Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 13: Vẽ tranh Đề tài Bộ đội - Nguyễn Thị Thanh Vân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 - Học sinh hiểu đ­ợc nội dung đề tài bộ đội .

 - HS biết lựa chọn đúng nội dung để vẽ.

- HS hiểu các bước vẽ tranh đề tài bộ đội.

2. Kỹ năng:

- Học sinh vẽ được tranh theo đúng yêu cầu bài học.

- Rèn một số kĩ năng như: Kĩ năng thuyết trình, vấn đáp, kĩ năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết vấn đề.

- Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân.

3. Thái độ:

 - HS thể hiện tình cảm yêu quý bộ đội qua tranh vẽ.

 - Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và yêu môn học

 

doc9 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 13: Vẽ tranh Đề tài Bộ đội - Nguyễn Thị Thanh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2016 Ngày dạy: 23/11/2016 Lớp 6 A1 Tiết 16 Vẽ tranh Bài 13 f I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Häc sinh hiÓu ®­îc néi dung ®Ò tµi bé ®éi . - HS biÕt lùa chän ®óng néi dung ®Ó vÏ. - HS hiểu các bước vẽ tranh đề tài bộ đội. 2. Kỹ năng: - Học sinh vẽ được tranh theo đúng yêu cầu bài học. - Rèn một số kĩ năng như: Kĩ năng thuyết trình, vấn đáp, kĩ năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết vấn đề. - Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân. 3. Thái độ: - HS thể hiện tình cảm yêu quý bộ đội qua tranh vẽ. - Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và yêu môn học 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh - Năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực thẩm mĩ và năng lực đánh giá, thực hành... II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy học a) Giáo viên - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài bộ đội. - Bảng phụ, cách vẽ tranh đề tài bộ đội. - Bài vẽ của học sinh khóa trước. - Hình vẽ một số quân chủng, binh chủng, phương tiện tác chiến. - Vedeo bài hát - Máy chiếu. b) Học sinh + Nhóm 1: Tìm hiểu màu sắc trang phục, vũ khí của các quân chủng, binh chủng + Nhóm 2: Tìm hiểu một số hoạt động của bộ đội. - Nghiên cứu trước bài trong SGK. 2. Phương pháp dạy học: - Trực quan, quan sát, vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.Vắng.. 2. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra kiến thức cũ trong bài) 3. Bài mới. A. Hoạt động khởi động( 2 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HTPTNLHS - Cho HS nghe bài hát «Màu áo chú bộ đội» của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Bài hát nói về ai ? Ai là tác giả của bài hát? - GV giới thiệu bài học HSTL Năng lực tự giải quyết vấn đề B. Hoạt động hình thành kiến thức( 15 phút ) Mục tiêu: Học sinh biết anh bộ đội có nét đẹp riêng thông qua nhiều hoạt động và quân phục. - HS hiểu các bước vẽ tranh đề tài bộ đội Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp, quan sát... Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HTPTNLHS Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài GV yêu cầu các nhóm đã được phân công lên trình bày nội dung của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. + Nhóm 1: Tìm hiểu màu sắc trang phục, vũ khí của các quân chủng, binh chủng.. + Nhóm 2: Tìm hiểu một số hoạt động của bộ đội. Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên nhận xét phần trình bày của nhóm, giải đáp thắc mắc( Nếu có) - GV kết luận trên bản đồ tư duy - GV tổ chức trò chơi củng cố sau 2 nhóm báo cáo - GV chốt sau trò chơi - Với đề tài này các em có thể vẽ những nội dung gì? KL: Có thể vẽ chân dung bộ đội, bộ đội diễn tập trên thao trường, vui chơi giải trí, giúp dân... - GV cho xem một số bài vẽ của HS khóa trước yêu cầu thảo luận trong 2 phút + Nêu nội dung các tranh? + Hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong từng tranh? + Nhận xét chung về màu sắc các bức tranh? GV nhận xét phần thảo luận của các nhóm - Như vậy khi vẽ tranh đề tài bộ đội cần thể hiện được những gì? - Với đề tài này em chọn nội dung gì đề vẽ? GV chuyển ý sang phần 2. + Nhóm 1: Tìm hiểu màu sắc trang phục, vũ khí của các quân chủng, binh chủng. - HS giới thiệu giới thiệu các quân chủng, binh chủng. + Màu sắc quân phục + Vũ khí - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Nhóm 2: Tìm hiểu một số hoạt động của bộ đội. - HS treo ảnh sưu tầm của nhóm giới thiệu + Hoạt động diễn tập trên thao trường + Hoạt động giúp dân + Hoạt động trong trong giờ giải lao và thường ngày - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lên điều khiển trò chơi - Đọc luật chơi - HSTL HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung - 2, 3 HS TL - HSTL - HSTL I. Tìm và chọn nội dung đề tài - Quân đội Việt Nam Có quân chủng Lục Quân, Hải Quân, Phòng Không- Không Quân và lực lượng Biên Phòng - Mỗi quân chủng, binh chủng có màu sắc quân phục khác nhau, phương tiện, vũ khí, nhiệm vụ đặc thù riêng để phù hợp với tính chất nhiệm vụ công việc nhưng đều có nhiệm vụ chung sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ tổ quốc. - Có thể vẽ chân dung bộ đội, bộ đội diễn tập trên thao trường, vui chơi giải trí, giúp dân... - Khi vẽ tranh về đề tài bộ đội cần thể hiện được + Các hoạt động của chú bộ đội. + Trang phục của chú bộ đội. + Các phương tiện chiến đấu. - Năng lực chung: năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, thẩm mĩ. - Năng lực riêng: năng lực quan sát, phân tích, biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp... Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ. - GV chiếu các bước vẽ tranh không sắp xếp theo thứ tự yêu cầu HS sắp xếp lại và nhắc lại cách vẽ tranh. GV minh họa bảng phụ kết hợp thuyết trình các bước vẽ tranh. - Yêu cầu: Tiết 1 vẽ hình, tiết 2 tìm hiểu cách vẽ màu. - GV cho xem một số tranh có bố cục hợp lí và chưa hợp lí. - Bài nào có bố cục hợp lý, bài nào chưa hợp lý? Vì sao? - GV cho xem một số bài vẽ của Họa sĩ và học sinh khóa trước tham khảo. - HSTL HS quan sát và lắng nghe - HSTL - HS quan sát tranh II. Cách vẽ tranh 1. Tìm và chọn nội dung đề tài. 2. Tìm bố cục ( Phác mảng chính, mảng phụ) - Mảng chính ở trọng tâm tranh thu hút sự chú ý của người xem, thể hiện rõ nội dung đề tài. - Mảng phụ: Xung quanh mảng chính có tác dụng làm nổi bật hình ảnh chính 3. Vẽ chi tiết Dựa vào các mảng hình đã phác để vẽ các hình dáng cụ thể của con người và cảnh vật. - Hình vẽ nhân vật trong tranh nên khác nhau, có dáng động, dáng tĩnh, dáng các nhân vật trong tranh cần sinh động , hợp với nội dung tranh 4. Vẽ màu Năng lực quan sát, tự giải quyết vấn đề, thẩm mĩ... C. Hoạt động luyện tập, vận dụng ( 20 phút ) Mục tiêu: Học sinh vẽ được một tranh về đề tài bộ đội mình yêu thích. Phương pháp: Quan sát, luyện tập, vấn đáp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HTPTNLHS Hoạt động hướng dẫn học sinh làm bài - GV yêu cầu học sinh làm vào giấy A4 và mời 2 HS lên thực hiện bài vẽ trên giá vẽ. - GV bao quát lớp gợi ý cho HS làm bài. Đặc biệt chú ý học sinh không có năng khiếu, gợi ý cho học sinh tìm nội dung, bố cục, hình vẽ. HS làm bài cá nhân III. Thực hành Vẽ một tranh về đề tài bộ đội mình yêu thích Năng lực tự giải quyết vấn đề sáng tạo, thẩm mĩ, thực hành... 4. Đánh giá kết quả học tập (5 phút) - GV cho nhận xét bài của hai bạn trên giá vẽ dựa vào các tiêu chí sau: + Nội dung phù hợp với đề tài + Bố cục chặt chẽ + Hình vẽ có sinh động - GV yêu cầu học sinh đổi chéo bài nhận xét rút kinh nghiệm. - GV nhận xét tiết học HS nhận xét bài, rút kinh nghiệm. Năng lực thẩm mĩ, năng lực tự đánh giá và đánh giá.. 5. Bài tập về nhà( 2 phút) - Vẽ hình hoàn thiện để giờ sau vẽ màu. - Sưu tầm tranh màu của họa sĩ và học sinh tham khảo - Bài vẽ hình, màu vẽ... * Rút kinh nghiệm tiết dạy ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_bai_13_ve_tranh_de_tai_bo_doi_nguyen.doc