Giáo án Tin học khối 12

Chương i

 Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu

 Đ1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I . MUC TIÊU:

a. Kiến thức:

-Học sinh nắm được khái niệm cơ sở dữ liệu

-Biết được bài toán quản lý

-Các công việc thường gặp trong bài toán quản lý

-Biết được sự cần thiết phải có các cơ sở dữ liệu, các yêu cầu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Biết một số ứng dụng cơ bản các CSDL trong công tác quản lý.

 

doc136 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học khối 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 (Từ 25/08 đến 30/08/2008) Ngày soạn: 22/08/2008 Tiết CT : 01- 02 Chương i Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu Đ1 một số khái niệm cơ bản I . muc tiêu: Kiến thức: -Học sinh nắm được khái niệm cơ sở dữ liệu -Biết được bài toán quản lý -Các công việc thường gặp trong bài toán quản lý -Biết được sự cần thiết phải có các cơ sở dữ liệu, các yêu cầu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Biết một số ứng dụng cơ bản các CSDL trong công tác quản lý. Giáo dục tư tưởng: - Có tư tưởng và thái độ đúng đắn khi học môn tin học, có ý thức học tập môn này. II. đồ dùng dạy học: Chuẩn bị của giáo viên: - Máy chiếu và các đoạn phim có sử dụng CNTT Chuẩn bị của học sinh - SGK iii. Hoạt động dạy - học: * Đặt vấn đề: Những ứng dụng của tin học trong đời sống hiện nay là rất to lớn, trong đó có công tác quản lý. Để quản lý một đối tợng nào đó, người quản lý có thể dựa trên sổ sách, hồ sơ, song công việc đó sẽ hiệu quả và khoa học hơn rất nhiều nếu người quản lý biết vận dụng máy tính để quản lý. Khi đó các thông tin về đối tượng quản lý được lưu trữ trong máy tạo thành các cơ sở dữ liệu. Nội dung Hoạt động của thầy và trò 1, Bài toán quản lý Ngày nay tin học hóa công tác quản lý chiếm hơn 80% ứng dụng Tin học. Công việc quản lý phị thuộc vào mỗi lĩnh vực khác nhau nhưng cùng chung các công đoạn như: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác, lập kế hoạch và ra quyết định. Khai thác gồm tra cứu, lọc, sắp xếp, tổng hợp, lập báo cáo. a/ Ví dụ 1: Bài toán quản lý học sinh: Để quản lý nhà trường phải lập hồ sơ học sinh. Mỗi học sinhbao gồm các thông tin như: họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, lớp, đoàn viên, điểm tb, xếp loại hl, hạnh kiểm ..... Hồ sơ có thể thay đổi, sửa chữa, tìm kiếm. Việc lập hồ sơ không chỉ để lưu trữ mà còn để khai thác, sử dụng phục vụ nhu cầu quản lý của nhà trường. Các công việc khai thác như: lọc những học sinh giỏi, khá, yếu, những học sinh là đoàn viên.... sắp xếp danh sách học sinh theo điều kiện nào đó. Thống kê số học sinh lên lớp, thi lại, ở lại ... * Công việc quản lý là rất phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: 2/ Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức: Tạo lập hồ sơ Cần tạo lập hồ sơ để quản lý trên máy tính, việc tạo lập hồ sơ ban đầu là tạo lập về mặt cấu trúc. Cập nhật hồ sơ Các công việc về cập nhật hồ sơ như: Thêm mới, sửa, xoá .. Khai thác thông tin Tìm kiếm Sắp xếp Thống kê Lập báo cáo 3/ Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu: a/ Khái niệm cơ sở dữ liệu (CSDL) Một CSDL (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. b/ Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập lưu trữ và tìm kiếm thông tin của CSDL gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (hệ QTCSDL – Database management System) Người ta thường dùng thuật ngữ: hệ CSDL để chỉ một CSDL, hệ QTCSDL và khai thác CSDL đó. c/ Sự cần thiết phải có các CSDL Việc tìm kiếm và khai thác TT (thông tin) trên máy tính không thể thực hiện được nếu không có các CSDL Để tạo lập và khai thác một CSDL cần phải có: CSDL, hệ QTCSDL, các thiết bị vật lý (máy tính và các thiết bị khác) với quy định dữ liệu Gv: hãy nhắc lại các ứng dụng của Tin học đã học ở lớp 10? Hs tl: ..... Gv: theo em công tác quản lý cần làm những việc gì để thực hiện quản lý được trên máy tính? Hs tl: Để quản lý học sinh cần quản lý những thông tin gì? Hs tl: ... Các thông tin đó được tổ chức như thế nào? Hs: có thể tổ chức dưới dạng bảng. Gv: sau khi có hồ sơ rồi, nhà trường có thể thực hiện những công việc nào trên hồ sơ đó? Hs tl: .... Gv: em hãy kể một số tổ chức có thể làm công tác quản lý và đối tượng quản lý của các tổ chức đó? Hs tl: xí nghiệp quản lý tài chính, vật tư, nhân sự. Khách sạn quản lý phòng thuê, khách thuê, tài chính, cơ sở vật chất thiết bị. Bệnh viện quản lý bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, nhân sự... Gv: vậy công tác quản lý cần thực hiện những công tác cơ bản nào? Hs tl: ...... Gv: cập nhật hồ sơ là làm những công việc nào? Hs tl: ...... Gv: giới thiệu cho học sinh khái niệm cơ sở dữ liệu Gv: giới thiệu cho học sinh khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu Gv: hãy kể một hệ QTCSDL mà em biết? Hs tl: ....... Gv: từ các khái niệm trên em hãy cho biết có cần thiết phải có các CSDL không? vì sao? Học sinh trả lời. ..... Gv: giải thích cho học sinh về các yếu tố tạo thành một hệ CSDL Gv: hãy lấy ví dụ về tính toàn vẹn dữ liệu? Hs tl: Ngày tháng năm 2008 Duyệt TT Tô Thị Thanh Hường Tuần 2 (Từ 01/09 đến 06/09/2008) Ngày soạn: 29/08/2008 Tiết CT : 03 Đ1 một số khái niệm cơ bản (t) I . muc tiêu: Kiến thức: -Học sinh nắm được khái niệm cơ sở dữ liệu -Biết được bài toán quản lý -Các công việc thường gặp trong bài toán quản lý -Biết được sự cần thiết phải có các cơ sở dữ liệu, các yêu cầu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Biết một số ứng dụng cơ bản các CSDL trong công tác quản lý. Giáo dục tư tưởng: - Có tư tưởng và thái độ đúng đắn khi học môn tin học, có ý thức học tập môn này. II. đồ dùng dạy học: Chuẩn bị của giáo viên: - Máy chiếu và các đoạn phim có sử dụng CNTT Chuẩn bị của học sinh - SGK iii. Hoạt động dạy - học: Nội dung Hoạt động của thầy và trò 3. c/ Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL Tính nhất quán: sau những thao tác cập nhật dữ liệu nếu có sự cố gì thì dữ liệu cũng phải đảm bảo tính đúng đắn, nghĩa là không có sự sai lệch về dữ liệu, đó chính là tính nhất quán của dữ liệu dữ liệu Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL phải cần được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn những truy xuất không được phép. Tính độc lập: vì một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng. Tính không dư thừa: CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán từ những dữ liệu đã có. 4/ Một số ví dụ cơ sở giáo dục cần quản lý tt người học, môn học, kết quả .... cơ sở sản xuất cần quản lý dây chuyền, thiết bị .. tổ chức tài chính cần quản lý khoản vay, tiền lãi, khách hàng . Hãng hàng không cần quản lý các chuyến bay, số vé, lịch bay .. Tổ chức viễn thông cần quản lý các cuộc gọi thời gian, hóa đơn, cước phí .... Gv: giải thích tính nhất quán cho học sinh hiểu. Gv: hãy lấy ví dụ về sự sai lệch dữ liệu mà không đảm bảo tính nhất quán? Hs tl: ..... Gv: vì sao CSDL lại phải có yêu cầu này? Hs tl: ..... Gv: em hiểu thế nào là tính độc lập? Hs tl ..... Gv: hãy lấy ví dụ về dư thừa dữ liệu, từ đó cho kết luận? Hs tl: ..... Gv: Hãy nêu các ví dụ về công việc quản lý của một số tổ chức mà em biết? Hs nêu ví dụ: ..... Gv: với mỗi tổ chức như vậy cần quản lý những thông tin gì? Hs tl: .... iV. Củng cố: Cần nắm chắc các khái niệm về CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL Các yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu, lấy được ví dụ để minh hoạ cho một yêu cầu đó. Lấy được ví dụ về một số CSDL của một số tổ chức quen thuộc Tiết CT : 04 Đ1 bài tập I . muc tiêu: -Học sinh củng cố lại khái niệm cơ sở dữ liệu, hệ QTCSDL -Biết được bài toán quản lý -Các công việc thường gặp trong bài toán quản lý -Biết được các yêu cầu của hệ QTCSDL - Biết một số ứng dụng cơ bản các CSDL trong công tác quản lý. II. đồ dùng dạy học: Chuẩn bị của giáo viên: - Máy chiếu và các đoạn phim có sử dụng CNTT Chuẩn bị của học sinh - SGK, bài tập đã làm ở nhà iii. Hoạt động dạy - học: Nội dung Hoạt động của thầy và trò 3. c/ Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL Tính nhất quán: sau những thao tác cập nhật dữ liệu nếu có sự cố gì thì dữ liệu cũng phải đảm bảo tính đúng đắn, nghĩa là không có sự sai lệch về dữ liệu, đó chính là tính nhất quán của dữ liệu dữ liệu Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL phải cần được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn những truy xuất không được phép. Tính độc lập: vì một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng. Tính không dư thừa: CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán từ những dữ liệu đã có. 4/ Một số ví dụ cơ sở giáo dục cần quản lý tt người học, môn học, kết quả .... cơ sở sản xuất cần quản lý dây chuyền, thiết bị .. tổ chức tài chính cần quản lý khoản vay, tiền lãi, khách hàng . Hãng hàng không cần quản lý các chuyến bay, số vé, lịch bay .. Tổ chức viễn thông cần quản lý các cuộc gọi thời gian, hóa đơn, cước phí .... Gv: giải thích tính nhất quán cho học sinh hiểu. Gv: hãy lấy ví dụ về sự sai lệch dữ liệu mà không đảm bảo tính nhất quán? Hs tl: ..... Gv: vì sao CSDL lại phải có yêu cầu này? Hs tl: ..... Gv: em hiểu thế nào là tính độc lập? Hs tl ..... Gv: hãy lấy ví dụ về dư thừa dữ liệu, từ đó cho kết luận? Hs tl: ..... Gv: Hãy nêu các ví dụ về công việc quản lý của một số tổ chức mà em biết? Hs nêu ví dụ: ..... Gv: với mỗi tổ chức như vậy cần quản lý những thông tin gì? Hs tl: .... iV. Củng cố: Cần nắm chắc các khái niệm về CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL Các yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu, lấy được ví dụ để minh hoạ cho một yêu cầu đó. Lấy được ví dụ về một số CSDL của một số tổ chức quen thuộc ---------------------------------- Ngày tháng năm 2008 Duyệt TT Tô Thị Thanh Hường Tuần 3 (Từ 08/09 đến 13/09/08) Ngày soạn: 06/9/2008 Tiết CT : 05 Bài tập và thực hành1 I. Mục tiêu - biết mốt số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL II. Phương tiện dạy học Giáo viên chuẩn bị bài thực h trong sách giáo khoa và một số bài ngoài III. Nội dung bài mới 1. kiểm tra bài củ Câu hỏi: em h nêu đặc điểm của tính an toàn và bảo mật thông tin, tính không dư thừa dữ liệu. H cho ví dụ về mỗi yêu cầu trên? 2. Nội dung bài giảng Nội dung Hoạt động của học sinh và giáo viên Bài 1: Tìm hiểu một số nội quy của thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn/ trả sách, sổ quản lý sách, của thư viện trường THPT Bài 2: kể tên các hoạt chính của thư viện. ví dụ: - mua và nhập sách, thanh lý sách cho mượn sách .. GV: Nội quy thư viện có những nội quy nào? GV: gợi ý khi học sinh đến mượn sách phảI có gì? có phảI ai cũng có thể mượn tự do số lượng sách không, thư viện quy định thời gian mượn sách không? và việc quy định thời gian mượn sách nhằm mục đích gì? HS: trả lời theo gợi ý của giáo viên. GV: gợi ý cho học sinh thư viện sẽ có những hoạt động chính nào? quản lý sách và người mượn sách thì sẽ có những công việc chi tiết nào? như vậy quản lý sách: mua sách, nhập sách, xuất sách vào kho, khi sách củ thì thanh lý đI, thống kê loại sách, số lượng sách. Quản lý mượn/ trả sách: khi mượn sách thì người thư viện sẽ tiến h kiểm tra gì? Khi trả sách thì làm gì? IV. Cũng cố bài chuẩn bị xây dựng CSDL của một cơ quan nào đó, chẳng h như quản lý phòng của khách sạn chuẩn bị bài mới Tiết CT: 06-07 Đ2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu I Mục tiêu: Kiến thức: Nắm được khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu Biết được hệ QTCSDL có 3 chức năng cơ bản Trình bày được hoạt động của một hệ QTCSDL Hiểu được vai trò của con người khi làm việc với các hệ CSDL. Kĩ năng: - Biết được các thao tác khi làm việc với hệ QTCSDL. II. đồ dùng dạy học: Chuẩn bị của giáo viên: - Máy chiếu và các dạng dữ liệu 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK III. Kiểm tra bài củ: Nêu khái niệm CSDL? Nêu các yêu cầu cơ bản của một hệ CSDL? IV. Hoạt động dạy - học: Nội dung Hoạt động của GV và HS 1. Các chức năng của hệ QTCSDL a) Cung cấp cách tạo lập CSDL: Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện TT, khai báo các ràng buộc trên DL được lưu trữ. b) Cung cấp cácchs cập nhật DL, tìm kiếm và kết xuất TT. Thông qua NN thao tác DL người dùng có thể thực hiện các thao tác như: cập nhật: Thêm, sửa, xoá DL tìm kiếm và kết xuất DL * Chú ý: Trong thực tế các NN định nghĩa và thao tác DL không phải là hai NN tách biệt mà là hai thành phần của ngôn ngữ CSDL. c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL. Hệ QTCSDL thực hiệ chức năng này nhằm đảm bảo: Phát hiện và ngăn chặn việc truy cập không được phép Duy trì tính nhất quán của DL Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời Khôi phục CDSL khi có sự cố Quản lý các mô tả dữ liệu. 2. Hoạt động của một hệ QTCSDL Mỗi hệ QTCSDL là một phần mềm phức hợp, mỗi thành phần có chức năng cụ thể, trong đó có hai thành phần cơ bản là bộ xử lý truy vấn và bộ quản lý dữ liệu. Một số chức năng của hệ QTCSDL được hỗ trợ bởi hệ điều hành. * Hoạt động sơ bộ của hệ QTCSDL được diễn tả theo sơ đồ sau: Trình ứng dụng Truy vấn Hệ QTCSDL Bộ xử lý truy vấn Bộ quản lý dữ liệu Bộ quản lý tệp (hệ điều hành) CSDL Sự tương tác của hệ QTCSDL 3. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ CSDL a) Người quản trị CSDL là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành CSDL, chịu trách nhiệm điều hành, quản lý tài nguyên, phân phối TT, duy trì hoạt động của hệ thống. b) Người lập trình ứng dụng: khi CSDL được cài đặt cần có chương trình ứng dụng và đây là trách nhiệm của người lập trình ứng dụng. c) Người dùng chính là các khách hàng có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL. Họ làm việc với hệ thống thông qua giao diện của chương trình ứng dụng. Gv: Theo khái niệm CSDL và hệ QTCSDL mà chúng ta đã được học, em hãy cho biết hệ QTCSDL có những chức năng nào? Hs tl: ..... Gv: Những công việc nào thì người ta gọi là cập nhật dữ liệu? Hs tl: ..... Gv: giải thích cho hs hiểu được về ngôn ngữ thao tác dữ liệu và ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Gv: Hệ QTCSDL thực hiện chức năng này nhằm đảm bảo các yêu cầu nào? Hs tl: ....... Gợi ý hướng dẫn như ở bên. Gv: hướng dẫn, thuyết trình để học sinh hiểu sơ bộ về hệ QTCSDL thông qua sơ đồ tương tác giữa các thành phần của hệ QTCSDL. Gv: dựa vào sơ đồ về sự tương tác ở bên em hãy nêu hoạt động của hệ cơ sở dữ liệu theo sơ đồ đó? Hs tl: Hướng dẫn: khi có yêu cầu của người sử dụng, hệ QTCSDL sẽ gửi yêu cầu đó đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ đièu hành tìm dữ liệu cần thiết ở một số tệp, dữ liệu tìm thấy được gửi về cho hệ QTCSDL xử lý rồi gửi kết quả cho người dùng. Gv: theo em người quản trị cơ sở dữ liệu có những quyền hạn nào khi làm việc với các hệ CSDL? Hs tl: .... Gv: theo em người lập trình ứng dụng có vai trò như thế nào trong hệ CSDL? Hs tl: .... Gv: Những người nào là người dùng khi làm việc với hệ CSDL? Hs tl: .... V. Củng cố - Cần nắm được các chức năng của hệ QTCSDL - Một hệ QTCSDL có tương tác như thế nào với các thành phần khác. - Vai trò của con người khi làm việc với hệ QTCSDL. ----------------------------------- Ngày tháng năm 2008 Duyệt TT Tô Thị Thanh Hường Tuần 4 (Từ 15/9 đến 20/9/2008) Ngày soạn: 12/9/2008 Tiết CT : 08 Bài tập I. Mục tiêu -Hs nắm khái niệm, hoạt động HQTCSDL -nắm các bước xây dựng một CSDL, để tiến h xây dựng một CSDL cụ thể II. Phương tiện dạy học - giáo án, bài tập trong sách giáo khoa và bài tập sách tham khảo III. Nội dung bài mới 1. kiểm tra bài củ Câu hỏi: em hãy nêu một các bước để xây dựng một CSDL? 2. tiến trình bài giảng Nội dung Hoạt động của GV và HS Câu 1: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ CSDL cho phép ta làm những gì? Câu 2: Hãy nêu các loại thao tác dữ liệu, nêu một số ví dụ minh hoạ Câu 3: Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ minh hoạ Câu 4: trong các chức năng của hệ QTCSDL , theo em chức năng nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 6: hãy trình bày sơ lược về hoạt động của một hệ QTCSDL GV: gợi ý học sinh bám vào việc phân tích chức năng cung cấp môi trường tạo lập CSDL HS: trả lời câu hỏi GV: gợi ý học sinh nghiên cứu việc phân tích chức năng cung cấp môi trường cập nhật khai thác dữ liệu Hs: trả lời câu hỏi GV: gợi ý cho học sinh suy nghĩ tới trường hợp tương phản ví dụ: một CSDL quảnlý tài khoản của khách hàng mà cho phép khách hàng truy cập vào tự do và sữa thông tin trong tài khoản thì sẽ như thế nào? GV: hoạt động của hệ QTCSDl là hoạt động theo chiều nào?bắt đầu từ cái gì? HS: trả lời câu hỏi IV. cũng cố bài giảng - chuẩn bị bài thực hành Ngày tháng năm 2008 Ký duyệt TT Tô Thị Thanh Hường Tuần 5 (Từ 22/9 đến 27/9/2008) Ngày soạn: 19/9/2008 Tiết CT : 09 Bài tập và thực hành 1 Tìm hiểu hệ CSDL I mục tiờu Kiến thức: giúp học sinh củng cố lại các kiến thức lý thuyết đã học, vận dụng để giải các bài tập trong sách giáo khoa. Kĩ năng: Biết sử dụng các thao tác làm việc với CSDL Giáo dục tư tưởng: Giúp cho học sinh có tính sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu Hứng thú học tập hơn. II. Kiểm tra bài củ: Nêu khái niệm hệ QTCSDL? Hệ QTCSDL có những chức năng cơ bản nào? Iii. Nội dung bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS Bài tập 3. giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn trả sách của thư viện? Theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu của quản lý của người thủ thư? Quản lý về người mượn (mã số (số thẻ TV), họ tên, ngày tháng năm sinh, học sinh lớp, ngày mượn, ngày trả, số lượng...) Quản lý về sách: (Mã số sách, tên sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, .....) Công việc cần làm: Tổ chức lưu trữ hồ sơ trên máy thông qua chương trình quản lý Thư viện Cập nhật hồ sơ. Sắp xếp, lọc, thống kê hồ sơ theo từng điều kiện cụ thể Bài 4. Nêu ví dụ yêu cầu về tính toàn vẹn dữ liệu: ví dụ tạo dữ liệu ngày sinh phải khoá không thể cho người sử dụng nhập ngày sinh là ngày 30/02 vì thực tế không bao giờ có ngày này. Gv gợi ý, yêu cầu học sinh trả lời? Cần trả lời các câu hỏi sau: cần quản lý người mượn không? quản lý những thông tin gì? quản lý sách thì cần phải quản lý những thông tin gì? các công việc cần làm của người thủ thư là gì? Quản lý về người mượn (mã số (số thẻ TV), họ tên, ngày tháng năm sinh, học sinh lớp, ngày mượn, ngày trả, số lượng...) Quản lý về sách: (Mã số sách, tên sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, .....) * Công việc cần làm? Gv: Gọi hs trả lời: Gợi ý: để đảm bảo tính toàn vẹn nghĩa là dữ liệu không sai lệch với những yêu ccầu thực tế. V. Củng cố: Nhận xét hiệu quả của tiết làm bài tập. Rút kinh nghiệm. Tiết CT : 10 Chương II hệ quản trị cơ sở dữ liệu microsoft access Đ1 giới thiệu microsoft access I Mục tiêu: Kiến thức: Nắm được sơ bộ về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access Học sinh hiểu được các đối tượng chính trong Access Nắm được các chế độ làm việc trong Access, các cách tạo đối tượng. Nắm được khái niệm Thuật sỹ. Học sinh nắm được các bước khởi động Access, kết thúc phiên làm việc với Access. Biết được các thao tác cơ bản để tạo được cơ sở dữ liệu mới, cách mở một file CSDL đã có. Kĩ năng: Thao tác khởi động và kết thúc phiên làm việc với Access. Thực hiện được các thao tác cơ bản để tạo được cơ sở dữ liệu mới, cách mở một file CSDL đã có. Giáo dục tư tưởng: Giúp cho học sinh có tính sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu Hứng thú học tập hơn. II. phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp III. Nội dung bài mới: 1. kiểm tra bài củ - Nêu các chức năng chung của Hệ QTCSDL? 2. nội dung bài giảng * Đặt vấn đề: ở chương I chúng ta đã tìm hiểu cơ sở lý thuyết, các khái niệm chung, các chức năm chung và các yêu cầu chung của hệ QTCSDL, ở trong chương này chúng ta đi tìm hiểu một hệ QTCSDL cụ thể để tìm hiểu xem nó có những chức năng, những yêu cầu và thực hiện các chức năng đó như thế nào, đó là hệ QTCSDL Microsoft Access. Nội dung Hoạt động của GV và HS 1. Phần mềm Microsoft Access - Là hệ quản trị CSDL nằm trong bộ phần mềm Microsoft office - trong cuốn sách, sử dụng phiên bản MS Access 2002 chạy trên nền windows XP 2. Khả năng của Access a) Access có những khả năng nào? - cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu 3. Các đối tượng trong Access Hệ QTCSDL Access là hệ QTCSDL của hãng phần mềm MicroSoft của Mỹ viết cho máy tính cá nhân và máy tính chạy trong mạng cục bộ. Trong Access bao gồm các đối tượng liên quan đến việc tổ chức lưu trữ dữ liệu và phục vụ công tác khai thác dữ liệu. Có các đối tượng chính sau: Bảng (Table) là đối tượng chính cơ sở được dùng để lưu trữ dữ liệu. Mỗi bảng chứa thông tin của một chủ thể xác định và bao gồm các bản ghi là các hàng mỗi hàng chứa một thông tin về Gv: Giới thiệu cho học sinh biết về hệ QTCSDL MicroSoft Access đây là một thành phần trong bộ MicroSoft Office, là chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác văn thư, văn phòng và quản lý. Gv: Giới thiệu cho học các đối tượng chính trong Access. Theo khái niệm bảng đã học ở lớp dưới em hãy cho biết bảng dùng làm gì? Giới thiệu cho học sinh các đối tượng kết hợp với các ví dụ. Gv: Giới thiệu các đối tượng trong Access Hs: Nắm kiến thức và áp dụng vào thực hành một cá thể. Mẫu hỏi (Query) là đối tượng cho phép kết xuất thông tin từ một hoặc nhiều bảng Biểu mẫu (Form) là đối tượng giúp cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện Báo cáo (Report) là đối tượng được thiết kế để định dạng tính toán tổng hợp các dữ liệu và in Ví dụ: SGK 4. Một số thao tác cơ bản a) Khởi động Vào start, chọn program, chọn MS Access b) Tạo CSDL mới vào File , chọn New, chọn blank database, trong hộp thoại file new database gõ tên file csdl vào ô file name bấm enter. c) Mở csdl: vào File chọn Open, chọn file csdl cần mở, rồi bấm enter d) Kết thúc phiên làm việc với Access vào File chọn exit hoặc chọn nút close Gv: có thể làm thao tác trên máy để học sinh biết các thao tác và dể nắm bắt hơn Đ2 cấu trúc bảng I Mục tiêu a. Kiến thức: - HS cần nắm các khái niệm trong bảng - Hiểu được các kiểu dữ liệu - Nắm vững các bước tạo bảng - Hiểu được khái niệm và tác dụng của khoá chính trong MS Access và các bước chỉ định khoá chính. -Biết được cách lưu cấu trúc bảng cũng như sửa cấu trúc của bảng trong Access. Kĩ năng: Nắm được các thao tác tạo bảng và tạo được bảng trong Access. Rèn luyện các thao tác chọn các đối tượng, lưu cấu trúc đối tượng và thay đổi cấu trúc các đối tượng. Giáo dục tư tưởng: Giúp cho học sinh có tính sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu Giúp cho các em có phương pháp học tập hơn, hứng thú học tập hơn. II. phương pháp - Thuyết trình, vấn đáp IV. Nội dung bài mới: 1. Kiểm tra bài củ: Cho biết các đối tượng chính trong Access? Muốn tạo đối tượng trong Access cần tạo cái gì trước? 2. Tiến trình bài giảng * Đặt vấn đề: hôm trước chúng ta đã tìm hiểu chung về các đối tượng trong Access, hôm nay chúng ta đi tìm hiểu một đối tượng cụ thể đó là Bảng ( Table) Nội dung Hoạt động của GV và HS 1. Các khái niệm chính * Bảng: là đối tượng chính trong access, gồm các hàng và các cộtd dùng để lưu trữ dữ liệu về một chủ thể nào đó. * Trường (field): là các cột trong bảng, mỗi cột là một trường – lưu trữ một thuộc tính của đối tượng cần quản lý. * Bản ghi (record): là các hàng trong bảng, mỗi hàng là một record – lưu trữ các thông tin của một cá thể trong chủ thể quản lý. * Mỗi trường được đặc trưng bởi: tên trường (Field name), kiểu DL (data type), các tính chất của trường (Field properties) * kiểu dữ liệu: là kiểu giá trị của dữ liệu lưu trong một trường. * Một số kiểu dl chính trong Access Kiểu dl Mô tả Text Dl kiểu văn bản Number Dl kiểu số Date/time Kiểu ngày giờ Currency Kiểu tiền tệ Autonumber Kiểu số tự động Yes/No Kiểu logic 2. Tạo và sửa cấu trúc bảng a. Tạo cấu trúc bảng: b1: mở csdl và nháy nhãn Table b2: chọn Create table in design view b3: chọn design view b4: gõ tên trường trong cột field name, chọn kiểu dl trong cột data type, gõ mô tả trong cột description (không bắt buộc), chọn tính chất của trường trong cửa sổ field properties. b5: chỉ định khoá chính: chọn trường làm khoá vào edit chọn primary key b6: lưu cấu trúc bảng: Vào File chọn save Gõ tên bảng vào ô Table name trong hộp thoại save as Nháy OK hoặc nhấn Enter. * Nháy close để đóng cửa sổ. * Khái niệm khoá: là một hoặc một số thuộc tính vừa đủ để xác định một cá thể trong chủ thể quản lý mà không thể bớt đi một thuộc tính nào * Khi một trường đã được chọn làm khóa thì lúc nhập dữ liệu không được nhập trùng nội dung dữ liệu và không được bỏ trống * Nếu người sử dụng không chỉ định khoá trong lúc tạo bảng thì Access sẽ tự động tạo một trường có tên là ID và có kiểu dữ liệu là Autonumber đồng thời chỉ định trường đó làm khoá. * Chú ý lúc đặt tên trong Access: không đặt tên trùng với tên một số tên chuẩn trong Access, không được dùng dấu cách trống trong dặt tên, không đặt tên các đối tượng giống nhau. b. Thay đổi cấu trúc bảng * Muốn thay đổi cấu trúc bảng ta phải vào trong chế độ thiết kế để thực hiện. - Nháy tên bảng - Chọn nút Design * Thay đổi thứ tự các trường B1: Chọn trường muốn thay đổi vị trí, nháy chuột và giữ, xuất hiện đường nhỏ nằm ngang B2: Di chuyển chụôt đến nơi muốn đặt B3: Nhả chuột tại nơi muốn đặt. * Thêm trường: B1: Chọn Insert rồi chọn Row B2: gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả và tính chất của trường (nếu có) * Xoá trường: B1: Chọn trường cần xoá B2: vào Edit và chọn Delete Row * Sau khi thực hiện thay đổi cấu trúc của trường cần thực hiện việc l

File đính kèm:

  • docTIN HOC 12.doc