Giáo án Ngữ văn 10 tiết 55: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

 CÁC HèNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Trình bày, phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, theo không gian và theo trật tự lôgíc của tư duy với đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc.

 - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.

 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh theo 3 kiểu vừa học.

 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiểu văn bản thuyết minh vào đời sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 55: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2012 STTPPCT: 55 Làm văm Ngày dạy: 16/11/2012 CÁC HèNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Trình bày, phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, theo không gian và theo trật tự lôgíc của tư duy với đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc. - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh theo 3 kiểu vừa học. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiểu văn bản thuyết minh vào đời sống. II. chuẩn bị của GV và HS. 1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA. 2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. III. tiến trình dạy học. Hoạt động 1(1') 1. Kiểm tra bài cũ: Khụng 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1). Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm VH nổi tiếng, có giá trị,... Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy VB thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó. Hoạt động của GV của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2(5') - Nhắc lại k/n về văn bản thuyết minh? - Các loại VB thuyết minh? Loại thiên về trình bày, giới thiệu gồm 3 thể nhỏ: + Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm VH. + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. + Thuyết minh về một phương pháp. Hoạt động 3(20') - Em hiểu thế nào là kết cấu VB? - Kết cấu VB phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hs đọc VB. Gv chia hs thành 4 tổ thảo luận, trả lời các câu hỏi trong sgk: - Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh? - Nội dung thuyết minh của VB? - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB? - Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy? Hs đọc VB, thảo luận, trả lời các câu hỏi: - Đối tượng và mục đích thuyết minh của VB 2? - Nội dung thuyết minh của VB 2? - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB? - Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy? - Từ việc tìm hiểu 2 VD trên, em hãy nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh? Hoạt động 4(15') Yêu cầu hs thảo luận, thực hành làm bài tập 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão? - Xác định hình thức kết cấu VB thuyết minh? - Nội dung thuyết minh? - Thuyết minh về di tích Côn Sơn? - Xác định các nội dung chính cần thuyết minh? I. Kết cấu của vbtm. 1.Khái niệm: * K/n: VB thuyết minh là kiểu VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. * Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính: + Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu. + Chủ yếu thiên về miêu tả. * Kết cấu của văn bản thuyết minh: là cách tổ chức, sắp xếp các thành tố của VBb thành đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. * Lưu ý: Hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh phải phù hợp với mối liên hệ bên trong của đối tượng, với môi trường xung quanh và có quá trình nhận thức của con người. - Kết cấu của VBTM phụ thuộc vào: Đối tượng, mục đích và người tiếp nhận. 2. Một số dạng kết cấu. a. Tìm hiểu văn bản. - Văn bản 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn. - Văn bản 2: Bưởi Phúc Trạch. * Văn bản 1: - Đối tượng: Hội thổi cơm thi – môtl lễ hội DG. - Mục đích: Hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội. - Nội dung thuyết minh: + Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. + Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm. + Diễn biến: Thi nấu cơm:- Thủ tục bắt đầu. - Lấy lửa. - Nấu cơm. Chấm thi:- Tiêu chuẩn. - Cách chấm. + ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân. - Cách sắp xếp các ý: theo trình tự thời gian. - Cơ sở sắp xếp: Do bài viết nhằm giới thiệu về một hội thi và một công việc cụ thể nên người viết phải trình bày theo trật tự thời gian. * Văn bản 2: - Đối tượng: Bưởi Phúc Trạch (một loại trái cây nổi tiếng). - Mục đích: Giúp người đọc cảm nhận được những giá trị của bưởi Phúc Trạch. - Nội dung thuyết minh: + Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam. + Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi. + Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi. + Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. - Cách sắp xếp các ý: + Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong. + Quan hệ lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi tép, màu sắc, hương vị, cảm giác). + Quan hệ nhân- quả: giá trị " danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. " Quan hệ hỗn hợp. - Cơ sở sắp xếp: Do mục đích thuyết minh. - Các hình thức kết cấu: + Theo trình tự thời gian. + Theo trình tự không gian. + Theo trình tự lôgíc. + Theo trình tự hỗn hợp. * Ghi nhớ ( SGK/168). II. Luyện tập: Bài 1: * GT chung: - PNL (1255 – 1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên. - HCST: BT ước đoán được sáng tác trong khoảng thời gian trước khi xảy ra cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2. - Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Chủ đề: TP ca ngợi vẻ đẹp của hình tượng người AH vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao. * GT nội dung, giá trị tư tưởng: - Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. - Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả. * TG thành tựu nghệ thuật: * Nhận định, đánh giá về TP. bài tập 2.(về nhà tự làm) - Đường đến, địa điểm. - Khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình. - Cụm di tích văn hóa: chùa Hun và đền thờ Nguyễn Trãi. - Vài nét về thời gian ở ẩn của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. - Các lễ hội và hoạt động thăm quan du lịch ở Côn Sơn hàng năm... Hoạt động 5 3. Củng cố, luyện tập. * Củng cố: - Nắm được các kiến thức đã học. * Luyện tập : - Làm bài tập theo hướng dẫn của GV. 4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: * Bài cũ: - Học bài theo hướng dẫn trong SGK. * Bài mới: - Chuẩn bị bài mới ( T56).

File đính kèm:

  • doctiet 55 cac hinh thuc ket cau của vb thuyet minh.doc