Giáo án số học 6 tuần 12 tiết 34: Bội chung nhỏ nhất

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm bội chung nhỏ nhất.

2.Kỹ năng:

- Tìm được BCNN của hai số trong những trường hợp đơn giản.

- Tính nhẩm được BCNN của hai hay ba số trong những trường hợp đơn giản.

II. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: Sgk, bài soạn.

2. Học sinh: Ôn cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học 6 tuần 12 tiết 34: Bội chung nhỏ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2011 Tuần: 12 Tiết: 34 BỘI CHUNG NHỎ NHẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm bội chung nhỏ nhất. 2.Kỹ năng: - Tìm được BCNN của hai số trong những trường hợp đơn giản. - Tính nhẩm được BCNN của hai hay ba số trong những trường hợp đơn giản. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Sgk, bài soạn. 2. Học sinh: Ôn cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (10 phút) - Thế nào là BC của hai hay nhiều số? x BC (a; b) khi nào? Tìm BC (4; 6) GV cho HS nhận xét trả lời và bài làm của 2 HS lên bảng và cho điểm ? Hãy chỉ ra một số nhỏ nhất khác 0 mà là BC của 6 và 4 GV: ĐVĐ: Số 12 đợc gọi là BCNN của 4 và 6. Vấn đề là cách tìm BCNN có gì khác so với cách tìm ƯCLN? HS 1: Lên bảng trả lời miệng xBC (a; b) khi x a và x b HS 2: Lên bảng làm bài B(4) = {0; 4; 8; 12; 16,….} B(6) = {0; 6; 12; 18; 24,…..} - Vậy BC (4; 6) = {0; 12; 24,…..} HS : BCNN khác 0 của 4 và 6 là 12 Hoạt động 2: Bội chung nhỏ nhất. (12 phút) VD1: Tìm tập hợp các bội chung của 4 và 6 - Viết lại bài làm của HS vào phần bài dạy. B(4) = {0; 4; 8; 12; 16,….} B(6) = {0; 6; 12; 18; 24,…..} BC (4; 6) = {0; 12; 24,…..} Số nhỏ nhất khác 0 mà thuộc bội chung của 4 và 6 là số nào ? - Số nhỏ nhất khác 0 mà thuộc bội chung của 4 và 6 là 12. Ta nói 12 là BCNN của 4 và 6. Kí hiệu: BCNN (4; 6) = 12 - Vậy BCNN của hai hay nhiều số là số như thế nào? - GV cho HS đọc phần đóng khung sgk/75 - Hãy tìm mối quan hệ giữa BC và BCNN của 4 và 6 ? - Qua đó các em rút ra nhận xét gì về BC và BCNN của hai hay nhiều số? Ví dụ: Tìm BCNN (8;1); BCNN (4;6;1) -Vậy :BCNN (a; 1) = ? BCNN (a;b;1) = ? Với (a, b ≠0) - GV nêu chú ý sgk /58. Số nhỏ nhất khác 0 mà thuộc bội chung của 4 và 6 là 12. - HS: Là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các BC của các số đó. - HS: đọc phần đóng khung sgk/57 - HS : Tất cả các BC của 4 và 6 đều là bội của BCNN (4;6) - HS nêu nhận xét. HS trả lời : BCNN(8; 1) = 8 BCNN (4; 6; 1) = BCNN (4; 6) = 12 - HS : BCNN (a; 1) = a BCNN (a; b; 1) = BC (a; b) - HS chý ý nghe giảng và ghi bài. Hoạt động 3: Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. (11 phút) Phân tích số 12, 30 ra thừa số nguyên tố ? Nếu a là một bội chung của 12 và 30 thì a phải chia hết cho những thừa số nguyên tố nào ? Để a chia hết cho cả 22 và 2 thì a cần có luỹ thừa nhỏ nhất của 2 là bao nhiêu ? Vậy số a nhỏ nhất để chia hết cho 22, 3 và 5 là số nào ? - GV giới thiệu thừa số nguyên tố chung, riêng, chỉ ra cho Hs các bước tìm BCNN của hai hay nhiều số. BCNN(12, 30) = 22.3.5 = 60 Quy tắc tìm ƯCLN là gì? - Cách tìm BCNN có gì khác cách tìm UCLN hay không ? - GV yêu cầu HS làm ? : Tìm BCNN(8, 12); BCNN(5, 7, 8); BCNN(12,16, 24) - GV phân tích cho HS thấy các trường hợp đặc biệt khi tìm BCNN. GV cho HS đọc Chú ý/ Sgk 12 = 22.3; 30 = 2.3.5; a phải chia hết cho 2, 3 và 5 a cần có luỹ thừa nhỏ nhất của 2 là 22 a = 22.3.5 = 60 HS: nêu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số sgk - HS trả lời. - HS thực hiện theo quy tắc; 3HS làm 3 bài và 1 em nhắc lại quy tắc, cả lớp làm vào vở. HS đọc Chú ý / Sgk 2HS nhắc lại. Hoạt động 4: Củng cố. (10 phút) - GV cho HS nhắc lại định nghĩa BCNN và các bước tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. - GV cho 2HS lên bảng tìm BCNN của các số sau: a) 8 và 12 b) 60 và 280 - HS nhắc lại. - 2 HS lên bảng làm bài a) 8 = 23 12 = 22. .3 BCNN(8;12) = 23 .3 = 24 b) 60 = 22. .3.5 280 = 23.5.7 BCNN(60; 280) = 23.3.5.7 = 840 Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. (2 phút) - Học thuộc định nghĩa BCNN, quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số, phân biệt được hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN. - Làm bài tập 149, 150 trang 59 sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 34.doc