Khảo sát chất lượng đầu năm môn lịch sử: 6 thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1(3đ) : Lịch sử là gì, dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử.

Câu 2(3đ): Người tối cổ trên thế giới đã xuất hiện như thế nào(địa điểm, thời gian, và cuộc sống ban đầu của họ)?

Câu 3(4đ): Xã hội cổ đại phương đông bao gồm những tầng lớp nào đặc điểm của mỗi tầng lớp đó.

 

doc7 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng đầu năm môn lịch sử: 6 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HẬU LỘC MÔN LỊCH SỬ: 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT ĐỀ BÀI Câu 1(3đ) : Lịch sử là gì, dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. Câu 2(3đ): Người tối cổ trên thế giới đã xuất hiện như thế nào(địa điểm, thời gian, và cuộc sống ban đầu của họ)? Câu 3(4đ): Xã hội cổ đại phương đông bao gồm những tầng lớp nào đặc điểm của mỗi tầng lớp đó. Phê duyệt của tổ chuyên môn: Người thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt Phê duyệt của ban giám hiệu: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 (3đ) * Khái niệm: - Lịch sử là những gì đã diển ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. - Lịch sử còn là một khoa học. * Để biết và dựng lại lịch sử cần dựa vào: - Tư liệu truyền miệng (qua các câu truyện) - Tư liệu hiện vật(những di tích đồ vật người xưa để lại) - Tư liệu chữ viết (sách vở viết tay hay được in khắc bằng chữ viết) 1,5 1 0.5 1,5 0.5 0.5 0.5 Câu 2 (3đ) Thời gian, địa điểm: Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm: Từ một loài vượn cổ trong quá trình tìm kiếm thức ăn biết dùng 2 chi sau để đi, 2 chi trước cầm nắm và biết sử dụng những hoàn đá cành cây làm công cụ nên đã trở thành người tối cổ. Nơi tìm thấy di cốt chủ yếu ở; Đông phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Âu... * Cuộc sống ban đầu của họ: Người tối cổ sống theo bầy đàn, gồm vài chục người sinh sống dựa vào hái lượm hoa quả và bắt thú, ngủ trong hang động mài đá...Họ còn biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa. Cuộc sống bấp bênh ăn lông ở lỗ. Kéo dài hàng triệu năm. 1.5 1.5 Câu 3 (4đ) * Xã hội phương đông bao gồm các tầng lớp: - Quý tộc, nông dân công xã, và nô lệ. * Đặc điểm của mỗi tầng lớp. - Quý tộc đứng đầu là vua: Là giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành trong xã hội, giàu có sống chủ yếu dựa vào sự bóc lột nông dân và nô lệ. Vua có quyền lực tối cao. - Nông dân công xã : Là thành phần đông đảo nhất, là lực lượng lao động chính của xã hội, nhận ruộng của công xã để cày cấy, phải nộp một phần thu hoạch và đi lao dịch cho quý tộc. - Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ phải phục dịch nhà vua, quý tộc bị coi như súc vật. 1 3 1 1 1 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲI HẬU LỘC MÔN LỊCH SỬ: 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT ĐỀ BÀI Câu 1(4đ): Các dân tộc Phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?... Câu 2(3đ): Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? Câu 3(3đ): Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang. Phê duyệt của tổ chuyên môn: Người thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt Phê duyệt của ban giám hiệu: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 (4đ) - Họ đã có được những tri thức đầu tiên về Thiên văn... - Họ đã sáng tạo ra được Âm lịch và Dương lịch... - Họ đã sáng tạo ra chữ tượng hình... - Thành tựu về toán học: + người Ai cập nghĩ ra phép đếm đến 10, rất giỏi hình học. + Họ đã tìm ra số pi bằng 3,14. + Người Lưỡng Hà giỏi về số học. + Người Ấn Độ tìm ra số 0. - Kiến trúc: Đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà. 0.5 0.5 0.75 1.5 0.75 Câu 2 (3đ) - Khoảng 4000 năm TCN con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ... - Nhờ kim loại ra đời, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt...sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện cỏ cải dư thừa. - Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa và trở nên giàu có...Xã hội bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo. Những người trong thị tộc không thể cùng làm chung ăn chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện. 0.75 0.75 1.5 Câu 3 (3đ) * Về vật chất: - Họ ở nhà sàn, mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng tre, lá, có cầu thang đẻ lên xuống. - Họ ở thành làng chạ - Họ ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau cà, cá, thịt. - Trong bữa ăn biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị. - Mặc: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu... 1 0.5 0.5 0.5 0.5 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲII HẬU LỘC MÔN LỊCH SỬ: 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT ĐỀ BÀI Câu 1(4đ) : Tại sao nói “ trận chiến trên sông Bạch Đằng 938 là một chiến thắng vỉ đại của dân tộc ta? Nhận xét về cách đánh giặc của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng 938. Câu 2(4đ) : Hãy cho biết các chính sách cai trị và bóc lột của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nhân dân ta. Theo em chính sách nào là thâm độc nhất vì sao? Câu 3(2đ) : Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì? Phê duyệt của tổ chuyên môn: Người thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt Phê duyệt của ban giám hiệu: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 (4đ) * Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì... - Chiến thắng Bạch Đằng đã đập tan ý chí xâm lược nước ta của nhà Nam Hán nói riêng của phong kiến phương bắc nói chung. - Kết thúc thời kì hơn 1000 năm nước ta bị phong kiến phương bắc thống trị, mở ra một thời kì độc lập lâu dài, phát triển bền vững của chế độ phong kiến Việt Nam. * Nhận xét cách đánh giặc của Ngô Quyền. - Cách đánh giặc của Ngô Quyền rất độc đáo: Đóng cọc nhọn bịt sắt ở đầu tại nơi hiểm yếu mà giặc không ngờ tới ở lòng sông Bạch Đằng. - Nghệ thuật đánh giặc tài tình: Cho quân mai phục ở hai bờ sông. Khi thủy triều lên cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến để thuyền giặc vượt qua bải cọc ngầm, khi thủy triều xuống bải cọc nhô lên thì dốc toàn bộ lực mở cuộc phản công quyết liệt, phá tan quân giặc, dành thắng lợi. 2 1 1 2 0,5 1,5 Câu 2 (4đ) * Những chính sách cai trị và bóc lột của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nhân dân ta: - Chia nước ta thành các quận, sáp nhập vào các quận của Trung Quốc - Đưa người sang nắm quyền đến tận quận , huyện. - Bắt nhân dân ta phải nộp các thuế nặng nề, lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quí hiếm cống nạp cho chúng. - Đưa người hán sang ở cùng người Việt, bắt người Việt phải học chữ Hán, tiếng nói Hán, theo phong tục tập quán của người Hán. -> Chính sách cai trị tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta cùng quẫn về mọi mặt. *Theo em chính sách thâm độc nhất là: “chính sách đồng hóa” Vì: chúng muốn xóa sổ nước ta, biến dân ta thành dân Hán, biến nước ta thành quận, huyện của trung Quốc. 2.5 0.25 0.25 0.75 0.75 0.5 1.5 0.5 1 Câu 3 (2đ) * Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta: - Lòng yêu nước, vì quê hương, đất nước... - Tinh thần đấu tranh bền bỉ, không sợ gian khó... - Ý thức vương lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc... 0.75 0.75 0.5

File đính kèm:

  • docsu_ks_daloc.doc
Giáo án liên quan