Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 35 - Tiết 118, 119, 120

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Nắm vững các kiến thức về các thao tác lập luận đã học.

 - Biết vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận vào việc tạo lập văn bản.

 1/ Kiến thức

 - Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

 - Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.

 2/ Kĩ năng

 - Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận.

 - Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận.

 3/ Thái độ

 Có ý thức sử dụng kết hợp các thao tác lập luận để đạt hiệu quả trong làm văn cũng như giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

 1/ Giáo viên

 - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, đặt câu hỏi.

 - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ.

 2/ Học sinh

 Học bài cũ, SGK, SBT.

 

doc6 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 35 - Tiết 118, 119, 120, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Ngày soạn: 22/04/2012 Tiết 118 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm vững các kiến thức về các thao tác lập luận đã học. - Biết vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận vào việc tạo lập văn bản. 1/ Kiến thức - Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. - Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận. 2/ Kĩ năng - Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận. - Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận. 3/ Thái độ Có ý thức sử dụng kết hợp các thao tác lập luận để đạt hiệu quả trong làm văn cũng như giao tiếp. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, đặt câu hỏi... - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ... 2/ Học sinh Học bài cũ, SGK, SBT... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1. Ôn tập, củng cố kiến thức - Gv yêu cầu hs liệt kê các thao tác lập luận đã học. - Tại sao trong văn bản nghị luận cần có sự kết hợp của các thao tác nói trên? * Hoạt động 2. Gv hướng dẫn Hs luyện tập - Hs đọc đoạn trích bài tập 1/ Tr112. - Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm tác giả đối với vấn đề đó ra sao? - Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu, ngoài ra còn có thao tác nào? - Việc áp dụng nhiều thao tác trong một bài văn có phải là tốt không? - Hs đọc nêu yêu cầu và hướng giải quyết bài tập 2. - Vấn đề cần nghị luận là gì? - Nên áp dụng những thao tác nào? - Bình luận - Giải thích - Phản bác - Chứng minh - Tổ chức thực hiện: - Tổ 1: Lập dàn ý - Tổ 2: Xác định áp dụng thao tác lập luận nào? - Tổ 3: Trình bày 1 luận điểm - Tổ 4: Viết 1 đoạn trình bày trước lớp. - Các tổ trình bày xong, lớp góp ý, Gv nhận xét. I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT II. LUYỆN TẬP * Bài tập 1/ Đọc đoạn trích trả lời câu hỏi - Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp (Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len), nhà văn Mĩ (Ét-ga Pô). - Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng. - Thao tác so sánh và phân tích. - Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận. - Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả. - Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không. * Bài tập 2. Hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận - Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác. - Bước 2: Lập dàn ý - Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp. * Dàn ý - Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. - Giải quyết vấn đề: + Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới. + Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay? Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian khổ. Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ. Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên. + Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay. + Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác. - Kết thúc vấn đề: + Ý nghĩa của vấn đề đặt ra + Bản thân 4/ Củng cố Gv chốt lại những điểm cốt yếu nhất về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, nguyên tắc lựa chọn các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài văn nghị luận. 5/ Dặn dò - Hoàn thành phần luyện tập. - Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận. + Nắm những kiến thức đã học về tóm tắt văn bản nghị luận đã học ở tiết trước. + Đọc trước phần luyện tập. -----------------------------------›{š--------------------------------------- Ngày soạn: 22/04/2012 Tiết 119 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. 2/ Kĩ năng Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận. 3/ Thái độ Có ý thức thực hành tóm tắt văn bản nghị luận. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, đặt câu hỏi... - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ... 2/ Học sinh Học bài cũ, SGK, SBT... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 3/ Bài mới * Dẫn nhập “Học phải đi đôi với hành”, lời người xưa nói quả không sai. Tiết trước ta đã được học những kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận. Để khắc sâu hơn những kiến thức đã học ta sẽ đi vào tiết học: “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận” Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt - Hs đọc văn bản: “Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay”. - Hs chú ý Sgk phần tóm tắt của một bạn. - Nhận xét dự định tóm tắt của bạn học sinh nọ như trình tự Sgk dẫn? Nên bỏ ý nào và bổ sung ý nào? - Hs làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Gv nhận xét. - Hs tự viết đáp án vào vở bài tập. - Hs đọc bài tập 2. - Hs đọc lại văn bản “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh. - Yêu cầu Hs xem lại phần bài giảng đã học để thực hiện các yêu cầu nêu ra trong bài tập. - Hs suy nghĩ trả lời. - Gv nhận xét, chốt. * Bài tập 1  Nhận xét dự định tóm tắt: Những nội dung dự định tóm tắt nêu lên là đúng nhưng còn thiếu và chưa chính xác ở một số điểm sau đây: - Thiếu: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng. - Chưa chính xác:  Nội dung câu văn của dự định tóm tắt: “cái buồn của thơ mới không ủy mị mà chứa yếu tố tích cực”. Không đúng với tinh thần của bản gốc: “Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị”, “đâu có phải đều là ủy mị” có nghĩa là: Không phải tất cả cái buồn trong thơ mới đều là ủy mị như vậy là vẫn có cái buồn ủy mị. Văn bản gốc chỉ đưa ra hai trường hợp cái buồn ủy mị (Con hổ nhớ rừng và Tràng giang) cũng không nên khái quát thành “Chứa nhiều yếu tố tích cực”. Bài tập 2 - Vấn đề cần nghị luận: Tinh thần thơ mới - Mục đích: Khắc họa tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt. - Bố cục của văn bản trích: * Mở bài: câu đầu (Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: Tinh thần thơ mới.) * Thân bài: - Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có. - Những biểu hiện của “cái tôi” cá nhân trong thơ mới, “cái tôi” buồn bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người. - Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt. * Kết bài:  Nhấn mạnh tinh thần thơ mới. 4/ Củng cố - Mục đích, yêu cầu cuả việc tóm tắt văn bản nghị luận. - Cách tóm tắt văn bản nghị luận. 5/ Dặn dò - Soạn bài: “Ôn tập phần làm văn” + Soạn bài theo những câu hỏi gợi ý Sgk. ---------------------------------›{š--------------------------------- Ngày soạn: 24/04/2012 Tiết 120 + TC34 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. - Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về tóm tắt văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. 1/ Kiến thức - Đặc điểm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. - Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận. - Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. 2/ Kĩ năng - Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. - Viết đoạn văn, bài văn nghị luận vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. - Tóm tắt văn bản nghị luận. - Viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. 3/ Thái độ Ý thức ôn tập và chuẩn bị kiểm tra học kì II. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, đặt câu hỏi... - Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ... 2/ Học sinh Học bài cũ, SGK, SBT... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 3/ Bài mới * Hoạt động 1. Gv hướng dẫn hs ôn tập những nội dung kiến thức đã học I. NỘI DUNG 1. Thống kê, hệ thống hoá các bài làm văn trong SGK ngữ văn 11 - Gv yêu cầu Hs kẻ bảng thống kê theo yêu cầu bài tập 1. - Hs làm việc. - Gv nhận xét, ghi bài vào vở. Loại bài học Kiến thức Kĩ năng 1. Nghị luận xã hội Khái niệm, đặc điểm Phân tích đề, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh 2. Nghị luận văn học Thực hành 3. Tóm tắt văn bản nghị luận Mục đích, đặc điểm Tóm tắt 4. Viết tiểu sử tóm tắt Thực hành 5. Viết bản tin Mục đích, đặc điểm Thực hành 6.Trả lời phỏng vấn Mục đích, đặc điểm 7. Các thao tác lập luận - Phân tích - So sánh - Bác bỏ - Bình luận Khái niệm, đặc điểm Khái niệm, đặc điểm Thực hành Thực hành 2. Các thao tác lập luận đã học - Hs đọc yêu cầu bài tập 2. - Gv hướng dẫn hs làm việc. - Hs ghi chép vào vở. THAO TÁC NỘI DUNG BÀI HỌC YÊU CẦU VÀ CÁCH LÀM SO SÁNH So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng - Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. - Đánh giá trên cùng một tiêu chí. - Nêu rõ quan điểm của người viết. PHÂN TÍCH Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng. - Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc. - Phân tích phải đi liền với tổng hợp BÁC BỎ Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe. - Bác bỏ luận điểm, luận cứ - Phân tích chỉ ra cái sai - Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. BÌNH LUẬN Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học. - Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận - Đề xuất được những ý kiến đúng - Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó - Đọc kĩ văn bản gốc. Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt. - Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu - Nguồn gốc - Quá trình sống - Sự nghiệp - Những đóng góp 3. Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận 4. Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin * Hoạt động 2. Gv hướng dẫn Hs luyện tập Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt - Hs đọc lại văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh? - Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Tác dụng? - Hs đọc bài tập 2. - Gv hướng dẫn Hs đọc làm bài tập 2. - Hs trả lời. - Gv hoàn chỉnh vào vở. - Hs đọc bài tập 3. - Hs chú ý vào đoạn trích. - Quan niệm bị bác bỏ là gì? - Tác giả bác bỏ bằng cách nào? - Việc bác bỏ ở đây có tác dụng gì? - Hs tự viết đoạn văn vào vở. - Gv thu vở chấm. II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác: + Thao tác lập luận bác bỏ + Thao tác lập luận phân tích + Thao tác lập luận bình luận Bài tập 2 - Phân tích lí do có thể nói: “Thất bại là mẹ thành công + Trải qua thất bại + Biết rút ra bài học kinh nghiệm - Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng các dẫn chứng cụ thể trong đời sống hiện thực. Bác bỏ: - Sợ thất bại nên không dám làm gì. - Bi quan chán nản khi gặp thất bại. - Không biết rút ra bài học khi gặp thất bại. Bài tập 3 Phân tích đoạn văn bác bỏ - Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có. - Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất” Viết đoạn văn bác bỏ - Chọn ý kiến, quan niệm cần bác bỏ về một vấn đề quan thuộc nào đó trong cuộc sống hoặc trong học tập. - Xác định cách thức bác bỏ (bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ hoặc bác bỏ cách lập luận) - Viết đoạn văn bác bỏ dựa trên kết quả đã xác định. 4/ Củng cố, dặn dò - Hs hoàn thiện các phần bài tập. - Gv hướng dẫn Hs soạn bài “Ôn tập học kì II”

File đính kèm:

  • doctuan 35.doc