Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đọc văn: Nhàn

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

-Cảm nhận được niềm vui và quan niệm sống, triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

-Hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, cách nói ẩn ý,.trong bài thơ.

-Giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và niềm vui trong cuộc sống cho HS.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ

2/Học sinh:SGK, Bài soạn

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đọc văn: Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: Ngày soạn: 05/03/2013 Ngày dạy: /03/2013 Đọc văn: NHÀN Nguyễn Bỉnh Khiêm A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: -Cảm nhận được niềm vui và quan niệm sống, triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. -Hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, cách nói ẩn ý,...trong bài thơ. -Giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và niềm vui trong cuộc sống cho HS. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: 1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ 2/Học sinh:SGK, Bài soạn C. PHƯƠNG PHÁP : Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài cũ 3/ Giới thiệu bài mới 4/ Hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt -HS đọc tiểu dẫn trong SGK. ?Hãy trình bày những hiểu biết chung về tác giả NBK? -GV diễn giảng thêm cho HS hiểu rõ ?Những tác phẩm chính của NBK? ? Xuất xứ bài thơ “Nhàn”? ? Thể loại của bài thơ “Nhàn” ? -GV gọi 1-2 HS đọc bài thơ. - GV yêu cầu HS đọc: với giọng thong thả, chú ý đến sự biến đổi trong cách ngắt nhịp để ngắt giọng cho đúng - GV đọc lại một lượt ? Ở hai câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Từ “ thơ thẩn” ở đây thể hiện điều gì? ? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp trong hai câu thơ này? ? Hai câu đầu cho biết thú nhàn của nhà thơ là gì? ? Em hiểu như thế nào là “ nơi vắng vẻ”, “ chốn lao xao”? ? Quan niệm về dại – khôn của tác giả? ? Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó? ? Quan niệm về “ Nhàn” của tác giả qua hai câu thơ này như thế nào? ? Thức ăn và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ có gì đáng chú ý? ? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của thi nhân như thế nào? ? Cách ngắt nhịp của hai câu thơ như thế nào? Nó có ý nghĩa gì? ? Quan niệm “ Nhàn” của tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ này? ? Ở đây tác giả muốn uống rượu để làm gì? Có phải uổng như thú vui của hầu hết mọi người không? ? Hai chữ “ Nhìn xem” có ý nghĩa gì? ? Cách ngắt nhịp ở hai câu thơ này như thế nào? Có ý nghĩa gì? ? Qua tìm hiểu bài thơ em hiểu được triết lí sống “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? -Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? -GV cho 1-2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. - GV chốt lại những điểm chính trong phần ghi nhớ để HS nắm chắc nội dung cơ bản. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: - Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491-1585).Quê ở làng Trung Am,huyện Vĩnh Lại,tỉnh Hải Dương(nay thuộc Vĩnh Bảo,Hải Phòng). - Ông là người có uy tín và ảnh hưởng lớn với thời đại, cũng đồng thời là một nhân vật có nhiều huyền thoại. - Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên(1535) và ra làm quan cho nhà Mạc 8 năm. Ông dâng sớ xin chém đầu 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận ông bèn cáo quan về quê, lập am Bạch Vân dạy học. - Tên Bạch Vân cư sĩ của ông gắn liền với am Bạch Vân và quán TrungTân.ông còn có hiệu là Tuyết Giang Phu Tử , Trạng Trình. - Ông là nhà thơ lớn của dân tộc, các tác phẩm chính: Bạch Vân am thi tập(chữ Hán- gồm khoảng 700 bài),Bạch Vân quốc ngữ thi( chữ Nôm- gồm khoảng trên 170 bài). 2. Tác phẩm a) Xuất xứ Bài thơ “ Nhàn” trích ở tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi” b)Thể loại: Bài thơ được làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật nhưng khá giản dị, tự nhiên, ít gò bó. II.Đọc- hiểu văn bản 1. Hai câu đề “ Một mai một cuốc một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” - Tác giả đá sử dụng biện pháp nghệ thuật: + Liệt kê danh từ: mai, cuốc, cần câu đó là những cụ lao đông của người nông dân -> đólà hình ảnh người nông dân + Điệp số từ: một -> Thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm - Từ “ thơ thẩn thể hiện trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung điềm nhiên, thanh thản, trạng thái thoải mái không vướng bận, ưu tư, phiền muộn. - Hình ảnh nhà thơ hiện lên như một người nông dân với các dụng cụ lao động . Mai để đào đất,cuốc để vun xới và cần câu để câu cá.Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động nhưng đi vào trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có cái ung dung, tự tại, có cái thanh nhàn thư thái riêng của một người đang rất nhàn rỗi, có thể làm gì tùy theo sở thích cá nhân. - Kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/3 thể hiện phong thái tự tại, ung dung, thanh thản => Như vậy hai câu thơ này đã cho thấy quan niệm thế nào là nhàn của tác giả:nhàn ở đây là giản dị, ung dung và tự tại 2. Hai câu thực “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao” - “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng. +“Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quí, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau. + “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi. - Ở đây tác giả tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược, hàm ý. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết “ Khôn mà hiểm độc ấy khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” =>Vậy cái “dại” và “khôn” ở đây thật ra là cách nói ngược, thâm trầm, ý vị, vùa tự tin, tự cho mình là “dại” người là “khôn”,vừa hóm hỉnh, pha chút mỉa mai. Như vậy theo ông khôn mà dại, dại mà khôn - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối : Ta> < Người Dại> < Khôn Nơi vắng vẻ > < Chốn lao xao - Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ của mình: Khẳng định phương châm sống của mình pha chút mỉa mai với người khác, cho thấy sự khác biệt giữa ông và những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống “ lánh đục tìm trong” => Như vậy hai câu thơ này cho thấy quan niệm " Nhàn” của tác giả đó là giữ cho nhân cách trong sáng, tránh xa chen đua, bụi trần. 3. Hai câu luận “ Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” - Thức ăn ở đây không phải là cao lương, mĩ vị mà nó rất dân dã mang màu sắc thôn quê đó là măng là giá đỗ, sinh hoạt cũng rất thoải mái tự nhiên. “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. - Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của thi nhân tuy đạm bạc mà rất thanh cao. Đạm bạc là những thức ăn quê mùa dân dã như măng trúc, giá đỗ, sinh hoạt cũng như mọi người, cũng tắm hồ, tắm ao nhưng cuộc sống này không hề khắc khổ, đạm bạc mà thanh nhã, chan hoà với thiên nhiên. - Câu thơ ngắt nhịp 1/3/1/2 -> Nhấn mạnh các mùa trong năm, mùa nào thì thức nấy, ăn, tắm đều rất dân dã, rất thích thú.Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng có cái thú của nó.Sinh hoạt của người nhàn dật cũng rất thoải mái, tự nhiên => Như vậy “ Nhàn” ở hai câu thơ này là sự gần gũi với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, sống cuộc sống giản dị mà thanh cao. 3. Hai câu kết “Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”. - Tác giả uống rượu nhưng không phải là thú vui, uống để mà say, ở đây tác giả uống rượu để muốn mình gặp tỉnh ra, nhận ra rằng tất cả công danh, phú quý chỉ như là phù du, hư vô. - Không chị xa lánh danh lợi mà dường như tác giả còn cười cợt cả cái chốn lao xao lo giành giật nhau, rốt cuộc chỉ như giấc mơ dưới gốc cây hòe. - Hai chữ “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”-> Cái nhìm của một bậc đại nhân đại trí. - Nhịp ngắt 2/5 của câu thơ cuối cùng gợi cảm nhận phú quí chỉ là một giấc mơ, một giấc chiêm bao mà thôi. => Nhàn là nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, không bị xui khiến vào vòng lợi danh, con người giữ được tính thiện, nhận ra được phú quý chỉ là giấc chiêm bao * Triết lí sống “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: - Sống giản dị, ung dung, tự tại, hòa hợp với tự nhiên, thanh cao. - Tránh xa cuộc sống đua chen danh lợi, bụi trần, giữ lấy nhân cách thanh cao III. Tổng kết 1. Nội dung 2, Nghệ thuật 3. Cùng Cố: GV hướng dẫn HS củng cố nội dung chính: -Tác giả NBK: cuộc đời, thơ chữ Hán-chũ Nôm, nội dung thơ của NBK. -Các khía cạnh của chũ “Nhàn”. -Các biểu hiện của chũ “Nhàn” trong bài thơ. -Đánh giá về thú “Nhàn” của NBK trong bài thơ. 4. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ. -Chuẩn bị bài mới: - GV rút kinh nghiệm giờ dạy

File đính kèm:

  • docBai tho Nhan cua Nguyen Binh Khiem m=i.doc