Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 7 - Tiết 25, 26, 27, 28

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Hiểu được chủ trương của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài; nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. Thấy được nghệ thụât lập luận và thể hiện cảm xúc của Ngô Thì Nhậm.

 1/ Kiến thức:Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vau Quang Trung. Nghệ thụât lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục của Ngô Thì Nhậm.

 2/ Kĩ năng

 Đọc - hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại. Rèn kĩ năng viết bài nghị luận.

 3/ Thái độ

 Có ý thức học tập nghiêm túc, có thái độ trân trọng người hiền tài.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo.

 - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ.

 2/ Học sinh

 

doc7 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 7 - Tiết 25, 26, 27, 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 09/09/2012 Tiết 25 + 26 CHIẾU CẦU HIỀN (Ngô Thì Nhậm) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Hiểu được chủ trương của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài; nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. Thấy được nghệ thụât lập luận và thể hiện cảm xúc của Ngô Thì Nhậm. 1/ Kiến thức:Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vau Quang Trung. Nghệ thụât lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục của Ngô Thì Nhậm. 2/ Kĩ năng Đọc - hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại. Rèn kĩ năng viết bài nghị luận. 3/ Thái độ Có ý thức học tập nghiêm túc, có thái độ trân trọng người hiền tài. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo... - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ... 2/ Học sinh Học bài cũ, SGK, SBT... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi Tình cảm của tác giả và nhân dân đương thời đối với người nghĩa sĩ được thể hiện như thế nào trong hai phần cuối bài văn tế 3/ Bài mới * Dẫn nhập Tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta... Tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia. Cách diễn đạt tinh tế bằng lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn Sgk - Em hãy nêu những nét chính về tác giả Ngô Thì Nhậm? - Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh nào? - Em biết gì về thể loại chiếu? - Gv hướng dẫn đọc: yêu cầu Hs đọc rõ rang, rành mạch. Phần thể hiện tình cảm của người xuống chiếu, lời lẽ nhún nhường, thuyết phục. - Gv đọc mẫu. Hs đọc. - Theo em nên phân chia bài chiếu này ra thành mấy phần? * Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản - Để khẳng định mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử tác giả đã xuất phát từ ý gì, lập luận ra sao? - Cách lập luận ấy có thuyết phục không? Gv chuyển ý :Tại sao vua Quang Trung lại phải ra chiếu cầu hiền? Chúng ta qua phần 2. - Em hãy nêu những chi tiết thể hiện thái độ của nho sĩ Bắc Hà khi Tây Sơn diệt Trịnh? Đó là thái độ gì? - Thái độ của họ có đáng trách không? - Tâm trạng của vua Quang Trung trước thái độ đó là gì? - Hiền tài ở thời nào cũng cần có đóng góp cho đời, song lúc này là khi nhà vua và triều chính thực sự cần có sự giúp sức của hiền tài. Vì sao vậy? - Điều mà Quang Trung mong mỏi cũng như thời đại đặt ra là gì? - Theo em, những người hiền tài có ra giúp nước không? - Bài chiếu đã đưa ra những con đường nào để người hiền có thể ra giúp nước ? - Những cách tiến cử đó như thế nào ? - Tác giả đã khép lại bài chiếu với mong muốn gì ? - Thảo luận: Theo em những bậc hiền tài dưới thời Quang Trung có thái độ ra sao khi đọc Chiếu cầu hiền ? Gợi ý : Điều họ băn khoăn: - Nguồn gốc xuất thân của Quang Trung. - Quan niệm Nam Hà là một triều đại khác - E ngại chưa biết thái độ cụ thể của triều đại mới với những người đã từng làm quan Lê – Trịnh. Đã được trả lời chưa? * Hoạt động 3: Tổng kết Gv hướng dẫn Hs tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài chiếu. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Ngô Thì Nhậm, hiệu Hi Doãn (1746-1803) Quê: làng Tả Thanh Oai, Hà Đông. - Bản thân: Học rộng tài cao, đỗ tiến sĩ 1775. - Từng làm quan dưới triều Lê – Trịnh. Giúp Tây Sơn - rường cột trọng yếu - đóng góp to lớn cho việc bình định đất nước, đánh đuổi ngoại xâm. à Nhà quân sự, chính trị, ngoại giao. Nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá kiệt xuất. 2/ Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - 1788, Quang Trung tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh và bọn tay sai dẫn đến nhà Lê sụp đổ. - Bề tôi nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, phản ứng tiêu cực. - Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra giúp dân, giúp nước. b. Thể loại - Thể văn cổ Trung Quốc - Lời của vua ban bố mệnh lệnh cho bề tôi... - Văn phong trang trọng, lời lẽ rõ ràng tao nhã - Văn chính luận - Nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia. c. Bố cục - Phần 1: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử - Phần 2: Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của đất nước: + Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc. + Tính chất của thời đại và nhu cầu đất nước. - Phần 3: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử - Mở đầu bằng hình ảnh so sánh: Người hiền: Sao sáng Thiên tử : Sao Bắc Thần -> Sao sáng chầu về Bắc Đẩu -> Quy luật tự nhiên vũ trụ -> Người hiền phải giúp vua, phụng sự thiên tử -> Quy luật xử thế - Hình ảnh so sánh lấy từ sách luận ngữ của Khổng Tử. + Cách mở đầu quen thuộc -> Tâm lí sùng cổ -> Đặc điểm của thi pháp văn học cổ, phù hợp đối tượng. + Tâm lí sĩ phu Bắc Hà -> Có sức thuyết phục cao. - Khẳng định : Nếu như che mất ánh sáng người hiền vậy à trái quy luật, trái đạo trời. è Cách đặt vấn đề ngắn gọn, khéo léo, rõ ràng thuyết phục: Người tài phải ra giúp nước -> Đó chính là quy luật xử thế của người hiền. 2/ Thực trạng và nhu cầu của đất nước a. Cách ứng xử của người hiền Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc. - Trước đây thời thế suy vi nhiều biến cố + Ở ẩn trong ngòi khe + Trốn tránh việc đời + Kiêng dè không lên tiếng + Gõ mõ canh cửa + Ra biển vào sông + Chết đuối trên cạn à Kinh điển nho gia. Hình ảnh ẩn dụ tượng trưngà Cách nói gián tiếp tế nhị, châm biếm, nhẹ nhàng thể hiện kiến thức sâu rộng của người hiền. Người nghe nhận thức được cách ứng xử của mình. Cách ứng xử Ở ẩn Ra làm quan làm việc cầm chừng Một số người đi tự tử -> Thái độ đáng trách nhưng chấp nhận được vì họ xử thế theo quy luật phổ quát. + Lên ngôi hoàng đế - Ngày đêm mong mỏi - Vẫn không ai tìm đến -> Thành tâm khắc khoải, mong người hiền ra giúp nước. +Hay trẫm ít đức thời đổ nát? à câu hỏi tu từ, lưỡng phân -> Cầu hiền bằng lời lẽ mềm mỏng, tế nhị nhưng kiên quyết và rất hiểu tâm lí sĩ phu Bắc Hà. Hỏi mà rang buộc, hỏi mà đồng thời chỉ ra con đường để thay đổi. Tóm lại: Cách lập luận ngắn gọn, rõ ràng sáng tỏ, chặt chẽ, thuyết phục, thấu lí đạt tình khiến người nghe phải suy nghĩ, phải thay đổi cách ứng xử. b. Thực trạng và nhu cầu thời đại - Trời còn tăm tối, buổi đầu dựng nghiệp đế vương, công việc mới mở ra: + Kỉ cương triều chính khiếm khuyết + Biên ải chưa yên + Dân chưa hồi sức sau chiến tranh + Đức hoá chưa kịp thấm nhuần + Vạn việc nảy sinh à Nghệ thuật liệt kê diễn tả vô vàn khó khăn bất cập của triều đại mới một cách thẳng thắn. Cái nhìn toàn diện sâu sắc, mới mẻ. => Thể hiện qua: + Hình ảnh một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn + Mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình à Hình ảnh cụ thể, vai trò quan trọng của người hiền, hiền tài phải ra giúp nước vua. Vị vua yêu nước thương dân có tấm lòng chiêu đãi người hiền, khiêm nhường tha thiết nhưng cũng thẳng thắn, kiên quyết. Thực tế đất nước: Nhiều người tài giỏi: “Cứ cái ấp 10 nhà ắt phải có người tín nghĩa”. -> Kết bằng câu hỏi: Dải đất văn hiến >< Không người phò tá? -> Câu hỏi đầy băn khoăn, day dứt gieo vào đầu nho sĩ Bắc Hà, buộc họ phải suy nghĩ. Tóm lại: Lập luận chặt chẽ, có lí có tình. Lời lẽ khiêm nhường, tha thiết nhưng kiên quyết khiến người tài không thể không giúp triều đại mới. Đặc biệt là sĩ phu Bắc Hà. 3/ Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung - Đối tượng: Quan viên lớn nhỏ Thứ dân trăm họ à Mọi tầng lớp nhân dân có tài đều có quyền tham gia đóng góp xây dựng đất nước -> Tư tưởng tiến bộ. - Cách thức cầu hiền : + Dâng sớ bàn việc nước + Các quan tiến cử người tài + Dâng sớ tự tiến cử àBiện pháp rõ ràng, rộng mở, dễ thực hiện - Kết bằng lời kêu gọi tha thiết, động viên, khích lệ người hiền tài. Cho rằng: Thời đã đến Trời trong sáng, đất thanh bình Hãy đem tài đức giúp nước để cùng nhau hưởng phúc lâu dài. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Cách diễn đạt tinh tế bằng những lời lẽ đầy tâm huyết. - Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao của Ngô Thì Nhậm. - Từ ngữ hàm chứa ý nghĩa trọng đại, tạo cảm giác trang trọng, linh thêng. - Sử dụng thành công nhiều điển cố. 2/ Nội dung Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung.Tầm chiến lược sâu rộng và tấm lòng vì dân vì nước. Bài học xây dựng đất nước 4/ Củng cố - Học thuộc lòng một số câu của bài chiếu. - Phân tích hệ thống luận điểm trong bài Chiếu cầu hiền. Từ đó khái quát tầm nhìn và tư tưởng của vua Quang Trung. - Tác phẩm “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm thuộc loại văn gì? A) Tự sự B) Trữ tình C) Nghị luận - Trên thực tế, cũng có một số sĩ phu Bắc Hà đã từng không cộng tác với triều đại Tây Sơn, nhưng trong Chiếu cầu hiền không nhắc đến sự việc này. Theo anh (chị), vì lí do gì? C Thể hiện: Vua Quang Trung là một vị vua Khoan dung và chủ trương giải hoà mang tầm nhìn chiến lược 5/ Dặn dò - Soạn bài đọc thêm “Xin lập khoa luật” + Đọc văn bản. + Trả lời những câu hỏi gợi ý Sgk. -----------------------------------------fõe------------------------------------------ Ngày soạn: 17/09/2012 Tiết 28 THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG A.MỤC TIÊU BÀI HỌC - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa. - Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, chọn lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh 1/ Kiến thức: Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa. 2/ Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ. - Dùng từ theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa khi sử dụng. - Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, chọn lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh 3/ Thái độ: Có thái độ tập trung học tập nghiêm túc, tự giác, vận dụng kiến thức làm bài tập. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo... - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ... 2/ Học sinh Học bài cũ, SGK, SBT... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Cho ví dụ về thành ngữ hoặc điển tích được sử dụng trong thơ văn và phân tích tính hàm súc, tính hình tượng và giá trị biểu cảm của thành ngữ đó. 3/ Bài mới * Dẫn nhập : Trong thực tế, ngôn ngữ của một dân tộc bao giờ cũng chỉ có số lượng hữu hạn để đáp ứng nhu cầu biểu hiện vô hạn của đời sống, bao giờ cũng phải có sự sáng tạo nên từ mới. Một trong những sự sáng tạo nên từ mới có hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng nghĩa. Bài học này sẽ giúp chúng ta thực hành về hai hiện tượng này trong tiếng Việt. Hoạt động của Gv – Hs Nội dung cần đạt - Gv yêu cầu Hs đọc bài tập 1 và làm theo yêu cầu. - GV đặt câu hỏi, cho HS làm bài tập lần lượt trong SGK. - Từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? - Xác định nghĩa của từ lá, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá? - Gv nhận xét, chốt lại. - Đặt câu với các từ tay, chân, đầu, mặt, miệng, lưỡi Bài tập 2: VD thêm + Miệng kẻ sang có gang có thép + Chia nửa tim mình cho đất nước Đời thường rũ sạch những lo toan + Chúng nó chẳng còn mong được nữa, Chặt bàn chân một dân tộc anh hùng + Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra. - Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, tính chất của tình cảm, cảm xúc? Đặt câu với mỗi từ đó + Rằng anh có vợ hay chưa? Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào. - Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, nhờ? Tại sao tác giả dùng từ cậy, nhờ mà không dùng từ đồng nghĩa với các từ đó? - Giải thích lí do chọn từ? - Gv chia hs thành nhóm nhỏ (Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi bài tập 5 cử người trình bày trước lớp. - Hs thảo luận. Bài tập 1 Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹt. Các trường hợp sử dụng khác của từ “lá” Lá dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng giấy “Lá” dùng với các từ chỉ vật bằng vải “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ, “Lá” dùng với các từ chỉ kim loại " Tuy trong các trường hợp trên, từ “lá” dùng các trường nghĩa khác nhau nhưng vẫn có điểm chung: Các vật có hình dáng mỏng, dẹt như lá cây. Do vậy các từ lá đều có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng, dẹt như lá cây ) Bài tập 2. Gợi ý: - Thường dùng nhất là các từ: tay, chân, đầu, miệng, tim, mắt lưỡi,.. - Trinh sát của ta đã tóm được một cái “lưỡi”. (ý nói bắt được một tù binh để khai thác tin tức bí mật của đối phương – cái lưỡi là cơ quan nói năng của con người) Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường. Nhà ông ấy có năm “miệng” ăn. Giăng Van-giăng trong truyện “những người khốn khổ” là một trái tim nhân hậu. Đó là những “gương mặt” mới trong làng thơ Việt Nam Bài tập 3 Các từ chỉ vị giác là: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi, Đặc điểm âm thanh, lời nói: + Nói ngọt lọt đến xương + Một câu nói chua chát + Những lời mời mặn nồng, thắm thiết Mức độ tình cảm, cảm xúc: + Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động + Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình + Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai Bài tập 4. - Từ “cậy” có từ “nhờ” là từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa: bằng lời nói, tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó. - “ Cậy” khác “nhờ”: Cậy thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác. - Từ “chịu” có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng: chỉ sự đồng ý, chấp thuận với lời người khác. Tuy vậy các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau: + Nhận: sự tiếp nhận, đống ý một cách bình thường + Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với bề trên, thể hiện thài độ ngoan ngoãn, kính trọng + Chịu: thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý. Bài tập 5 Gợi ý: a. Chọn canh cánh vì: - Các từ khác nếu dùng, chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm “nhật kí trong tù” - Từ canh cánh khắc hoạ tâm trạng day dứt , triền miên của Hồ Chí Minh. Khi dùng từ “canh cánh” thì cụm từ “Nhật kí trong tù” được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người, tức tác giả. b.Chỉ có thể dùng từ liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc dự kết hợp ngữ pháp c. Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhung khác nhau ở chỗ: - Bầu bạn: có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, có sắc thái gần gũi khẩu ngữ. Ở câu văn này, chủ ngữ nói đến vị ngữ ( số ít) nên không thể dùng từ bầu bạn - Bạn hữu: lại có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết, cho nên không phù hợp để nói về các quốc gia. - Bạn bè cũng có nghĩa khái quát và có sắc thái thân mật, nhưng vị ngữ (số ít) nên không thể dùng từ này. Do vậy câu này chỉ có thể dùng từ bạn. 4/ Củng cố - Gv nhắc lại các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ gần nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ: + Ngân hàng thương mại trong kinh tế + Ngân hàng máu ở ngành y + Ngân hàng đề thi trong ngành giáo dục - Phân tích nghĩa của các từ đứng, quỳ, vinh, nhục trong câu: “Chết đứng còn hơn sống quỳ”. Chết vinh hơn sồng nhục. - Chú ý : - Tính nhiều nghĩa của từ nảy sinh khi được sử dụng trong lời nói (nghĩa trong lời nói, nghĩa trong văn cảnh) theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Do đó cần nhận biết quan hệ tương đồng giữa các đồi tượngCần chọn từ ngữ thích hợp với ngữ cảnh. 5/ Dặn dò - Hs về nhà lấy thêm ví dụ về các trường hợp chuyển nghĩa của từ. - HS học bài và soạn bài “ Ôn tập văn học trung đại Việt Nam”: Hệ thống đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập. -----------------------------------------fõe------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc