Giáo án lớp 4 tuần 4

I/ MỤC TIU BI HỌC

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

 -Hiểu nội dung : ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(trả lời được câu hỏi trong SGK).

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

-xác định giá trị.

-Tự nhận thức về bản thn.

-Tư duy ph phn.

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ

SỬ DỤNG

-Trải nghiệm

-Thảo luận nhĩm

-Đóng vai(đọc theo vai).

IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY V HỌC

 - Tranh minh học bài đọc SGK.

 - Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.

V/ TIẾN TRÌNH BI HỌC

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC TIẾT 7 : MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. -Hiểu nội dung : ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(trả lời được câu hỏi trong SGK). II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -xác định giá trị. -Tự nhận thức về bản thân. -Tư duy phê phán. III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG -Trải nghiệm -Thảo luận nhĩm -Đĩng vai(đọc theo vai). IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC - Tranh minh học bài đọc SGK. - Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn. V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 2.Bài cũ: - 3 HS nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi trong SGK. GV nhận xét - ghi điểm 3.Bài mới: *a/Khám phá: chủ điểm:Măng non là biểu tượng của thiếu nhi, của Đội TNTP cũng là tượng trưng cho tính trung thực, vì bao giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực. * Giới thiệu bài:Thế nào là người trung thực? Hôm nay các em sẽ học bài “ Một người chính trực” để hiểu rõ điều đó. b/Thực hành Hoạt động1. Hướng dẫn luyện đọc trơn * GV chia đoạn yêu cầu HS đọc. + GV kết hợp cho HS luyện đọc 1 số từ khó trong bài: di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu. Nghỉ hơi đúng nhanh giữa các cụm từ: “Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được”. + GV kết hợp giải nghĩa từ từ khó cuối bài. Gọi 1 HS đọc phần chú giải cuối bài. Gọi HS đọc toàn bài GV đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động2: Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em đọc thầmvà trả lời câu hỏi. Sau đó GV Đoạn này kể chuyện gì ? - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? Đoạn 1 kể về điều gì? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? Đoạn 2 cho ta biết về điều gì? - Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? - Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? Đoạn 3 ý nói gì? Yêu cầu cả lớp đọc bài và trả lời. ? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành GV cùng HS các nhóm khác nhận xét- bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ. Truyện này ca ngợi ai ? ca ngợi về điều gì? c/Thực hành Hoạt động3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.“Một hôm … tiến cử Trần Trung Tá .” + GV đọc mẫu + GV cùng HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. 4 Củng cố – dặn dị Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam. Hát 3 Học sinh lên bảng đọc bài. Học sinh cả lớp theo dõi – nhận xét. HS quan sát tranh chủ điểm “Măng mọc thẳng” HS chú ý theo dõi. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. +Đoạn1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông. +Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được. +Đoạn 3: Phần còn lại - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2. - 1 HS đọc phần chú giải + cả lớp đọc thầm. + HS đọc bài theo nhóm + HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc toàn bài. Các nhóm đọc thầm. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . + Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. + Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua. Ý đoạn 1: thái độ của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. + Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. Ý đoạn 2:Tô Hiến Thành ốm nặng có Vũ Tán Đường hầu hạ. + Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. + Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. Ý đoạn 3: Tô Hiến Thành cử người tài ba giúp nước . + Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. + Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước. Nội dung chính: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa. - 3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài. -Từng cặp HS luyện đọc -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS luyện đọc theo lối phân vai. HS nhận xét bạn đọc. HS trả lời theo suy nghĩ của mình. TOÁN Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU -Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên xếp thứ tự các số tự nhiên . II.CHUẨN BỊ: VBT Bảng phụ, bảng con. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân -Nêu cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân? -Giá trị của mỗi số phụ thuộc vào đâu ? GV nhận xét - tuyên dương. 3.Bài mới: * GV giới thiệu bài – ghi tựa bài Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên a.Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên: GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 và 120; 395 và 412; 95 và 95, yêu cầu. -Em hãy nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau trong từng cặp số đó? GV nêu: Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. Ta có thể nhận xét: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. b.Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên: * Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: 100 và 99, 77 và115... + số 100 có mấy chữ số? + Số 99 có mấy chữ số? + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau? * Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: + GV nêu :145 và 245 mỗi số có mấy chữ số? + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau? * Trường hợp cho hai số tự nhiên bất kì: + GV yêu cầu HS cho hai số tự nhiên bất kì + Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào? * Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên: + Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào? + Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào? + Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì? + GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát + Số ở điểm gốc là số mấy? + Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào? (ví dụ: 1 so với 5) + Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về khả năng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định GV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn & theo thứ tự từ lớn đến bé vào vở nháp. - Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên? GV nhận xét chốt ý chính. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi đua “Tiếp sức” GV nhận xét tuyên dương nhóm làm bài đúng và nhanh nhất. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài tập yêu cầu gì? – Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi lên bảng thi đua viết số ( bài 2b giảm) GV cùng HS nhận xét tuyên dương. Bài tập 3: Tương tự bài tập 2 – GV tổ chức cho HS thi đua( bài 3b giảm) GV cùng HS nhận xét tuyên dương 4 Củng cố – dặn dị Nêu cách so sánh hai số tự nhiên? Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm lại bài 2, 3 trong SGK vào vở1. 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. HS cả lớp theo dõi - nhận xét HS nhắc lại tựa. HS nêu nhận xét : 100 bé hơn 120. 395 bé hơn 412. 95 bằng 95. HS nhắc lại: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. - Có 3 chữ số - Có 2 chữ số + Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Trong mỗi số đều có 3 chữ số. + Xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải. HS tự nêu ví dụ. + Ta so sánh các chữ số ở cùng một hàng theo thứ tự từ trái sang phải .Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì lớn hơn. Số đứng trước bé hơn số đứng sau. Số đứng sau lớn hơn số đứng trước. Số đứng trước bé hơn số đứng sau & ngược lại. Số 0 Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn (1 < 5) Số 0 HS làm bài vào vở nháp theo yêu cầu của GV: - Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698; 7869; 7896; 7968. - Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé: 7968; 7896; 7869; 7698. + Ta xếp được thứ tự các số tự nhiên vì bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên. HS đọc yêu cầu bài thảo luận nhanh trong nhóm cử đại diện lên bảng làm bài. 1234 > 999 8 754 < 87 540 39680 = 39000+680 HS đọc yêu cầu bài và thảo luận theo cặp. 2 cặp HS lên bảng thi đua. - 8 136; 8 316; 8 361. - 63 841; 64 813; 64 831. 2 HS lên bảng thi đua. - 1984; 1978; 1952; 1942. 2 HS nêu KHOA HỌC Tiết 7: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN? I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC -Biết phân biệt loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. -Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. -Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói :cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi- ta min và chất khoáng,ăn vừa phải nhóm thức ănchứa nhiều chất đạm ;ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế muối. II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Kĩ năng tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn. -Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thức phẩm phù hợp cho bản thân và cĩ lợi cho sức khỏe . III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG -Thảo luận. -Trị chơi IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC -SGK -Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động 2.Bài cũ: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ Em hãy nêu vai trò của: vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ GV nhận xét, chấm điểm 3.Bài mới: a/Khám phá :Giáo viên nêu câu hỏi liên quan bài học ,liên hệ vào bài mới. b/Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn & thường xuyên thay đổi món Mục tiêu: HS giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn & thường xuyên thay đổi món Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận theo nhóm GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn & thường xuyên thay đổi món? GV gợi ý nếu HS gặp khó khăn: + Nhắc lại tên một số thức ăn mà em thường ăn. + Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy thế nào? + Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không? + Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau, quả? + Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt mà không ăn cá, không ăn rau, quả? Bước 2: Làm việc cả lớp Kết luận Hoạt động 2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối Mục tiêu: HS nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít & ăn hạn chế. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân GV lưu ý HS: Đây là tháp dinh dưỡng dành cho người lớn Bước 2: Làm việc theo cặp Bước 3: Làm việc cả lớp GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố nhau. Người được đố đưa ra tên một loại thức ăn & người trả lời sẽ phải nói xem thức ăn đó cần được ăn như thế nào: ăn đủ, ăn hạn chế …. (hoặc ngược lại) Kết luận - Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường & nên hạn chế ăn muối. c/Thực hành Hoạt động 3: Trò chơi Đi chơ GV dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng & nói với cha mẹ về tháp dinh dưỡng. 4 Củng cố – dặn dị GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật & đạm thực vật? HS trả lời HS nhận xét HS làm việc theo nhóm Đại diện nhóm trình bày kết quả: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn & thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn & quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn. HS nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng” trang 17 SGK 2 HS thay nhau đặt câu hỏi & trả lời: Hãy nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế . HS báo cáo dưới dạng đố vui HS chơi như đã hướng dẫn Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã chọn cho từng bữa. KỂ CHUYỆN Tiết 4: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Nghe-kể lại từng đoạn câu chuỵên theo câu hỏi gợi ý (SGK);kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể). Hiểu dược ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền). II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI Thể hiện sự tự tin -Lắng nghe tích cực -Đạt mục tiêu. -Kiên định III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG -Làm việc nhĩm-chia sẻ thơng tin. -Trình bày 1 phút. -Đĩng vai . IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện). Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 (a, b, c, d). V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc Yêu cầu HS kể lại 1 câu chuyện đã nghe – đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người GV nhận xét & chấm điểm 3.Bài mới: Hoạt động1:Khám phá Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe cô kể câu chuyện về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan. Nhà thơ này trung thực, thẳng thắn, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ nhất định không chịu khuất phục hát bài ca trái với lòng mình, trái với sự thật. Hoạt động 2: Kết nối HS nghe kể chuyện Bước 1: GV kể lần 1 GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng. Bước 2: GV kể lần 2 GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ Bước 3: GV kể lần 3 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện Yêu cầu 1: Dựa vào câu chuyện đã nghe cô giáo kể, trả lời các câu hỏi + Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng như thế nào? + Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? + Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào? + Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ? c/Thực hành Yêu cầu 2, 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp GV nhận xét, chốt lại GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 344.Củng cố - dặn dị GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe – đã đọc HS kể HS nhận xét HS nghe & giải nghĩa một số từ khó HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ HS nghe Yêu cầu 1 HS đọc lần lượt từng câu hỏi Cả lớp lắng nghe, suy nghĩ + Dân chúng phản ứng bằng cách truyền miệng nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua & phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. + Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ & nghệ nhân hát rong. + Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng. + Nhà vua thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực, khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. Yêu cầu 2, 3 a) Kể chuyện trong nhóm Từng cặp HS luyện kể từng đoạn câu chuyện Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện b) Kể chuyện trước lớp Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối đáp cùng các bạn, đặt câu hỏi cho các bạn, trả lời câu hỏi của thầy cô, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 7: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC -Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép ) ; phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy ) . -.Bước đầu phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản(BT1), tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho(BT2). II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Tìm và xử lí thông tin,phân tích ,đối chiêu. -Ra quyết định :tìm kiếm các lựa chon. III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Phân tích mẫu . -Trình bày ý kiện cá nhân . IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC - Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh 2 kiểu từ (ngay ngắn – láy; ngay thẳng – ghép) - Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ để tra cứu - Bút dạ & phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2 V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 2.Bài cũ: MRVT:Nhân hậu – Đoàn kết - Yêu cầu 1 HS làm lại BT4, sau đó đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT3, 4 - Từ phức khác từ đơn ở điểm nào? Nêu ví dụ. GV nhận xét & chấm điểm 3.Bài mới: a/Khám phá Trong tiết LTVC tuần trước, các em đã biết thế nào là từ đơn & từ phức. Từ phức có 2 loại là từ ghép & từ láy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cách cấu tạo 2 loại từ này. b/Thực hành Hoạt động1: Hình thành khái niệm * Hướng dẫn phần nhận xét Yêu cầu HS đọc câu thơ thứ nhất & nêu nhận xét Yêu cầu HS đọc khổ thơ tiếp theo & nêu nhận xét * Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ GV giúp HS giải thích nội dung ghi nhớ khi phân tích mẫu. + Các tiếng tình, thương, mến đứng độc lập đều có nghĩa. Ghép chúng với nhau, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau. + Từ láy săn sóc có 2 tiếng lặp lại âm đầu + Từ láy khéo léo có 2 tiếng lặp lại phần vần + Từ láy luôn luôn có 2 tiếng lặp lại cả âm đầu & vần Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập –thực hành Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS lưu ý: + Chú ý những chữ in nghiêng, những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm. GV nhận xét nêu lời giải đúng. Bài tập 2: GV yêu cầu hs tìm 3 từ ghép tổng hợp và 3 từ ghép phân loại GV phát phiếu giao việc cho từng nhóm- các nhóm thảo luận và trình bày. GV cùng HS nhận xét – tuyên dương nhóm làm nhanh nhất. 4.Củng cố - dặn dị GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Học thuộc phần ghi nhớ trong bài.Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ ghép và từ láy. HS làm bài HS trả lời câu hỏi HS nhắc lại tựa. 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ. HS nêu: + Các từ phức truyện cổ, ông cha do những tiếng có nghĩa tạo thành. + Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành. 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ. HS nêu: + Từ phức lặng im do haitiếng co ùnghĩa tạo thành + Từ phức chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những tiếng có vần hoặc âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành. HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS tìm thêm một số từ khác. HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào VBT Đại diện HS lên bảng sửa bài. a. Từ ghép: Nhân dân, ghi nhớ, công ơn, mùaxuân, bờ bãi,tưởng nhớ. Từ láy: Nô nức. b. Từ ghép: Dẻodai,vữngchắc, thanh cao,giản dị, chí khí. Từ láy: Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. HS đọc yêu cầu của bài tập và thảo luận trong nhóm. Đại diện nhóm trình bày – các nhóm khác theo dõi , nhận xét. Từ ghép Từ láy Ngay Ngay thẳng, ngay lưng, ngay đơ, ngay cẳng,……… Ngay ngáy, ngay ngắn Thẳng Thẳng băng, Thẳng cánh, thẳng tay, thẳng cẳng,……… Thẳngthắn, thẳng thớn Thật Thậtlực, ]thật tâm, thật lòng, thật bụng,………… Thật thà HS nhận xét tiết học TOÁN Tiết 17: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Viết và so sánh các số tự nhiên . -Bước đầu làm quen dạng x< 5, 2<x<5 với x là số tự nhiên . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: 2.Bài cũ: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 3.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa: Hoạt động1: hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: Yêu cầu HS nêu đề bài GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi đua cặp đôi. GV cùng HS sửa bài nêu kết quả đúng. Yêu cầu HS nêu thêm các số có 4, 5, 6, 7, 8, 9 chữ số. Bài tập 3: - Viết chữ số thích hợp vào ô trống GV chấm một số vở – sửa bài. Bài tập 4: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài( đọc cả phần hướng dẫn) GV hướng dẫn HS làm bài- theo dõi giúp đỡ HS yếu. 4.Củng cố - dặn dị Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên? Chuẩn bị bài: Yến, tạ, tấn Hát 2HS lên bảng sửa bài HS nhận xét HS nhắc lại tựa. HS đọc yêu cầu bài- thảo luậ

File đính kèm:

  • doct4.doc