Giáo án Ngữ văn 10 tiết 45: Trả bài viết số 3

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức:* Giúp học sinh:

 - Nhận rõ những ưu, nhược điểm về kĩ năng viết bài văn tự sự.

 - Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn tự sự để tiếp tục luyện tập kể chuyện hoặc viết bài văn tự sự.

 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tính tự tin và khả năng điều chỉnh bài nói cho phù hợp với đối tượng và tình huống cụ thể.

 3. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ: - Giáo dục các em luôn tự tin trong giao tiếp. Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự chuẩn bị tốt cho bài viết sau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 45: Trả bài viết số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .................................... STTPPCT: 45 Làm văn Ngày dạy: Lớp: .....ngày.....thỏng......năm 2012 Lớp: .......ngày......thỏng.......năm 2012 . trả bài viết số 3 I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức:* Giúp học sinh: - Nhận rõ những ưu, nhược điểm về kĩ năng viết bài văn tự sự. - Biết cách tự đánh giá chất lượng học và thực hành viết văn tự sự để tiếp tục luyện tập kể chuyện hoặc viết bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện tính tự tin và khả năng điều chỉnh bài nói cho phù hợp với đối tượng và tình huống cụ thể. 3. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ : - Giáo dục các em luôn tự tin trong giao tiếp. Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự chuẩn bị tốt cho bài viết sau. II. chuẩn bị của thầy và trò: - Hs xem lại đề bài, sưu tầm các tài liệu tham khảo có liên quan. - Gv chấm bài, soạn thiết kế dạy- học. III. Tiến trình dạy- học: Hoạt động 1(1') 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Tiến trình trả bài: Hoạt động 2 (43') A. Trả bài: I. Yêu cầu: - Yêu cầu chung: Đây là loại đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo. Để làm tốt loại bài này cần phát huy khả năng tưởng tượng, liên tưởng (Các sự vật, chi tiết để tạo thành cốt truyện). Yêu cầu các chi tiết, sự vật phải đảm bảo lô gíc, phải phù hợp với tâm lí, tính cách của các nhân vật. Không những thế cách giải quyết đưa ra cũng phải làm hài lòng người đọc. Có thể kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Hoặc có thể chọn một nhân vật trong tác phẩm làm ngôi kể thứ nhất. - Yêu cầu cụ thể: II. DÀN í CHI TIẾT: Đề 1: - Đề yêu cầu kể chuyện dưới cái nhìn của một cây lau (giọng kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba). Vì vậy trước tiên người kể (ngôi thứ 3) hoặc chính nhân vật cây lau phải tưởng tượng ra hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật Vũ Nương. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi. Mở bài: - Giới thiệu gợi mở câu chuyện. - Nhân vật “Cây lau” phải tưởng tượng ra hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật Vũ Nương (thời gian, khung cảnh bờ sông Hoàng Giang ) Thân bài: - Tâm trạng của Vũ Nương khi đến bờ sông. (khóc, buồn rầu, vô cùng tuyệt vọng). - Nàng than thở (vì bị nghi oan như thế nào? tình cảm của nàng dành cho chồng, con ra sao?). - Nàng mong ước (nói với đức trời: nếu lòng thuỷ chung son sắt thì khi chết mong có ngày được giải oan). - Vũ Nương trẫm minh. Kết bài: - Cây lau buồn và thương xót khi nhìn Vũ Nương trẫm mình xuống dòng sông. đề 2: - Viết một văn bản theo ngôi kể thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi. - Yêu cầu trình bày sạch, đẹp, đúng hướng, ít mắc lỗi. 1. Mở bài: - Giới thiệu chung về cuộc đời, số phận và nỗi niềm của con gà chọi. 2. Thân bài: - Cuộc sống của con gà chọi (gà chọi tự kể chuyện mình) + Lúc nhỏ sinh ra trong một gia đình như thế nào? (bố mẹ, các anh, em). + Được câu chủ mua về ra sao? + Cậu chủ chăm sóc như thế nào? + Hàng ngày niềm vui, nỗi buồn gắn với những cuộc chiến ra sao? (Vui mừng, hãnh diện trước nỗi chiến thắng đau đớn bồn rầu mỗi khi thất trận. + Nỗi niềm tâm sự. - Hạnh phúc và hãnh diện khi có cuộc đời dày dạn kinh nghiệm chiến trường. - Buồn vì cậu chủ mải chơi với những trò chơi mới. Cậu lãng quên mình. 3. Kết bài: - Ước muốn của con gà chọi: Cậu chủ nên biết quý trọng tình bạn với các con vật. B. Nhận xét, đánh giá và chữa lỗi trong bài viết của học sinh: I. Nhận xét, đánh giá và chữa lỗi trong bài viết - Ưu điểm: Đa số các em làm đúng kiểu bài, có trí tưởng tượng và sự liên tưởng phong phú. Đáp ứng được nội dung yêu cầu của đề. Nhiều cách giải quyết đưa ra hợp lí. Bài viết điểm cao: Nhật Quỳnh, Thu Quỳnh, Tĩnh, Phú, Nghiên Huyền. - Nhược điểm: Có một số em chưa biết kể chuyện tưởng tượng dẫn đến lạc đề hay vốn sống và trí tưởng tượng ít khiến cho bài viết sơ sài, còn mắc lỗi diễn đạt. - Chữa lỗi cụ thể: ( GV thống kê lỗi mà HS mắc phải à chữa lỗi trực tiếp trên vở HS ). II. Thang điểm. - Điểm 9,10:Triển khai đầy đủ như trong đáp án,câu văn mượt mà, dẫn chứng sinh động.Bố cục rõ ràng và không mắc lỗi. - Điểm 7,8:Triển khai đầy đủ các ý trong đáp án,câu văn mượt mà,dẫn chứng đầy đủ và sinh động.Bố cục rõ ràng và còn mắc vài lỗi nhỏ. - Điểm 5,6: Triển khai đầy đủ các ý trong đáp án, hành văn chưa mượt mà, dẫn chứng chưa được làm rõ.Bố cục rõ ràng và còn mắc vài lỗi nhỏ. - Điểm 3,4: Triển khai đuợc 2/3 ý trong đáp án,thiếu dẫn chứng.Câu văn đã triển khai rõ ràng ,bố cục đảm bảo ba phần và còn mắc những lỗi cơ bản. - Điểm 2:Triển khai các ý lan man ,bố cục không rõ ràng và mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 1:Sai lạc cả nội dung và phương pháp. - Điểm 0:Không làm bài. Hoạt động 3(1'): 3. Củng cố, luyện tập. * Củng cố: - Yêu cầu nêu cao trách nhiệm, nhiệt tình đối với bài viết. * Luyện tập :- Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV. 4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: * Bài cũ:- Sửa chữa bài đã trả vào vở bài tập. * Bài mới:- Chuẩn bị bài ( T47,48 heo câu hỏi hướng dẫn của GV).

File đính kèm:

  • doctiet 45 tra bai so 3.doc