của chúng tôi để giải quyết vấn đề này thì cùng với việc đổi mới về phương pháp giảng dạy phải có sự đổi mới thật sự ở khâu ra đề và đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá.

doc6 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3631 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá tại nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PPDH&KTĐG Môn Toán THCS I. NHẬN THỨC CHUNG: Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy học thì vấn đề về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng trình độ, năng lực của học sinh và chất lượng giảng dạy vào những thời điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành cho những người làm giáo dục. Hiện nay việc ĐMPPDH VÀ kiểm tra, đánh giá các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung và đối với bộ môn Toán nói riêng đang gặp nhiều khoa khăn. Như vậy, theo ý kiến của chúng tôi để giải quyết vấn đề này thì cùng với việc đổi mới về phương pháp giảng dạy phải có sự đổi mới thật sự ở khâu ra đề và đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá. II/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI NHÀ TRƯỜNG  1/ Những thuận lợi: - CBGV đã được tập huấn khá kỹ lưỡng về đổi mới PPDH và KTĐG trước khi thực hiện. - Chỉ đạo của BGH, chuyên môn nhà trường luôn sát sao và chặt chẽ về công tác đổi mới PPDH, thường xuyên tổ chức dự giờ, góp ý, xây dựng giờ dạy chuẩn để GV học tập rút kinh nghiệm.   - GVBM nhà trường đa số tiếp cận nhanh nhậy về PPDH, hình thức dạy học tích cực, cũng như cách thức mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. 2/ Những khó khăn, vướng mắc tại nhà trường: a. Về đổi mới PPDH: - Cơ sở vật chất (phòng học, bàn nghế…) chưa phù hợp cho việc áp dụng một số hình thức học tập tích cực như: hoạt động thảo luận nhóm. - Từ học tập thụ động chuyển sang tiếp cận với phương pháp và hình thức học tập tích cực, chủ động còn nhiều hạn chế, bỡ ngỡ, vướng mắc. Các em không quen hình thức học tập hợp tác, tư duy suy luận, phân tích, liên tưởng còn chậm, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu yếu. Đó là một tác nhân hạn chế sự đổi mới của GV. b. Về đổi mới kiểm tra, đánh giá: - Ra đề kiểm tra theo hướng đổi mới đòi hỏi GVBM phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ trong khi thời gian làm việc của giáo viên rất bận rộn đã tác động không nhỏ đến chất lượng của đề. - Tiết trả bài kiểm tra 45’không có: Tiết trả bài kiểm tra 45’ trở lên là một tiết học không thể thiếu được trong quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá. Tiết kiểm tra 45’ trở lên nhằm đánh giá,nhận định trình độ tư duy, khả năng tính toán, trình bày lời giải và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh thông qua phương tiện đánh giá kết quả học tập là đề kiểm tra. Tiết trả bài kiểm tra là điều kiện cho thầy trò cùng nhau xem xét lại phương tiện đánh giá hợp lý chưa, cùng định mức được trình độ tư duy, khả năng tính toán,… của từng học sinh. Tìm ra lỗ hổng kịp thời, để bồi đắp cho từng học sinh. III. THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN TOÁN  Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và đặc biệt là bản chất việc đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy bộ môn Toán, bản thân tôi thưch hiện như sau: 1/ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Vận dụng các PPDH theo hướng phát huy các yếu tố tích cực và những ưu điểm của các PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong học tập, từ đó GV tạo điều kiện tối ưu để học sinh suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, thực hành nhiều hơn. - Chú trọng vận dụng triệt để và hiệu quả các PPDH đặc thù của bộ môn: PPDH Toán: PP vấn đáp gợi tìm, học tập sáng tạo, luôn luôn đề cao tính thực hành, tích cực trong học tập. - Hướng dẫn học sinh rèn luyện phương pháp tự học và tính tích cực học tập môn Toán: giúp HS biết sử dụng SGK, SBT, đồ dùng học tập và các tư liệu tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả… - Vận dụng các hình thức tổ chức học tập kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức dạy theo nhóm tạo dựng không khí học tập thích hợp để HS có thể tranh  luận với nhau, với GV và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn. - Tăng cường sử dụng ĐDDH theo phương châm thiết thực nhất như: Bảng phụ, máy chiếu, phiếu học tập….chống tình trạng dạy chay, đọc chép, nhìn chép. - Không áp đặt, gò bó giờ học theo qui trình cứng nhắc. Mà chủ động, sáng tạo trong thiết kế giờ dạy học trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học.   - Tăng cường cải tiến kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ,coi đó là một biện pháp để kích thích học tập môn Toán. Ví dụ: 2/ VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ   - Bám sát mục tiêu môn học.   - Đảm bảo tính vừa sức và phân hoá học sinh (HS trung bình chăm chỉ phải làm được điểm TB trở lên)   - Đảm bảo tỷ lệ các mức độ kiến thức kỹ năng:ghi nhớ- nhận biết- thông hiểu- vân dụng, sáng tạo. -GV phải xây dựng được ma trận trước khi xây dựng hệ thống câu hỏi đối với đề kiểm tra 45 phút trở lên.    - Không nhất thiết chỉ kiểm tra vấn đáp trong 10-15 phút đầu giờ và chỉ kiểm tra kiến thức của bài vừa học (như ta quen gọi là kiểm tra bài cũ). Mà kiển tra nhận thưc, vận dụng linh hoạt trong ca tiết dạy    - Hình thức kiểm tra giáo viên có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học Toán, cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau: Nhắc lại kiến thức đã học để vận dụng cho bài đang học.    - Trong khi kiểm tra giáo viên có thể hỏi về kiến thức cũ hoặc những kiến thức khác có liên quan đến bài mới đang học.    - Kiểm tra phải xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục đích hỏi, xác định rõ từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi, có loại yêu cầu thấp (tái hiện, nhắc lại kiến thức đã học) cho học sinh yếu, TBình; có loại đòi hỏi yêu cầu cao (thông hiểu, giải thích, phân tích, vận dụng) cho học sinh khá, giỏi.    - Trong việc kiểm tra đòi hỏi phải rèn luyện năng lực nói và kỹ năng trình bày lưu loát cho học sinh. Đặc biệt phải chú trọng sửa cho học sinh những lỗi về: cách diễn đạt, vẽ hình… - Cần tận dụng tối đa câu hỏi trong SGK, SBT và có thể xây dựng thêm các câu hỏi khác cho phù hợp.  Ví dụ: Hướng dẫn về nhà IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:   1/ Tăng cường trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị có tác dụng hỗ trợ hiệu quả, thiết thực cho thực hiện đổi mới PPDH Toán ở nhà trường như: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh gắn với các nhà Toán học được giới thiệu trong SGK Toán THCS, các phòng học chức năng để thuận tiện cho việc sử dụng máy chiếu….Hỗ trợ cho HS về SGK và các tài liệu tham khảo gắn với chương trình học tập, 2/ Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá (45’ trở lên) thì sau đó phải có tiết trả bài kiểm tra để thầy trò cùng nhau rút kinh nghiệm. Nói chung: Đổi mới kiểm tra đánh giá, phương pháp dạy học phải đi vào thực tiễn, phải được thực hiện chính xác, không bị ràng buộc bởi một tác nhân khác, không cắt xén giảm bớt. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cụ thể mà GV có thể vận dụng phù hợp với đặc điểm của học sinh và địa phương mình ./.    

File đính kèm:

  • doctham luan mon toan.doc