Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 15: Vẽ trang trí đường diềm - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Vân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh biết thế nào là đường diềm và ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.

- Học sinh biết vận dụng các nguyên tắc trang trí đã học vào bài trang trí đường diềm.

- Hiểu cách tiến hành bài trang trí đường diềm, cách vẽ màu giữa họa tiết và nền, giữa các họa tiết giống nhau.

2. Kỹ năng:

- Học sinh vẽ được đường diềm theo trình tự các bước và bước đầu vẽ màu theo hoà sắc nóng, lạnh.

- Ứng dụng trang trí đường diềm vào vẽ các đồ vật trong gia đình.

- Rèn luyện một số kĩ năng như: Thuyết trình, vấn đáp, kĩ năng tư duy, nhận xét, luyện tập.

- Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân.

3. Thái độ:

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí đường diềm trong cuộc sống.

 - Có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc

 

doc9 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 15: Vẽ trang trí đường diềm - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2016 Ngày dạy: 23/11/2016 Lớp 6 A2 Tiết 15 Bài 14 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Học sinh biết thế nào là đường diềm và ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống. - Học sinh biết vận dụng các nguyên tắc trang trí đã học vào bài trang trí đường diềm. - Hiểu cách tiến hành bài trang trí đường diềm, cách vẽ màu giữa họa tiết và nền, giữa các họa tiết giống nhau. 2. Kỹ năng: - Học sinh vẽ được đường diềm theo trình tự các bước và bước đầu vẽ màu theo hoà sắc nóng, lạnh. - Ứng dụng trang trí đường diềm vào vẽ các đồ vật trong gia đình. - Rèn luyện một số kĩ năng như: Thuyết trình, vấn đáp, kĩ năng tư duy, nhận xét, luyện tập... - Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân. 3. Thái độ: - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí đường diềm trong cuộc sống. - Có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực thẩm mĩ và năng lực đánh giá, năng lực tính toán... II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy học a) Giáo viên - Một số đồ vật có trang trí đường diềm hoặc ảnh chụp đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài đường diềm của HS khoá trước. - Hình minh hoạ cách trang trí đường diềm đơn giản - Máy chiếu. b) Học sinh - Giấy, bút chì, thước kẻ, màu vẽ. - Nhóm 1: Tìm hiểu thế nào là trang trí đường diềm? - Nhóm 2: Tìm hiểu cách trang trí đường diềm cơ bản. 2. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số........vắng...... 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra kiến thức cũ trong bài 3. Bài mới A. Hoạt động khởi động (2 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HTPTNLHS GV cho nghe một bài hát do đội văn nghệ của lớp trình bày. GV vào bài HS hát Năng lực quan sát, tự giải quyết vấn đề B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là trang trí đường diềm? (7 phút) - Mục tiêu: Học sinh biết thế nào là đường diềm và ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống. - Phương pháp: Trực quan, quan sát, vấn đáp, thuyết trình, liên hệ thực tiễn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HTPTNLHS - GV yêu cầu nhóm đã được phân công trình bày nội dung của nhóm mình. - Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên nhận xét phần trình bày của nhóm, giải đáp thắc mắc ( nếu có) và chốt lại kiến thức cơ bản trên hình ảnh. - Đường diềm là gì? Đường diềm có vai trò gì trong cuộc sống? GV kết luận chuyển sang phần II Nhóm 1: Tìm hiểu thế nào là trang trí đường diềm? - Giới thiệu đồ vật, ảnh chụp của nhóm trong quá trình tìm hiểu đường diềm. - HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HSTL I. Thế nào là trang trí đường diềm? - Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài trên đó các họa tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại đều đặn và liên tục, giới hạn trong hai đường song song( thẳng, cong hoặc tròn) - Đường diềm ứng dụng vào trong cuộc sống như các công trình kiến trúc hay trên các đồ vật trong gia đình, trang phục làm cho cuộc sống thêm sinh động hơn... - Năng lực quan sát, năng lực tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, thẩm mĩ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trang trí một đường diềm cơ bản (9 phút) Mục tiêu: - Học sinh biết vận dụng các nguyên tắc trang trí đã học vào bài trang trí đường diềm. - Hiểu cách tiến hành bài trang trí đường diềm, cách vẽ màu giữa họa tiết và nền, giữa các họa tiết giống Phương pháp: Trực quan, quan sát, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HTPTNLHS - GV yêu cầu nhóm đã được phân công trình bày nội dung của nhóm mình. - Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên nhận xét phần trình bày của 2 nhóm, giải đáp thắc mắc ( nếu có). - GV chốt: Một bài trang trí đường diềm cơ bản gồm 4 bước kết hợp ghi bảng. - GV hướng dẫn các bước trang trí đường diềm kết hợp thuyết trình và đặt câu hỏi. + Bố cục vào giấy cân đối, sau đó kẻ 2 đường thẳng song song + Chia khoảng, vì sao lại chia khoảng? + Tìm họa tiết phù hợp với các ô đã chia và sắp theo thể thức nhắc lại hoặc xen kẽ có thể đổi chiều họa tiết lặp lại để bài vẽ sinh động hơn. Các họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau, cách đều nhau. + Vẽ màu GV kết luận: - Nếu màu họa tiết nhạt thì nền đậm hoặc ngược lại - Các họa tiết giống nhau nên tô cùng một màu. - Có thể vẽ màu theo hòa sắc nóng, hòa sắc lạnh hoặc kết hợp hòa sắc nóng lạnh nhưng cần chú ý đậm nhạt của nền để làm nổi bật họa tiết. - Cho xem một số bài của học sinh khóa trước. - GV cho xem một số họa tiết tham khảo Nhóm 2: Tìm hiểu cách trang trí một đường diềm đơn giản. - Giới thiệu cách trang trí một đường diềm đơn giản bằng hình minh họa. - HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung - HSTL - HS quan sát và lắng nghe II. Cách trang trí một đường diềm đơn giản 1. Kẻ 2 đường thẳng song song. 2.Chia khoảng để vẽ họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ - Nếu lặp lại một họa tiết giống nhau thì chia khoảng đều nhau - Nếu lặp lại họa tiết hay cụm họa tiết khác nhau thì chia khoảng xen kẽ sau đó kẻ trục để vẽ các mảng hay họa tiết cho đều nhau. 3. Vẽ họa tiết cho đều vào các mảng. - Chọn họa tiết phù hợp với các ô đã chia và sắp xếp theo thể thức nhắc lại hoặc xen kẽ. Có thể đổi chiều họa tiết lặp lại để bài vẽ sinh động hơn. 4. Lựa chọn màu sắc và vẽ màu. - Nếu màu họa tiết nhạt thì nền đậm hoặc ngược lại - Có thể vẽ màu theo hòa sắc nóng, hòa sắc lạnh hoặc kết hợp hòa sắc nóng lạnh nhưng cần chú ý đậm nhạt của nền để làm nổi bật họa tiết. - Các họa tiết giống nhau nên tô cùng một màu. - Năng lực quan sát, năng lực tư duy, tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, thẩm mĩ C. Hoạt động thực hành, vận dụng (20 phút) Mục tiêu: - Học sinh biết cách trang trí đường diềm theo trình tự và bước đầu vẽ màu theo hoà sắc nóng, lạnh. - Vận dụng vào vẽ các đồ vật có trang trí đường diềm. Phương pháp: Làm việc nhóm, thực hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HTPTNLHS - GV chia lớp 4 nhóm làm bài Yêu cầu: Mỗi học sinh thực hiện trên một sản phẩm 4. Đánh giá kết quả học tập (5 phút) - GV yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn 2 sản phẩm tiêu biểu của nhóm mình lên trưng bày - Các nhóm nhận xét sản phẩm dựa trên các tiêu trí sau: + Họa tiết sắp xếp có hài hòa, cân đối, đều nhau không. + Màu sắc giữa họa tiết và màu nền GV nhận chung sản phẩm của các nhóm, nhận xét giờ học, khích lệ học sinh. - HS đại diện nhóm lên nhận sản phẩm - HS thực hành cá nhân - HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của nhóm - Nhận xét sản phẩm của nhóm bạn - HS lắng nghe III. Thực hành Ứng dụng đường diềm trên các đồ vật trong gia đình - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thẩm mĩ 5. Bài tập về nhà( 2 phút) - Hoàn thiện bài - Chuẩn bị bài sau: + Tìm hiểu về các quân chủng, binh chủng và các hoạt động của chú bộ đội. + Sưu tầm tranh ảnh về đề tài bộ đội. + Giấy, chì, tẩy * Rút kinh nghiệm tiết dạy .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_tiet_15_ve_trang_tri_duong_diem_nam_h.doc
Giáo án liên quan