Giáo án Hóa học tiết 3: chất

I./Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS phân biệt được chất và hỗn hợp: một chất, chỉ khi không lẫn chất nào khác (tinh khiết), mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không.

2. Kỹ năng: Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết

3. Thái độ tình cảm: Biết dựa vào tính chất vật lý của các các chất để tách riêng chúng ra khỏi hỗn hợp. GD bảo vệ sức khoẻ.

II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm + Nêu vấn đề + Thông báo

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bộ dụng cụ chưng cất nước – phiếu học tập để làm Bài tập 4 tr. 11 – lọ nước cất & lọ nước khoáng.

- Học sinh: Bài soạn – sách vở dụng cụ học tập

IV./ Tiến trình giảng dạy:

 1. Ổn định: HS vắng:

 2. Bài cũ: a. Nêu ví dụ 2 vật thể thiên nhiên, 2 vật thể nhân tạo? Vì sao nói được ở đâu có vật thể thì ở đó có chất?

 b. Kể tên 3 vật thể làm bằng nhôm, thuỷ tinh, chất dẻo? Làm thể nào để biết được tính chất của chất?

 3. Bài mới:

 

doc1 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học tiết 3: chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/2005 Bài 2: CHẤT Tiết 1 Chất tinh khiết Tuần thứ: 2 Ngày giảng: 12/9/2005 Tiết thứ : 3 I./Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS phân biệt được chất và hỗn hợp: một chất, chỉ khi không lẫn chất nào khác (tinh khiết), mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không. 2. Kỹ năng: Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết 3. Thái độ tình cảm: Biết dựa vào tính chất vật lý của các các chất để tách riêng chúng ra khỏi hỗn hợp. GD bảo vệ sức khoẻ. II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm + Nêu vấn đề + Thông báo III. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bộ dụng cụ chưng cất nước – phiếu học tập để làm Bài tập 4 tr. 11 – lọ nước cất & lọ nước khoáng. - Học sinh: Bài soạn – sách vở dụng cụ học tập IV./ Tiến trình giảng dạy: 1. Ổn định: HS vắng: 2. Bài cũ: a. Nêu ví dụ 2 vật thể thiên nhiên, 2 vật thể nhân tạo? Vì sao nói được ở đâu có vật thể thì ở đó có chất? b. Kể tên 3 vật thể làm bằng nhôm, thuỷ tinh, chất dẻo? Làm thể nào để biết được tính chất của chất? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Phần ghi bảng Hoạt động 1. (10 phút) Hỗn hợp GV HD HS QS hai lọ nước (nước cất và nước khoáng). Cho biết nhận xét của em về 2 lọ nước GV Nước cất là chất tinh khiết ( không có lẫn chất khác) còn nước khoáng có là một số chất tan. Nước cất được dùng như thế nào? => Thế nào là hỗn hợp. Tìm VD: => Nước tự nhiên là một hỗn hợp (GD vệ sinh ăn uống) HS 2 lọ giống nhau HS cho các ví dụ: (Thảo luận) Được dùng trong Y tế pha thuốc đưa thẳng vào máu, dùng trong PTN như 1 hoá chất III. Chất tinh khiết 1. Hỗn hợp: 2 hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. Nước tự nhiên là 1 hỗn hợp. Hoạt Động 2. (10 phút) Chất tinh khiết Làm thế nào để thu được nước cất GV: Làm TN chưng cất nước GV HD HS đọc sách GV Theo em chất như thế nào mới có tính chất nhất định. HS thảo luận nhóm “chưng cất nhiều nguồn nước tự nhiên khác nhau có thu được nước cất không? Vì sao” HS đọc Thông báo SGK “Nước cất được tạo ra từ nhiều nguồn nước tự nhiên khác nhau đều có những tính chất như nhau như t0s = 1000C, t0nc = 00C, D = 1g/ml . . . Nước tự nhiên có nhiều sai khác về thông số này vì có nhiều chất khác nhau lẫn vào” 2. Chất tinh khiết: Có những tính chất nhất định Hoạt Động 3. (10 phút) Tách chất ra khỏi hỗn hợp GV làm thí nghiệm cô cạn nước muối. Sau khi HS báo cáo GV kết luận Nêu VD các trường hợp Chất rắn-chất rắn, Chất rắn – chất lỏng. GV dựa vào đâu để tách các chất trong hỗn hợp. HS Thảo luận. Dựa vào đâu ta tách được các chất trong hỗn hợp ra. 3. Dựa vào sự khác nhau về tính chất VL có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp 4. Củng cố: (5 phút): a. Phát phiếu HT giải Bài tập 4 tr.11 b. Giải Bài tập 5 HS đọc và những HS khác chọn từ điền c. Bài tập 6, 7, 8 Tr.11 5. Dặn dò – chuẩn bị(10 phút) * Làm BT 4,5,6,7,8 vào vở BT * Chuẩn bị: Tìm hiểu Sự tách các chất Rắn và chất rắn bị trộn lẫn vào nhau, Nung và kiểm tra sự nóng chảy của chì và nhôm.

File đính kèm:

  • docT-3chat.doc