Giáo án số học 6 tuần 11

1/ MỤC TIÊU:

1.1/Kiến thức cơ bản:

- HS hiểu được như thế nào là ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số, thế no l hai số nguyn tố cng nhau, ba số nguyn tố cng nhau.

- HS biết tìm ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyn tố.

- HS biết tìm ước số chung lớn nhất một cách hợp lý tìm từng trường hợp cụ thể, biết tìm ước chung và ước chung lớn nhất trong các bài toán.

1.2/ Kĩ năng: Rèn luyện việc vận dụng kiến thức ước chung lớn nhất vào giải bt.

1.3/ Thái độ: Tích cực, nghiêm túc và hứng thú học toán.

2/ Chuẩn bị:

2.1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị: Máy tính, thước, bảng phụ,

- Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, .

2.2 Chuẩn bị HS:

- Thiết bị: Máy tính, thước. ôn tập về ước chung của hai hay nhiều số, đọc trước bài, .

- Tư liệu: SGK, SBT

3/ Các bước lên lớp:

3.1 Ổn định lớp: KTSS

3.2/ Kiểm tra bài cũ: (6)

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học 6 tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 31 NS: 29/ 9/2013 Bài 17 – ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT 1/ MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức cơ bản: - HS hiểu được như thế nào là ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. - HS biết tìm ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đĩ ra thừa số nguyên tố. - HS biết tìm ước số chung lớn nhất một cách hợp lý tìm từng trường hợp cụ thể, biết tìm ước chung và ước chung lớn nhất trong các bài tốn. 1.2/ Kĩ năng: Rèn luyện việc vận dụng kiến thức ước chung lớn nhất vào giải bt. 1.3/ Thái độ: Tích cực, nghiêm túc và hứng thú học toán. 2/ Chuẩn bị: 2.1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị: Máy tính, thước, bảng phụ, … - Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, ... 2.2 Chuẩn bị HS: - Thiết bị: Máy tính, thước. ôn tập về ước chung của hai hay nhiều số, đọc trước bài, ... - Tư liệu: SGK, SBT 3/ Các bước lên lớp: 3.1 Ổn định lớp: KTSS 3.2/ Kiểm tra bài cũ: (6’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (6’) Gv: Nêu yêu cầu kiểm tra Hs1:Ước chung của hai hay nhiều số là gì? Viết dạng tổng quát Aùp dụng : Tìm ƯC (12,30). Hs: 1 hs lên bảng + hs khác theo dõi Hs1: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó. Viết dạng tổng quát: xƯC(a,b,c) nếu ax , b x và c x. Aùp dụng : Tìm ƯC (12;30). Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6;12} Ư(30)={1; 2; 3; 5; 6;10;15; 30} ƯC (12; 30) = {1; 2; 3; 6} Gv: Cho hs nhận xét. GV: Trong tập hợp: ƯC (12; 30) = {1; 2; 3; 6}. Hãy cho biết số lớn nhất trong tập hợp đó. Gv:ĐVĐ: Ước chung LN của 2 hay nhiều số là gì? Có cách nào tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của mỗi số hay không ? Hs: Nhận xét. HS: Số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của 12 và 30 là 6 Hs: Theo dõi. 3.3/ Vào bài mới: HOẠT ĐỘNG 1:ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT ( 8’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành Gv: Số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của 12 và 30 là 6. Ta nói 6 là gì của 12 và 30 ? GV: Giới thiệu KH ước chung lớn nhất của 12 và 30: ƯCLN(12,30)= 6 Gv: Vậy ước chung lớn nhất của hay nhiều số là gì ? HS: Ta nói 6 là ƯCLN của 12 và 30. HS cả lớp theo dõi HS: Ước chung lớn nhất của hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó. Ước chung lớn nhất của hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó. GV: Ta có:ƯC (12; 30) = {1; 2; 3; 6} GV: Hãy cho biết các số trong tập hợp ƯC(12, 30) là gì của số 6 ? Gv: Cho hs rút ra nhận xét như SGK GV: ƯCLN(5, 1) = ? ƯCLN(9, 30, 1) = ? ƯCLN(a, 1) = ? Gv: Ước chung lớn nhất của một số tự nhiên lớn hơn 1 với số 1 là số nào ? Gv: Giới thiệu chú ý SGK HS: Các số trong tập hợp ƯC(12, 30) đều là ước của 6 Hs: Rút ra nhận xét như SGK tr 54 HS: ƯCLN(5, 1) = 1 ƯCLN(9, 30, 1) = 1 ƯCLN(a, 1) = 1 Hs: Ước chung lớn nhất của một số tự nhiên lớn hơn 1 với số 1 là số 1. Hs: Theo dõi. Nhận xét: SGK tr 54 Chú ý SGK tr 55 Ví dụ: ƯCLN(5,1)= 1 ƯCLN(12,30,1)= 1 HOẠT ĐỘNG 2:2- TÌM ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT BẰNG CÁCH PHÂN TÍCH CÁC SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ (16’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành Gv: Cho hs nghiên cứu ví dụ 2 SGK tr 55. Gv: Cùng hs trình bày lại ví dụ 2. Gv: Số 2 có là ước chung của ba số nói trên không? Gv: Số 3 có là ước chung của ba số nói trên không? Gv: Số 7 có là ước chung của ba số nói trên không? Gv: Tích các số nguyên tố 2 và 3 có là ước của ba số nói trên không? Gv: Như vậy để có ước chung, ta lập tích các thừa số nguyên tố chung (không chọn thừa số nguyên tố riêng). Để có ƯCLN, ta chọn số 2 với số mũ nào? Có thể chọn 23 không ?Chọn thừa số 3 với số mũ nào? Gv: Yêu cầu hs nêu quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số ? Gv: Chốt lại: Các bước tìm ƯCLN Hs: Nghiên cứu ví dụ 2 SGK tr 55. Hs: Trình bày lại ví dụ 2 dưới sự hướng dẫn của gv Hs: Số 2 có là ước chung của ba số nói trên, vì số 2 có mặt trong dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của ba số đó. Hs :Số 3 có là ước chung của ba số nói trên, vì số 3 có mặt trong dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của ba số đó. Hs: Số 7 không là ước chung của ba số nói trên, vì số 7 không có mặt trong dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của số 84. Hs :Tích các số nguyên tố 2 và 3 có là ước của ba số nói trên, vì số 2 và 3 là thừa số nguyên tố chung của cả ba số đó. Hs: Chọn số 2 với số mũ thấp nhất là 2 Hs :Chọn thừa số 3 với số mũ thấp nhất là 1. Hs: Nêu quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số như SGK tr 55. Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung. Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (15’ ) 4.1/ Củng cố: (12’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành. GV: ƯCLN của hai hay nhiều số là gì ? GV: Hãy nêu quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số ? Gv: Cho hs làm ?1 tr 55. Gv: Gọi 1 Hs lên bảng + hs khác làm vào vở. 2 HS lần lượt đứng lên trả lời Hs: Làm ?1 tr 55. Hs: 1 Hs lên bảng + hs khác làm vào vở. ?1 ƯCLN(12,30) 12=22.3 30= 2.3.5 ƯCLN(12,30)=2.3 =6 Gv: Cho hs làm ?2 Gv: Gọi 3 Hs lên bảng +hs khác làm vào vở. Hs: Làm ?2 Hs: 3 Hs lên bảng +hs khác làm vào vở. ?2 ƯCLN(8,9)= 1 ƯCLN(8,12,15)= 1 ƯCLN(24,16,8)= 8 Gv: Cho hs nhận xét. Gv: Nhận xét chung GV: Nếu các số đã cho không có thừa số chung thì ƯCLN của chúng bằng bao nhiêu ? Gv: Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau. Gv: Ta có: ƯCLN(24,16,8)= 8 Gv: 24 có chia hết cho 8 không ? Gv: 16 có chia hết cho 8 không ? Gv: Số 8 là gì của 24 và 16 ? Gv:Từ đó em hãy rút ra nhận xét chung. Hs: Nhận xét. Hs: Theo dõi và ghi vở HS: ƯCLN của chúng bằng 1 HS: 24 chia hết cho 8 16 chia hết cho 8 HS: 8 là ước của 24 và 16. HS: Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy. Chú ý SGK tr 55 4.2/ Hướng dẫn ở nhà ( 3’ ) - Học thuộc định nghiã ước chung lớn nhất, và cách tìm ước chung lớn nhất. -Biết được hai số nguyên tố cùng nhau. -Về nhà đọc trước mục 3 tr 56 SGK -BT: 139;140;141;142 tr56 SGK. - Tất cả các BT trên đều áp dụng cách tìm ƯCLN đã học Tuần: 11 Tiết: 32 NS: 29/ 9/2013 LUYỆN TẬP 1 1/ MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức cơ bản: - HS đựơc cũng cố cách tìm ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số. - HS biết cách tìm ước chung thơng qua tìm ước chung lớn nhất. 1.2/ Kĩ năng : Rèn luyện việc vận dụng kiến thức ước chung lớn nhất vào giải bt. Rèn luyện cho hs biết quan sát tìm tịi đặc điểm các bài tập để áp dụng nhanh chính xác. 1.3/ Thái độ: Tích cực, nghiêm túc và hứng thú học toán. 2/ Chuẩn bị: 2.1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị: Máy tính, thước, bảng phụ, … - Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, ... 2.2 Chuẩn bị HS: - Thiết bị: Máy tính, thước. ôn tập về các ƯCLN của hai hay nhiều số, đọc trước mục 3 SGK tr 56,làm trước bài tập ở nhà, … - Tư liệu: SGK, SBT 3/ Các bước lên lớp: 3.1 Ổn định lớp: KTSS 3.2/ Kiểm tra bài cũ: (10’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (10’) Gv: Nêu yêu cầu kiểm tra Hs1:Hãy nêu cách tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố? Aùp dụng: Bài tập 139 a SGK tr 56 Hs2: Hãy cho biết ƯCLN của hai hay nhiều số là gì? Bài tập 139 b SGK tr 56 Gv: Cho hs nhận xét. Gv: Đặt vấn đề :Có thể tìm ước chung từ ƯCLN được không? Hs: 2 Hs lên bảng +hs khác làm vào vở Hs1: Ước chung lớn nhất của hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó. Aùp dụng : Tìm ƯCLN(56,140) 56 = 2.2.2.7 = 23.7 140= 2.2.5.7 = 22.5.7 ƯCLN(56,140) = 22 .7 = 28 Hs2: Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung. Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm Bài tập 139 b,c SGK tr 56 b/ƯCLN(24,84,180) 24 =2.2.2.3 = 23.3; 84 =2.2.3.7= 22.3.7; 180 =2.2.3.3.5 = 22.32.5 ƯCLN(24,84,180) = 22.3= 12 Hs: Nhận xét. Hs:Theo dõi. 3.3/ Vào bài mới: HOẠT ĐỘNG 2: 3- CÁCH TÌM ƯỚC CHUNG THÔNG QUA TÌM ƯCLN (10’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành GV: Ta đã biết tất cả các ƯC của 12 và 30 đều là ước của ƯCLN(12, 30) GV: ƯCLN(12, 30) = 6 ƯC(12, 30) = {1; 2; 3; 6} Các số 1, 2, 3, 6 đều là ước của 6 Gv: Hãy rút ra cách tìm ước chung thông qua ƯCLN. Gv: Chốt lại: Có thể tìm ƯCLN của các số đó, sau đó tìm ước của ƯCLN Gv: Cho hs làm bt sau: Tìm số tự nhiên a, biết rằng 56a và 140a. Gv: 56a và 140 a ta suy ra điều gì ? Gv: Hãy nêu cách tìm a? Gv: Cho hs hoạt động nhóm 3’ Gv: Sau 3’ gọi đại diện trình bày Gv: Cho hs nhận xét. Gv: Nhận xét chung HS cả lớp theo dõi Hs: Rút ra cách tìm ước chung thông qua ƯCLN. Hs: 56 a và 140 a ta suy ra a là ước chung của 56 và 140 . Hs: Ta tìm ƯCLN(56,140)=? Suy ra a bằng tập hợp các ước của ƯCLN(56,140) Hs: Hoạt động nhóm 3’ Hs: Sau 3’ gọi đại diện trình bày 56a và 140 a a ƯC(56,140) ƯCLN(56,140) = 22.7 = 28 a Hs: Nhận xét. Để tìm ước chung của các số đã cho, ta có thể tìm các ước của ƯCLN HOẠTĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (20’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành Gv: Cho hs đọc bt 142a,b tr 56 SGK Gv: Gọi 2 Hs lên bảng. Gv: ƯC(180,234) là gì của ƯCLN(180,234) ? Gv: Cho hs nhận xét. Gv: Nhận xét chung Gv: Gọi 1 hs đọc nội dung bt 143 Gv: Yêu cầu hs tóm tắt bt 143 Gv: a là gì của 420 và 700 Gv: Làm thế nào để tìm số a lớn nhất ? Gv:Gọi 1HS lên bảng làm. Yêu cầu các HS khác cùng làm Gv: Cho hs nhận xét. Gv: Nhận xét chung Gv: Cho hs đọc nội dung bt 144 SGK tr 56 Gv: Yêu cầu hs tóm tắt bt 144 Hs: Đứng lên đọc Bt 142a,b tr 56 SGK Hs: 2 Hs lên bảng + hs khác làm vào vở. HS: ƯC(180,234) là ước của ƯCLN(180,234) Hs: Nhận xét. Hs: 1 hs đọc nội dung bt 143 Hs :Tóm tắt bt 143 420 a và 700a a là số lớn nhất Tìm a HS: a là ƯCLN(420,700) Hs: Ta tìm ƯCLN(420,700) 1Hs lên bảng làm, các HS khác cùng làm Hs: Nhận xét. Hs:Đọc nội dung bt 144 Hs: Tóm tắt: Gọi a là ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 Bt 142 a,b SGK tr 56 a/ ƯCLN(16,24)= 8 ƯC(16,24)= b/ ƯCLN(180,234)= 18 ƯC(180,234)= Bài tập 143 Tr 56 SGK 420 a và 700a a là số lớn nhất Nên a = ƯCLN (420,700)= 140 Vậy a = 140 Bt 144 SGK tr 56 Gọi a là ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 ƯCLN (144,192)= 48 ƯC(144,192)= Mà a > 20 Nên a Gv: Làm thế nào để tìm ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192? Hs: Ta tìm ƯC(144,192) Từ đó lấy các số lớn hơn 20 Kết luận. Gv: Gọi 1 hs lên bảng +hs khác làm vào vở. Gv: Cho hs nhận xét. Hs: 1 hs lên bảng +hs khác làm vào vở Hs:Nhận xét. 4/ Hướng dẫn ở nhà (5’) - Nêu các bước tìm ƯCLN và tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN? - Làm BT 145, 146 tr 56 – 57 SGK -Hướng dẫn : Bt 145 tr 56. Cạnh hình vuông là ƯCLN(75,105), từ đó suy ra được 15cm - Ôn tập lại cách tìm ước, ƯC, ƯCLN. Rèn luyện giải BT dạng tìm ước, ƯC, ƯCLN tiết sau kiểm tra 15 phút Tuần: 11 Tiết: 33 NS: 30/ 9/2013 LUYỆN TẬP 2 1/ MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức cơ bản: - Củng cố các kiến thức về tìm ước số chung lớn nhất, tìm các ước số chung thơng qua tìm ước số chung lớn nhất - Vận dụng trong việc giải các bài tốn đố 1.2/ Kĩ năng: Rèn luyện việc vận dụng các kiến thức ước chung lớn nhất vào giải bài tập. Rèn luyện kỷ năng tính tốn, phân tích ra TSNT, ƯCLN, … 1.3/ Thái độ: Tích cực, nghiêm túc và hứng thú học toán. 2/ Chuẩn bị: 2.1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị: Máy tính, thước, bảng phụ, … - Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, ... 2.2 Chuẩn bị HS: - Thiết bị: Máy tính, thước. ôn tập về ƯCLN của hai hay nhiều số, làm trước bài tập ở nhà,… - Tư liệu: SGK, SBT 3/ Các bước lên lớp: 3.1 Ổn định lớp: KTSS 3.2/ Kiểm tra: (15’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra 15’ Đề: Đáp án 1/ Tìm: a) Ư(6) b) Ư(14) c) ƯC(6, 14) 2/ Tìm ƯCLN của: 16 và 24 56 và 140 18, 30 và 77 1/ a) Ư(6) = {1; 2; 3; 6} (1đ) b) Ư(14) = {1; 2; 7; 14} (1đ) c) ƯC(6, 14) = {1; 2} (1đ) 2/ a) 16 = 24 (0,5đ) 24 = 23.3 (0,5đ) ƯCLN(16, 24) = 23 = 8 (1,25đ) b)56 = 23.7 (0,5đ) 140 = 22.5.7 (0,5đ) ƯCLN(56, 140) = 22.7 = 28 (1,25đ) c) 18 = 2. 32 (0,5đ) 30 = 2.3.5 (0,5đ) 77 = 7.11 (0,5đ) ƯCLN(18, 30, 77) = 1 (1đ) 3.3/ Vào bài mới: Hoạt động 2: Luyện tập (28’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành Gv: Yêu cầu hs đọc đề bài tập 146 tr 57 SGK Gv: Cho Hs tóm tắt đề bài Gv: 112x,140x ta suy ra điều gì ? Gv: Hãy nêu cách tìm x? Gv: Gọi 1 Hs lên bảng Gv: Cho hs nhận xét. Gv: Nhận xét chung Gv: Cho hs làm bt 147 tr 57 SGK Gv: Yêu cầu hs đọc đề bài Gv:Yêu cầu hs tóm tắt bt 147 Gv: Cho hs trả lời câu a Gv: Số a là gì của 28 và 36. Số a như thế nào với 2? Gv: Hãy nêu cách tìm số a? Gv:Gọi hs lên bảng thực hiện câu b,c Gv: Cho hs nhận xét. Gv: Nhận xét chung Gv: Yêu cầu HS đọc nội dung BT 148. Gv: Yêu cầu HS tóm tắt đề bài Gv: Số tổ được chia ra là gì của 48 và 72. Gv: Theo đề bài hỏi đội văn nghệ được chia nhiều nhất bao nhiêu tổ? Vậy ta phải tìm gì? Gv: Gọi 1 HS lên bảng làm, yêu cầu các HS khác cùng làm. Gv: Cho HS nhận xét Gv: Nhận xét chung Gv: Chốt lạ các bt đã giải và yêu cầu hs nhắc lại cách tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN. Hs:Đọc đề bài HS tóm tắt: 112x,140x và 10 < x < 20 Tìm x Hs: 112x,140x xƯC(112,140) Hs: Ta tìm ƯC(112,140) Ta chọn 10 < x < 20 Hs: 1 Hs lên bảng Hs: Nhận xét. Hs :Làm bt 147 tr 57 SGK Hs: Đọc đề bài Hs: Tóm tắt bt 147 Mai mua 28 bút. Lan mua 36 bút Số bút bằng nhau và lớn hơn 2 a/ Gọi a là số bút trong mỗi hộp a có quan hệ như thế nào với 28 và 36 và 2 b/ Tìm a c/ Mai mua bao nhiêu hộp bút, Lan mua bao nhiêu hộp bút ? Hs: Trả lời câu a Hs: a là ƯC(28,36) và a >2 Hs: Ta tìm ƯC(28,36) Hs: Ta chọn ước lớn hơn 2, khi đó a cần tìm . Hs:1 hs lên bảng thực hiện câu b,c Hs: Nhận xét. HS đứng lên đọc BT 148 HS: Tóm tăt: Đội văn nghệ có 48 nam và 72 nữ. Chia ra để phục vụ đồng thời tại nhiều địa điểm. Đội dự định chia thành các nhóm, số nam và nữ ở mỗi đội như nhau. Chia được nhiều nhất bao nhiêu tổ, mỗi tổ có bao nhiêu nam, nữ? HS: Số tổ được chia ra là ƯC của 48 và 72 HS: Ta phải tìm ƯCLN(48, 72) 1HS lên bảng làm, các HS khác cùng làm. HS: Nhận xét Hs :Nhắc lại cách tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. Tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN. Bt 146 tr 57 SGK 112x,140x xƯC(112,140) ƯCLN(112,140)= 28 ƯC(112,140)= Mà 10< x < 20 Nên a = 14 Bt 147 tr 57 SGK a/ a là ước của 28(28 a), a là ước của 36(36a) và a >2 b/ Ta có: a ƯC(28,36) ƯCLN(28,36)= 4 ƯC(28,36) = Mà a >2 Nên a = 4 c/ Mai mua 7 hộp bút, Lan mua 9 hộp bút. BT 148 tr 57 Số tổ nhiều nhất là: ƯCLN(48, 72)= 24 Khi đó mỗi tổ có 2 nam, 3 nữ 4/ Hướng dẫn ở nhà (2’) -Xem lại các bt đã giải. - Thế nào là ƯC, ƯCLN của hai hay nhiều số. Nêu lại cách tìm ƯCLN, ƯC thông qua tìm ƯCLN? - Làm các BT 140, 142 tr 56 -Chuẩn bị: Bài 18-Bội chung nhỏ nhất (đọc mục 1;2 tr 58 SGK). - Ôn tập cách tìm BC của hai hay nhiều số. - Rèn luyện thật nhiều cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA 15 PHÚT Lớp TSB Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 61 62 63 TC NHẬN XÉT: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MƠN

File đính kèm:

  • docTuần 11.doc