Hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống thừa cân – Béo phì cho học sinh tiểu học

Tổng số lớp: 39

Tổng số học sinh:1566

 Trong đó:

 Học sinh bán trú: 1460 tỷ lệ : 93.2%

 Học sinh học 2 buổi/ngày:1566 tỷ lệ 100%

 Học sinh học 1 buổi/ngày: 00 tỷ lệ: 00

 

ppt39 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống thừa cân – Béo phì cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THAM LUẬN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG THỪA CÂN – BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯƠNG MINH CHÂU QUẬN 10 Ngày 13 tháng 9 năm 2011 GIỚI THIỆU Năm học 2008-2009: thực hiện dự án xây dựng chế dinh dưỡng và vận động hợp lý để phòng chống tình trang thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học. Năm học 2009- 2010 và 2010-2011: tiếp tục tham gia dự án trên. Năm học 2011 - 2012: có 03 trường tiểu học ở Quận 10 tham gia: trường TH Dương Minh Châu, trường TH Võ Trường Toản và trường TH Hồ Thị Kỷ. Đơn vị chỉ đạo thực hiện: Trung Tâm Dinh Dưỡng; Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Quận10 QUI MÔ PHÁT TRIỂN NĂM HỌC 2011 – 2012 Tổng số lớp: 39 Tổng số học sinh:1566 Trong đó: Học sinh bán trú: 1460 tỷ lệ : 93.2% Học sinh học 2 buổi/ngày:1566 tỷ lệ 100% Học sinh học 1 buổi/ngày: 00 tỷ lệ: 00 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG HỌC SINH NH 2010 - 2011 Số học sinh được cân đo:……..tỷ lệ….. Số học sinh thừa cân, béo phì đầu vào:………tỷ lệ…… Số học sinh TC, BP được can thiệp: 100% Số học sinh TC, BP được cải thiện:……..tỷ lệ……… Số học sinh TC, BP chưa giảm:……..tỷ lệ……… TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG HỌC SINH NH 2011 - 2012 Số học sinh được cân đo:……..tỷ lệ….. Số học sinh thừa cân, béo phì đầu vào:………tỷ lệ…… GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN Các giai đoạn của dự án: khảo sát ban đầu, tổ chức can thiệp và lượng giá kết thúc Mục tiêu dự án: xác định được tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh tại trường tiểu học; nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống thừa cân béo phì cho giáo viên, học sinh và PHHS; hạn chế tăng độ và tỉ lệ mới mắc thừa cân béo phì tại nơi can thiệp. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HỌC SINH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HỌC SINH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HỌC SINH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HỌC SINH CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP VÀ KẾT QUẢ Tuyên truyền kiến thức phòng chống thừa cân béo phì cho giáo viên, học sinh và PHHS Đối tượng giáo viên: Báo cáo trong buổi họp hội đồng sư phạm trường. Số lượng người tham dự: 200 người. Đối tượng PHHS: Báo cáo trong buổi họp PHHS thường quy của trường. Số lượng PHHS tham dự: 95 người. BIỆN PHÁP CAN THIỆP Đối tượng học sinh: Trò chơi vận động (gameshow) qua 4 vòng thi: Chọn lựa thực phẩm; Trắc nghiệm kiến thức; Thể dục đồng diễn; Thuyết trình. BIỆN PHÁP CAN THIỆP Thực hiện trong các năm học 2008 - 2009; 2009 - 2010; 2010 - 2011 và tiếp tục 2011-2012 Các hoạt động sau: - Xét nghiệm máu cho 140 học sinh béo phì, thừa cân ở ngưỡng có nguy cơ béo phì; - Tiếp tục tuyên truyền, tư vấn cho CMHS; - Điều chỉnh thực đơn tại trường cho đối tượng học sinh thừa cân, béo phì của trường; - Tổ chức các hoạt động tăng cường vận động cho HS tại trường; - Lao động (tham gia trồng các loại rau,…) BIỆN PHÁP CAN THIỆP – KẾT QUẢ THỰC HIỆN Giám sát tình trạng dinh dưỡng Khám, tư vấn và cung cấp tài liệu Xây dựng các tài liệu truyền thông Trang bị trang thiết bị BIỆN PHÁP CAN THIỆP– KẾT QUẢ THỰC HIỆN Đánh giá chế độ ăn cua học sinh bán trú tại trường Nguồn thức ăn, thức uống tại căn tin Vẽ một số hình vẽ trò chơi trên sân trường BIỆN PHÁP CAN THIỆP – KẾT QUẢ THỰC HIỆN Giám sát tình trạng dinh dưỡng của HS thuộc diện béo phì hàng tháng. Các chỉ số theo dõi: cân nặng, chiều cao, tỉ lệ mỡ bằng cân điện tử đo mỡ Tanita. Duy trì hoạt động giám sát dinh dưỡng này cho HS toàn trường. Khám, tư vấn và cung cấp tài liệu cho PHHS của học sinh béo phì Thời gian: vào 2 buổi chiều mỗi tháng. Tỉ lệ PHHS tham gia: từ 15 - 20% Tỉ lệ HS tham gia: từ 20 - 30% BIỆN PHÁP CAN THIỆP – KẾT QUẢ THỰC HIỆN Xây dựng các tài liệu truyền thông: - Sổ tay dinh dưỡng cho học sinh; - Poster cho GV, PHHS; - Tài liệu hướng dẫn thực hành phòng chống béo phì cho trường tiểu học; - Đĩa DVD hướng dẫn 12 động tác thể dục cơ bản. BIỆN PHÁP CAN THIỆP – KẾT QUẢ THỰC HIỆN Trang bị trang thiết bị giám sát và tăng cường vận động Cân đo tỉ lệ mỡ điện tử TANITA, một số trang thiết bị thể dục thể thao cho trường, những hướng dẫn và dữ liệu đánh giá tình trạng dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao) cho học sinh lứa tuổi tiểu học, bản tin tuyên truyền về dinh dưỡng Đánh giá chế độ ăn của học sinh bán trú tại trường thông qua khảo sát thực đơn của học sinh bán trú tại trường; nguồn cung cấp thức ăn, thức uống của căn tin. Sau đó kết quả được so với nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y Tế về dinh dưỡng cho lứa tuổi tiểu học để có các tư vấn kịp thời về chế độ ăn cho bếp ăn của trường. BIỆN PHÁP CAN THIỆP – KẾT QUẢ THỰC HIỆN Vẽ một số hình vẽ trò chơi trên sân trường nhằm khuyến khích học sinh chơi vận động trong giờ ra chơi và sau giờ tan học. BIỆN PHÁP CAN THIỆP – KẾT QUẢ THỰC HIỆN Trò chơi stop trên sân trường DMC Trò chơi ô ăn quan trên sân trường DMC Trò chơi cò cò trên sân trường DMC MỘT SỐ NHẬN XÉT BAN ĐẦU MẶT ĐƯỢC Giáo viên, học sinh, phụ huynh có cơ hội củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, các tác hại cũng như phương pháp phòng chống thừa cân béo phì. Bằng những hình thức truyền thông phù hợp đã giúp cho các bậc cha mẹ học sinh quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường vận động phù hợp cho học sinh khi ở nhà. MẶT ĐƯỢC Trung tâm Dinh dưỡng đã tư vấn cho trường việc tính chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần hằng ngày cho học sinh tại trường. Bước đầu có sự phối kết hợp hoạt động khá nhịp nhàng giữa căn-tin và hoạt động của bếp ăn tập thể tại trường Tư vấn cho cha mẹ học sinh có con em béo phì tạo nên sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa trường và gia đình trong việc thực hiện giảm cân cho học sinh béo phì, hạn chế tăng cân của học sinh thừa cân. Trong 03 năm học thực hiện dự án đã kiềm chế được trẻ thuộc diện béo phì, học sinh béo phì chiếm tỉ lệ từ 8 -> 8,5% (khoảng 129/1566 học sinh) MẶT ĐƯỢC MẶT ĐƯỢC Với những mô hình tăng cường vận động hợp lý được TTDD cung cấp tư liệu giúp trường thực hiện các mảng sân chơi giúp học sinh tăng cường hoạt động trong các giờ giải lao, giờ chơi: chơi lò cò, cầu lông, chơi các loại cờ như cờ tướng, cờ vua, ô quan,… MẶT ĐƯỢC Với việc thực hiện thành công hội thi để truyền thông về phòng chống béo phì của TTDD, đã giúp học sinh của trường năng vận động, hơn 90% học sinh đã thích vận động, thích chơi các trò chơi vào giờ chơi nhiều hơn so với lúc trước. . Sau thời gian nghỉ Tết; nghỉ hè vào chỉ số cân của học sinh thường không ổn định. Còn không ít phụ huynh vẫn chưa quan tâm đến các tác hại của béo phì. Trường không thể có một khẩu phần ăn riêng cho học sinh béo phì của trường. TỒN TẠI TỒN TẠI Vẫn còn không ít phụ huynh còn ngại ngần trong việc cho con em mình tham gia vào lấy máu xét nghiệm để tầm soát được các bệnh lý học sinh có thể gặp phải khi bị béo phì. Nhân viên y tế của trường chưa giám sát được về dinh dưỡng của học sinh tại trường. LỜI KẾT Lợi ích của........... Mang lại cho học sinh sống vui, sống khỏe và phát triển thể lực cũng như trí tuệ Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý đại biểu dồi dào sức khỏe Trân trọng kính chào!

File đính kèm:

  • pptTham luanTCBP_DMC.ppt
Giáo án liên quan