Mỹ học Đại cương - Giáo trình Đại học

Thuật ngữ mỹ học (có người còn gọi là Thẩm mỹ học, esthétique) lần đầu tiên được nhà triết học người Đức A. Baumgarten (1714 - 1762) sử dụng vào năm 1735 trong tuyển tập các bài báo của ông nhan đề Những suy niệm triết học về các vấn đề liên quan tới sáng tác thi ca. Nhưng phải đến năm 1750 và sau đó 1758, khi hai tập Mỹ học của A. Baumgarten lần lượt ra đời thì khái niệm này mới được dùng rộng rãi.

Tuy nhiên, mỹ học như một ngành khoa học thì nảy sinh rất sớm trong lòng xã hội nô lệ ở phương Đông cũng như phương Tây. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học - môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự nảy nở của các học thuyết mỹ học đặc biệt rầm rộ ở Trung Quốc và Hy Lạp thời cổ đại.

 Trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc, các khuynh hướng tự tưởng lớn như Khổng giáo, Lão giáo, Mặc giáo và Pháp gia nảy sinh, luôn tranh giành ảnh hưởng với nhau. Các quan niệm về đạo đức, chính trị, thẩm mỹ đua nhau phát triển. Đã xuất hiện không ít quan niệm thẩm mỹ độc đáo, rất đáng lưu tâm tìm hiểu. Cái hay là chúng thường được trình bầy dưới hình thức những câu chuyện có tính ngụ ngôn, khá sinh động và thấm thía. Chẳng hạn câu chuyện về công việc sáng tạo của họa sĩ trong Hàn Phi Tử. Người đại diện lớn nhất của phái Pháp gia này kể rằng, có một nghệ sỹ người nước Tề, nhân Tề Công hỏi vẽ vật gì khó nhất, ông đáp: “Vẽ chó, ngựa và những con thú khác”; còn đối với câu hỏi vẽ gì dễ hơn cả thì ông đáp: “Vẽ ma, quỷ và những tà lực khác”. Liền sau đó, người họa sỹ giải thích như sau: “Hàng ngày, mọi người đều thấy ngựa và biết rõ ngựa như thế nào. Chỉ cần lầm lẫn chút ít trong bức họa là họ lập tức bàn tán. Còn ma quỷ thì chẳng có một nhận thức rõ rệt nào về chúng cả, do vậy vẽ chúng là chuyện dễ”. Hàn Phi Tử quan niệm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật chỉ được xác định trong tương quan với người tiếp nhận chúng, mà người cảm thụ thì bao giờ cũng dùng sự từng trải của chính mình để đánh giá tác phẩm. Bởi vậy, nghệ thuật muốn có ý nghĩa phải gắn với hiện thực đời sống. Mọi tưởng tượng tách rời thực tại đều quái đản và huyễn hoặc. Sáng tạo nghệ thuật được coi là một hình thức lao động công phu là vì thế. Ý nghĩa mỹ học của câu chuyện này đâu có nhỏ và đâu có giới hạn chỉ ở thời trước.

 

doc47 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mỹ học Đại cương - Giáo trình Đại học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ học Đại cương - Giáo trình Đại học TG: Phạm Quang Trung. Thuật ngữ mỹ học (có người còn gọi là Thẩm mỹ học, esthétique) lần đầu tiên được nhà triết học người Đức A. Baumgarten (1714 - 1762) sử dụng vào năm 1735 trong tuyển tập các bài báo của ông nhan đề Những suy niệm triết học về các vấn đề liên quan tới sáng tác thi ca. Nhưng phải đến năm 1750 và sau đó 1758, khi hai tập Mỹ học của A. Baumgarten lần lượt ra đời thì khái niệm này mới được dùng rộng rãi. Tuy nhiên, mỹ học như một ngành khoa học thì nảy sinh rất sớm trong lòng xã hội nô lệ ở phương Đông cũng như phương Tây. Lúc này, nó được coi như là một bộ phận của triết học - môn khoa học tìm hiểu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự nảy nở của các học thuyết mỹ học đặc biệt rầm rộ ở Trung Quốc và Hy Lạp thời cổ đại.                 Trong  thời Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc, các khuynh hướng tự tưởng lớn như Khổng giáo, Lão giáo, Mặc giáo và Pháp gia nảy sinh, luôn tranh giành ảnh hưởng với nhau. Các quan niệm về đạo đức, chính trị, thẩm mỹ đua nhau phát triển. Đã xuất hiện không ít quan niệm thẩm mỹ độc đáo, rất  đáng lưu tâm tìm hiểu. Cái hay là chúng thường được trình bầy dưới hình thức những câu chuyện có tính ngụ ngôn, khá sinh động và thấm thía. Chẳng hạn câu chuyện về công việc sáng tạo của họa sĩ trong Hàn Phi Tử. Người đại diện lớn nhất của phái Pháp gia này kể rằng, có một nghệ sỹ người nước Tề, nhân Tề Công hỏi vẽ vật gì khó nhất, ông đáp: “Vẽ chó, ngựa và những con thú khác”; còn đối với câu hỏi vẽ gì dễ hơn cả thì ông đáp: “Vẽ ma, quỷ và những tà lực khác”. Liền sau đó, người họa sỹ giải thích như sau: “Hàng ngày, mọi người đều thấy ngựa và biết rõ ngựa như thế nào. Chỉ cần lầm lẫn chút ít trong bức họa là họ lập tức bàn tán. Còn ma quỷ thì chẳng có một nhận thức rõ rệt nào về chúng cả, do vậy vẽ chúng là chuyện dễ”. Hàn Phi Tử quan niệm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật chỉ được xác định trong tương quan với người tiếp nhận chúng, mà người cảm thụ thì bao giờ cũng dùng sự từng trải của chính mình để đánh giá tác phẩm. Bởi vậy, nghệ thuật muốn có ý nghĩa phải gắn với hiện thực đời sống. Mọi tưởng tượng tách rời thực tại đều quái đản và huyễn hoặc. Sáng tạo nghệ thuật được coi là một hình thức lao động công phu là vì thế. Ý nghĩa mỹ học của câu chuyện này đâu có nhỏ và đâu có giới hạn chỉ ở thời trước.                 Hy Lạp thời cổ đại cũng từng sản sinh ra nhiều nhà triết học, nhiều nhà mỹ học lỗi lạc. Một trong những tên tuổi lừng danh là Heraklite (540 - 480 TCN). Với ông, chân lý luôn là cụ thể. Ông cho rằng: “Lừa thích rơm hơn vàng”. Ông còn nói: “Nước biển sạch nhất đồng thời bẩn nhất. Đối với cá nó dùng để uống và nó vô hại. Còn đối với con người, nó không dùng để uống được và nó có hại”. Từ đó Heraklite chủ trương tính tương đối của cái đẹp. Ông nói: “Con khỉ đẹp nhất cũng là xấu so với loài người; và con người hoàn thiện nhất khi so với thần thánh cũng chỉ như một con khỉ”. Những quan niệm mỹ học sâu sắc và đặc sắc tương tự có thể dễ dàng tìm trong các công trình lý luận của các nhà tư tưởng ở Hy Lạp thời cổ đại.                 Rõ ràng, các học thuyết mỹ học đã nảy sinh từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Tuy nhiên, mỹ học với tư cách là một ngành khoa học độc lập lại phải chờ tới thời cận đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỹ học tách dần ra khỏi triết học là việc xác lập được đối tượng đặc thù của ngành khoa học này. Phần I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC Trả lời câu hỏi “mỹ học là gì?” thực chất là đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “mỹ học nghiên cứu cái gì?”. Mỗi ngành khoa học - khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học nhân văn, muốn tồn tại như một ngành độc lập thì phải xác định đối tượng nghiên cứu chuyên biệt của mình. Từ cổ xưa, một tác giả khuyết danh của công trình nổi tiếng Về cái cao cả đã xác định hai yêu cầu cơ bản đặt nền tảng cho bất cứ một ngành khoa học nào gồm: Một là, cần xác định đối tượng nghiên cứu của mình; và hai là, cần tìm tòi và chỉ ra các phương pháp chiếm lĩnh đối tượng này. Chính Hegel trong tác phẩm Khoa học lôgic, khi trình bầy về vai trò của việc xác định đối tượng của ngành khoa học này cũng đã nói rất đúng rằng: không am hiểu đối tượng của lôgic học thì không thể nói trước nó là gì cả.  Vậy đâu là đối tượng đặc thù của mỹ học? Nói cách khác, mỹ học nghiên cứu cái gì trong thế giới thực tại muôn màu muôn vẻ? Không dễ tìm ngay được câu trả lời xác đáng. Đó là quá trình tìm tòi không mệt mỏi của nhiều nhà mỹ học danh tiếng thuộc nhiều dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.                                                                                                              Chương 1  QÚA TRÌNH XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CỦA MỸ HỌC TRONG LỊCH SỬ                 Các học thuyết mỹ học trong quá khứ thường tập trung sự tìm tòi vào hai lĩnh vực chính: cái đẹp và nghệ thuật. Có thể thấy rõ điều đó trong tư tưởng mỹ học của những đại diện lớn nhất cho các giai đoạn phát triển của mỹ học nhân loại như: Platon (427 - 347 TCN), Aristote (384 - 322 TCN), Leonardo da Vinci (1452 - 1519), Diderot (1713 - 1784), Lessing (1729 - 1781), Kant (1724 - 1804), Hegel (1770 - 1831), Bielinxki (1811 - 1848), Tsecnưsepxki (1828 - 1889)                 Platon là nhà triết học, nhà mỹ học duy tâm nổi tiếng của Hy lạp cổ đại. Cũng như nhiều nhà mỹ học khác, quan niệm thẩm mỹ của ông gắn bó và chịu sự chi phối của quan niệm triết học. Hạt nhân của triết học Platon là thuyết ý niệm (tức tinh thần, linh hồn). Ông chia thực tại ra làm hai thế giới: thế giới ý niệm, cái ta có thể biết nên gọi là thế giới khả niệm; thế giới vật thể, cái ta có thể thấy nên gọi là thế giới khả thị. Trong đó, theo ông, chỉ có thế giới ý niệm mới “tồn tại chân thực, nó có trước và sản sinh ra các vật thể cảm tính”. Từ quan niệm triết học đó, khi đi vào mỹ học, ông cho rằng mặc dù có cái đẹp vật chất và cái đẹp tinh thần, nhưng chỉ có cái đẹp tinh thần, cái đẹp của ý niệm mới là cái đẹp vĩnh hằng, tuyệt đối. Ông viết: “Cái đẹp là tự nó”. Khi có ý định giải thích cái đẹp của nghệ thuật, ông chủ trương thuyết “bắt chước”. Ông không khước từ việc tái hiện thực tại của nghệ thuật, nhưng vì thế giới vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm, nên với Platon chủ trương: “Nghệ thuật chỉ là cái bóng của cái bóng”.  Nghệ thuật cách xa chân lý tới ba bậc nên nó là “ảo ảnh”, không có giá trị nhận thức.                 Aristote là học trò xuất sắc của Platon, nhưng về mặt tư tưởng, cơ bản ông đi ngược lại quan niệm của thầy mình. Các công trình của ông bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau, và ở lĩnh vực nào ông cũng vươn tới những đỉnh cao mà thời đại cho phép. K. Marx gọi ông là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại”. Về mặt triết học, Aristote chống lại cách phân chia thực tại thành hai thế giới đối lập, siêu hình, mà cho rằng chỉ có duy nhất một thế giới vật thể tồn tại, trong đó có sự thống nhất giữa vật chất (nghĩa là bản chất bên trong) với hình thức (nghĩa là hiện tượng bên ngoài). Trên cơ sở nhận thức như vậy về thế giới, ông thừa nhận đặc tính khách quan của cái đẹp. Trong công trình nổi tiếng Siêu hình học, ông nói đẹp là trật tự của sự hài hòa, cân xứng. Trong Thi pháp học, ông đã bổ sung thêm tính xác định, hữu hạn và thống nhất. Cũng như Platon, ông theo thuyết “bắt chước” (nghĩa là tái hiện) vật thể cảm tính (thế giới hiện thực) trước hết là cái đẹp của thực tại, trung tâm là vẻ đẹp của con người. Mỹ học của ông thấm nhuần ý nghĩa nhân bản cao cả bên cạnh tính duy vật sâu sắc. Ông yêu cầu nghệ sỹ phải “diễn tả cái có thể xảy ra” theo bản chất và quy luật tất yếu. Cao hơn, ông còn trao cho nghệ sỹ cái quyền “bổ sung vào cái không có trong tự nhiên”. Tính lý tưởng được khẳng định cùng với tính hiện thực. Ông đặc biệt đề cao ý nghĩa nhận thức và ý nghĩa giáo dục của nghệ thuật. Lý thuyêt về khả năng “thanh lọc hóa” tâm hồn người xem của bi kịch được ông phát hiện cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.                 Qua thời trung đại, nhân loại bước sang thời Phục hưng - thời đại đã sản sinh ra những “người khổng lồ” về tư tưởng, trong đó có tên tuổi của Leonardo da Vinci - danh họa người Italia. Theo kiến giải của ông, cái đẹp tồn tại trong những thuộc tính của chính bản thân sự vật, hiện tượng, trong sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận, nhất là màu sắc và âm thanh của chúng. Trong cuốn Bàn về hội họa, ông khẳng định: “Chúng ta học tập tự nhiên chứ không học tập các họa sỹ khác, những người mà bản thân họ cũng chỉ là con đẻ của tự nhiên mà thôi”. Ông rõ ràng đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng của các bậc tiền bối. Ông phát triển khả năng chiếm lĩnh cái đẹp ở người nghệ sỹ bằng việc vận dụng các phương tiện khoa học. Ông đặt nghệ thật, trươc hết là hội họa, ngang hàng với khoa học về ý nghĩa và phương thức phản ánh thực tại là vì thế.                 Diderot là đại diện xuất sắc cho thời Khai sáng khi nhiều vấn đề mỹ học được nghiên cứu một cách sâu sắc. Ông là nhà triết học, nhà văn, nhà lý luận nghệ thuật lừng danh người Pháp. Trong công trình Nghiên cứu triết học về nguồn gốc và bản chất của cái đẹp, ông trước sau luôn khẳng định cái đẹp vốn là thuộc tính của nhiều đồ vật, sự vật khách quan. Diderot hiểu nghệ thuật như là sự mô phỏng tự nhiên. Ông viết: “Thiên nhiên là mô hình đầu tiên của nghệ thuật”. Ông yêu cầu nghệ thuật phải là phương tiện hữu hiệu để giáo dục con người: “Giới thiệu cái đạo đức cho người ta noi theo, cái tật xấu cho người ta lên án, cái lố bịch cho người ta thấy rõ – đó là nhiệm vụ của bất cứ một người chân chính nào cầm bút viết, cầm bút vẽ, cầm dao khắc”. Ý nghĩa cao quý của nghệ thuật đối với con người và cuộc sống có được một phần vì lẽ đó.                 Người đại diện chói lọi hơn cả cho phong trào Khai sáng ở Đức là Lessing. Đó là một người có học vấn toàn diện. Ông là tác giả của những công trình nghiên cứu mỹ học có tiếng như Lao Coon, Kịch trường Hăm buốc Dựa trên quan điểm duy vật về triết học, ông chủ trương nghệ thuật mô phỏng toàn bộ tự nhiên có thể thấy trong đó cái đẹp chỉ là một bộ phận nhỏ. Sự chân thực, biểu cảm được ông coi là những quy luật chủ yếu của nghệ thuật chân chính. Theo ý kiến của ông, nghệ thuật cần phải đánh giá cuộc sống theo những quan điểm về cái đẹp và cái xấu, nhằm tác động đến đạo đức, uốn nắn những sai lạc của tầng lớp bình dân. Ông rất chú ý đến sự lệ thuộc của các loại hình nghệ thuật vào tính chất của đối tượng phản ánh. Hội họa và điêu khắc, theo Lessing, thích hợp mô tả với những vật thể được xếp đặt trong không gian, trong khi văn chương lại thích hợp với việc phản ánh những hành động xẩy ra trong thời gian. Ông đồng thời chủ trương sự pha trộn tính bi, hài trong kịch, không nhất thiết phải đảm bảo sự thuần nhất về thể loại trong nghệ thuật kịch.                 Ông tổ của nền triết học cổ điển Đức -  một trong ba nguồn gốc góp phần tạo lập nên chủ nghĩa Marx - là Kant. Với ông, cái đẹp có những phẩm chất riêng, không liên hệ qua lại với cái có ích và cái thiện. Khoái cảm do cái đẹp mang lại là hoàn toàn vô tư, vô tâm. Tư tưởng đúng đắn về nguyên tắc đó được Kant tuyệt đối hóa và bọc trong cái vỏ duy tâm chủ nghĩa. Ông quan niệm cái đẹp có tính thiên bẩm. Ông đặt trọng tâm nghiên cứu không phải ở bản thân cái đẹp của sự vật và hiện tượng mà là những điều kiện cảm thụ chúng trong quan niệm về cái đẹp của con người. Ông cả quyết viết: “Chúng ta có thể coi cái đẹp của tự nhiên là sự mô tả khái niệm hợp lý về mặt hình thức (thuần túy chủ quan)”. Tính hợp lý ông nói tới ở đây là hoàn toàn được suy xét trên cơ sở thị hiếu. Theo Kant, nghệ thuật là sự tạo dựng cái đẹp nhờ ở một trò chơi thuần túy hình thức. Không thể học để sáng tạo nghệ thuật được, vì nói đến nghệ thuât là nói đến thiên tài, mà thiên tài thì là lĩnh vực hoàn toàn huyền bí, tiên nghiệm. Đã rõ là học thuyết này của Kant đầy mâu thuẫn. Bên cạnh cái đúng có không ít cái sai, cái lầm lạc. Điều này cũng giống như di sản mỹ học của một tên tuổi vĩ đại khác: Hegel – một trong những đại diện lớn nhất cho nền mỹ học cổ điển Đức.                 Quan niệm mỹ học của Hegel tập trung trong cuốn Những bài giảng về mỹ học (1835). Ông quan niệm mỹ học chỉ nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật mà thôi và chúng ta lập tức loại trừ cái đẹp của tự nhiên ra khỏi đối tượng của chúng ta. Vì sao vậy? Ông giải thích: vì không có tiêu chuẩn gì thống nhất được cái đẹp của tự nhiên vốn tồn tại một cách bàng quan, không có quy luật nào cả. Vậy là với Hegel, cái đẹp nghệ thuật ưu việt hơn nhiều so với cái đẹp tự nhiên. Đặc trưng chủ yếu của cái đẹp nghệ thuật, theo ông, là sự thống nhất giữa khái niệm và hiện thực của nó mà ông gọi là tinh thần và ngoại hiện. Ông không dùng thuật ngữ nội dung và hình thức bởi ông quan niệm trong thực tế, hai phạm trù cơ bản đó chuyển hóa qua lại rất tinh tế. Có được sự thống nhất như thế, cái đẹp nghệ thuật sẽ đạt tới tính tất yếu tự do. Tuy nhiên, tính tất yếu phải ẩn dưới hình thức một điều ngẫu nhiên không có chủ ý. Đóng góp vô giá của mỹ học duy lý Hegel là hết mực đề cao giá trị nhận thức của nghệ thuật. Ông viết: “Nghệ thuật thật sự trở thành vị thầy cao nhất của các dân tộc”. Có thể nói, với Hegel, lần đầu tiên mỹ học được xác lập thành một khoa học thật sự.                 Đối với các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga, lý luận mỹ học đã trở thành vũ khí đấu tranh chính trị hữu hiệu, gắn bó mật thiết với phong trào giải phóng con người. Người đặt nền móng cho mỹ học dân chủ cách mạng Nga là nhà phê bình văn chương lỗi lạc Bielinxki. Ông đứng trên lập trường duy vật để giải quyết những vấn đề của nghệ thuật. Ông định nghĩa nghệ thuật “là sự tái hiện thực tiễn”. Để chống lại mọi khuynh hướng tách rời nghệ thuật ra khỏi đời sống, ông nhấn mạnh sự tương đồng về đối tượng phản ánh của nghệ thuật và khoa học. Sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này chỉ là ở phương thưc phản ánh thế giới hiện thực, trong đó bằng tư duy hình tượng, nhà thơ mô tả thế giới qua những bức tranh, còn nhà khoa học thì trình bày thế giới qua những khái niệm bằng tư duy lôgic. Nghệ thuật với ông không chỉ là sự tái hiện sáng tạo hiện thực mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa người nghệ sỹ với hiện thực. Do đó, tác phẩm nghệ thuật có thể và cần phải tác động tới sự phát triển của xã hội. “Tước bỏ quyền phục vụ lợi ích xã hội - Ông viết - là không nâng cao mà hạ thấp nghệ thuật”. Trên những cơ sở trên, Bielinxki cổ vũ cho một nền nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa có tính tư tưởng cao và tính nhân dân sâu sắc. Học thuyết về tính nhân dân của nghệ thuật, về mối liên hệ mật thiết giữa nghệ thuật và hiện thực là những cống hiến xuất sắc của nhà phê bình vào di sản mỹ học của nhân loại.                 Tsenưsepxki là đại diện lớn nhất của nền mỹ học duy vật trước chủ nghĩa Marx. Trong luận văn nhan đề Những mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thực tại, ông đã đặt vấn đề về bản chất của cái đẹp. Tranh luận mạnh mẽ với Hegel, ông khẳng định dứt khóat: “Cái đẹp là cuộc sống”. Vì nghệ thuật phản ánh thưc tại, nên cái đẹp trong thực tại, theo ông, cao hơn cái đẹp trong nghệ thuật. Về sau, để làm chính xác thêm tư tưởng này, Tsenưsepxki bổ sung: “Cái đẹp là cuộc sống phù hợp với biểu tượng của chúng ta về cái đẹp”. Ông coi nghệ thuật là đối tượng chủ yếu của mỹ học. Khi bàn về nghệ thuật, ông phát triển tư tưởng của Bielinxki về chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân của nghệ thuật. Ông tuyên bố: “Nghệ thuật là cuốn sách giáo khoa của cuộc sống”. Ông còn yêu cầu nghệ thuật chân chính cần vạch mặt cái ác, sự chuyên quyền bạo lực, đồng thời chỉ cho nhân dân con đường đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Không phải ngẫu nhiên khi Marx đã coi ông là nhà bác học và nhà phê bình vĩ đại của nước Nga.                 Rõ ràng, cái đẹp và nghệ thuật đã được nhiều nhà mỹ học trong suốt trường kỳ lịch sử tập trung nghiên cứu. Đó là những cơ sở cho các quan niệm mỹ học là khoa học về cái đẹp (Baumgarten) và mỹ học là triết học về nghệ thuật (Hegel).  Cả hai quan niệm đều chứng tỏ sự cố gắng nhận chân ra nét đặc thù của  đối tượng mỹ học, song không tránh khỏi sơ sài và phiến diện. Đành rằng, cái đẹp có vị trí đặc biệt trong đời sống thẩm mỹ. Nhưng ngoài cái đẹp, mỹ học còn đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu các phạm trù thẩm mỹ cơ bản khác như cái cao cả, cái bi, cái hài... và nhiều phạm trù thẩm mỹ không cơ bản khác ngoài đời sống và trong nghệ thuật. Đấy là chưa nói tới các phạm trù thể hiện chủ thể thẩm mỹ - một yếu tố không thể thiếu của bất kỳ dạng quan hệ thẩm mỹ nào. Do vậy, có thể khẳng định: quan niệm “Mỹ học là khoa học về cái đẹp” tỏ ra bất cập, còn quan niệm “Mỹ học là triết học về nghệ thuật” thì lại vừa hẹp vừa mơ hồ. Hẹp vì mỹ học không chỉ nghiên cứu nghệ thuật cho dù đây là hình thái biểu hiện tập trung vào cao độ đời sống thẩm mỹ của con người. Mơ hồ vì định nghĩa chưa chỉ ra thật xác định giới hạn nghiên cứu nghệ thuật của mỹ học so với triết học và các ngành nghệ thuật học cụ thể khác. Chương 2  ĐỐI TƯỢNG MỸ HỌC THEO QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI Muôn vàn hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội và con người vốn là đối tượng tìm hiểu của các ngành khoa học khác nhau, trừu tượng cũng như cụ thể, tự nhiên cũng như xã hội và nhân văn. Tuy nhiên không hề có đối tượng chuyên biệt cho ngành khoa học này hay ngành khoa học khác. Ở đây cần lưu ý tới nhận định quan trọng sau của Viện sĩ Paplov. Trong “Các tác phẩm triết học chọn lọc”, nhà bác học nhận xét rất chí lý rằng: “Cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội không hề có đối tượng vật lý, hóa học hay mỹ học thuần túy, nhưng mỗi đối tượng ấy lại có những thuộc tính khiến nó thu hút sự chú ý của nhà vật lý, nhà hóa học hoặc nhà nghệ sĩ. Một người xem xét nó trên phương diện vật lý, người kia trên quan điểm hóa học, còn người thứ ba trên quan điểm thẩm mỹ”. Ý kiến của Paplov có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc. Ta có thể rút ra 3 nhận xét sau qua câu nói của ông: 1. Mỗi hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội đều có nhiều mặt khác nhau (mặt vật lý, mặt hóa học, mặt thẩm mỹ). 2. Mỗi người (nhà vật lý, nhà hóa học, nhà nghệ sỹ) khi tiếp cận tới muôn vật muôn loài, tùy quan điểm, mục đích của mình mà quan tâm tới mặt này hay mặt kia của sự vật và hiện tượng 3. Do mỗi chủ thể có từng đối tượng xác định mà nảy sinh ra những quan hệ không giống nhau (quan hệ vật lý, quan hệ hóa học, quan hệ thẩm mỹ). Các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa Marx - Lenin cũng đưa ra những ý kiến tương tự. K. Marx từng chỉ rõ: một bộ bàn ghế kê ở nhà thì có giá trị sử dụng, đem ra chợ bán thì có giá trị hàng hóa. Bàn về giá trị của cái cốc, V. Lenin cho rằng: có khi nó được dùng không phải để uống mà lại để nhốt bướm hoặc để chặn giấy Trên đời, rõ ràng không hề có những mối quan hệ trừu tượng, chung chung, chỉ tồn tại những mối quan hệ cụ thể, xác định. Đó là quan hệ vật chất hay quan hệ tinh thần, là quan hệ kinh tế hay quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, khoa học, thẩm mỹ Mỹ học nghiên cứu mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với thực tại. Đó chính là đối tượng nghiên cứu đặc thù của mỹ học. Để hiểu vấn đề, cần phải làm sáng tỏ thế nào là mối quan hệ? và thế nào là mối quan hệ thẩm mỹ? Khi Marx cho rằng loài vật không có quan hệ, thì ông muốn khẳng định sự khác biệt giữa hai thuật ngữ liên hệ và quan hệ. Muốn tồn tại, con vật phải liên hệ với môi trường xung quanh, nhưng hoàn toàn không có chủ đích, không có ý thức. Còn con người thì khác, con người không chỉ hoạt động mà còn hành động, nghĩa là tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên theo nhu cầu và ý định của mình. Trong bộ Tư bản, khi phân biệt hoạt động của loài ong với hành động của một kiến trúc sư, Marx đã giả định có thể “con ong với những ngăn để sáp của mình còn khéo hơn một nhà kiến trúc nhiều”, nhưng thật ra hoạt động của loài ong với lao động của nhà kiến trúc sư khác nhau rất nhiều, khác nhau về nguyên tắc. Ấy là bởi, trước khi tạo ra một tòa nhà, người kiến trúc sư đã hình dung ra từ trước trong đầu mình cấu trúc, hình dáng của toà nhà phù hợp với mục đích sử dụng và mục đích thẩm mỹ. Nói khác đi, con ngươi ở đây có mối quan hệ với hoàn cảnh, trong khi loài vật mới chỉ dừng ở mối liên hệ với môi trường mà thôi. Chính nhân tố tích cực, chủ động, đã chuyển những mối liên hệ thành những mối quan hệ. Nói như vậy cũng có nghĩa là không phải trong bất cứ sự tiếp xúc nào của con người cũng đều có tính mục đích, tính tự giác, nghĩa là cũng đều xác lập được mối quan hệ. Vậy nên, giữa nhiều sự vật và hiện tượng mà con người tiếp cận có những sự vật và hiện tượng đối với con người chỉ là khách thể chứ không phải là đối tượng. Chỉ có thể coi là tồn tại mối quan hệ khi chủ thể có đối tượng của mình và đối tượng có chủ thể của mình. Chúng gắn bó và ràng buộc với nhau, tồn tại bởi nhau và cho nhau. Trong mối quan hệ thẩm mỹ cũng vậy, không thể có mối quan hệ thẩm mỹ nếu thiếu một trong hai yếu tố chủ thể thẩm mỹ hay đối tượng thẩm mỹ (đối tượng chứ không phải khách thể như nhiều người quan niệm). Mọi ý định tách rời quan hệ chặt chẽ giữa chủ thể và đối tượng để tìm kiếm tính thẩm mỹ trong sự vật và hiện tượng đều tỏ ra siêu hình. Chẳng hạn, viên kim cương dồi dào phẩm chất thẩm mỹ kia đối với người lái buôn chỉ có giá trị hàng hóa chứ không có giá trị thẩm mỹ. Trong khi đối với một cô gái ưa trang sức thì khác, phẩm chất thẩm mỹ của viên kim cương nổi lên ở vị trí hàng đầu khiến cô gái say mê và hứng thú. Mối quan hệ thẩm mỹ có nhiều nét không giống với các mối quan hệ khác của con người. Nó không hoàn toàn giống với các mối quan hệ kinh tế cũng như mối quan hệ chính trị, đạo đức, khoa học, tôn giáo, pháp quyền Sự khác biệt nằm trong tính hình tượng của mối quan hệ thẩm mỹ. Trong các mối quan hệ khác, mặc dù có những đặc trưng riêng cho từng kiểu loại quan hệ nhưng tất cả vẻ cảm tính, cụ thể đều chìm đi sau những khái quát trừu tượng có tính luận lý. Mối quan hệ thẩm mỹ có một số biểu hiện không giống như thế. Bất cứ một đối tượng nào trong mối quan hệ thẩm mỹ cũng đều mang tính hình tượng. Đó chính là những yếu tố cảm tính, cụ thể của các sự vật, hiện tượng đa dạng, độc đáo trước các giác quan của con người: chủ thể thẩm mỹ đã cảm nhận trực tiếp chúng bằng hình tượng của chính chúng. Tóm lại, mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thực tại - đối tượng nghiên cứu riêng biệt của mỹ học, cần được quan niệm như trên. Tuy nhiên, do mối quan hệ thẩm mỹ được phản ánh trong một hình thái ý thức đặc thù là nghệ thuật và do nghệ thuật là hình thái biểu hiện tập trung và cao độ của mối quan hệ thẩm mỹ, nên mỹ học không thể không nghiên cứu nghệ thuật. Điều cần lưu ý chính là cấp độ quan tâm nghiên cứu nghệ thuật của mỹ học so với triết học và các ngành nghệ thuật học. Không xác định được điều này sẽ khó tránh khỏi sự trùng lập về cấu trúc tri thức mà không ít giáo trình mỹ học đã mắc phải. Để nói một cách ngắn gọn, ta có thể coi toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. “Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và trong một mức độ nào đó chúng đều có giá trị đối với con người như một giống loài nghĩa là đều có giá trị thẩm mỹ, chúng đều là môi trường của các nhu cầu mỹ học, là đối tượng nghiên cứu của mỹ học” (Bôrev)1. Ở đây cần hết sức tránh nhầm lẫn hai khái niệm thẩm mỹ và mỹ học. Cũng như sự khác biệt giữa lịch sử và sử học, văn chương và văn học thẩm mỹ hoàn toàn không phải là mỹ học. Đó là sự khác biệt giữa đối tượng và khoa học nghiên cứu đối tượng. Chúng cần được phân biệt rạch ròi và dứt khoát. Phần II MỐI QUAN HỆ THẨM MỸ Chương I KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ THẨM MỸ I.1. Thế nào là mối quan hệ thẩm mỹ? Chúng ta có thể định nghĩa mối quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ cụ thể về mặt thẩm mỹ của một chủ thể thẩm mỹ nào đó trước một đối tượng thẩm mỹ nhất định. Định nghĩa này biểu hiện những dấu hiệu loại biệt của mối quan hệ thẩm mỹ, trong sự đối chiếu với các mối quan hệ vật chất và tinh thần khác nhau trong xã hội. Trước hết, mối quan hệ thẩm mỹ phải rất cụ thể về không gian và thời gian. Đó phải là mối quan hệ này hay mối quan hệ kia, nghĩa là có xuất xứ rõ ràng, có địa chỉ minh bạch, không thể chung chung mà rất xác định - xác định cả về phía đối tượng lẫn về phía chủ thể trong sự ràng buộc thẩm mỹ giữa chúng. Phép biện chứng chỉ ra rằng sự vật và hiện tượng muôn vẻ ngoài đời sống luôn vận động và biến đổi trong không gian và thời gian. Cũng sự vật và hiện tượng ấy, nhưng lúc này, ở đây không hoàn toàn giống lúc khác, ở nơi khác. “Người ta không thể tắm hai lần ở cùng một dòng sông” (Heraclite). Ấy là bởi dòng sông luôn luôn đổi khác. Đó còn bởi con người cũng luôn luôn đổi khác. Chẳng phải tâm trạng, ý nghĩ, cảm xúc con người luôn vận động, kể cả thay đổi theo sự vận động và thay đổi của đời sống đó ra sao! Những mối quan hệ xã hội khác coi trọng cái tương đối ổn định trong vạn vật và con người. Mối quan hệ thẩm mỹ lại coi trọng cái tuyệt đối vận động và biến chuyển của con người và vạn vật. Điều này lý giải tại sao các giá trị thẩm mỹ bao giờ cũng độc nhất vô nhị. Càng có giá trị thẩm mỹ càng đặc sắc. Nhà thơ Hoài Anh trong một sáng mờ sương Đà Lạt kia đã không kìm được nổi sự rung động tràn ngập lòng mình. Những câu thơ lóng lánh sau chợt đến với anh: Trước mặt bồng bềnh huyền ảo sương giăng Người lâng

File đính kèm:

  • docGiáo trình Mỹ học Đại cương.doc
Giáo án liên quan