Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 47-AXETYLEN

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1) Kiến thức :

- Biết được CTCT của etilen, hiểu được liên kết 3.

- Củng cố nhận thức chung về hidrocacbon là ít tan trong nước, dễ cháy,

- Hiểu được tính chất đặc trưng của etilen là phản ứng cộng

- Biết được ứng dụng của etilen trong thực tế.

2) Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và tư duy

3) Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng.

II/ CHUẨN BỊ :

Giáo viên :

Dụng cụ: Mô hình phân tử Axetilen. Tranh vẽ các hình trong bài. Ong nghiệm,.

Hoá chất : CaC2, nước, dd Brom

Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1-Ổn định lớp :

2- Kiểm tra bài cũ: (5)

Giáo viên kiểm tra 2 học sinh.

(?) Viết CTCT của metan, etilen? Nhận xét và nêu tính chất hoá học đặc trưng của

chúng? Viết PTPƯ minh hoạ?

3-Tiến trình bài mới :

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 47-AXETYLEN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 AXETYLEN NS: 29/1/2010 Tiết : 47 ND: 1,3/2/2010 I/MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1) Kiến thức : - Biết được CTCT của etilen, hiểu được liên kết 3. - Củng cố nhận thức chung về hidrocacbon là ít tan trong nước, dễ cháy,… - Hiểu được tính chất đặc trưng của etilen là phản ứng cộng - Biết được ứng dụng của etilen trong thực tế. 2) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và tư duy 3) Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng. II/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : Dụng cụ: Mô hình phân tử Axetilen. Tranh vẽ các hình trong bài. Oáng nghiệm,.. Hoá chất : CaC2, nước, dd Brom Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1-Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ: (5’) Giáo viên kiểm tra 2 học sinh. (?) Viết CTCT của metan, etilen? Nhận xét và nêu tính chất hoá học đặc trưng của chúng? Viết PTPƯ minh hoạ? 3-Tiến trình bài mới : Phương pháp dạy và học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của axetilen Giáo viên giới thiệu CTPT, PTK Cho học sinh quan sát khí axetilen, nhận xét, rút ra kết luận? (?) Vì sao người ta có thể thu khí axetilen qua nước? Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin Học sinh quan satù, kết hợp SGK, rút ra tính chất vật lý của axetilen. à Vì axetilen không tan trong nước. I/ Tính chất vật lý: Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Hoạt động 2:. Tìm hiểu CTCT. (?) nhận xét về số nguyên tử C và H trong phân tử axetilen? (?) Vậy theo các em, CTCT của axetilen sẽ ra sao? Giáo viên tổng kết, cho học sinh quan sát mô hình axetilen (?) Cấu tạo của axetilen khác gì với etilen? Giáo viên: Liên kết đó người ta gọi là liên kết 3. giáo viên giới thiệu đặc điểm cùa liên kết 3 (?) Em hãy dự đoán tính chất hoá học có thể có của axetilen? à Số nguyên tử C = số nguyên tử H Học sinh dự đoán, viết thành CTCT. Học sinh báo cáo Học sinh đưa ra nhận xét. Nêu được : Trong phân tử axetilen giữa 2 nguyên tử C có 3 liên kết. Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin.. phân tích được sự khác và giống nhau giữa liên kết 2 và liên kết 3 Học sinh dự đoán à Có thể có phản ứng cộng và phản ứng cháy. II/ Cấu tạo phân tử: H – C Ξ C – H Viết gọn: CH Ξ CH Trong phân tử axetilen giữa 2 nguyên tử C có 3 liên kết gồm 1 liên kết bền và hai liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học gọi là liên kết 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của axetilen (?) Theo em, axetilen có cháy không? Nếu cháy tạo thành sản phẩm gì? Giáo viên biểu diễn thí nghiệm đốt cháy axtilen. Lưu ý học sinh : Phản ứng cháy của axetilen mãnh liệt hơn mêtan và etilen (?) Trong phân tử axetilen có liên kết kém bền, vậy theo các em nó có làm mất màu dd brom không? Giáo viên biểu diễn thí nghiệm axetilen tác dụng với dd brom Giáo viên lưu ý : vì trong phân tử axetilen có 2 liên kết kém bền nên phản ứng xảy ra hoàn toàn phải qua 2 giai đoạn(giáo viên giảng trên PTPƯ) Trong điều kiện thích hợp thì axtilen cũng dễ dàng tham gia phản ứng cộng với hidro và clo. Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng cho liên kết 2 và 3 Học sinh dự đoán, dựa vào tính chất hoá học của HC. Học sinh quan sát giáo viên biểu diễn thí nghiệm, rút ra kết luận cần thiết Học sinh dựa vào kiến thức về liên kết 2 à Có thể làm mất màu dd brom Học sinh quan sát, nhận xét. Học sinh theo dõi, ghi nhớ thông tin. III/ Tính chất hoá học: 1) Axetilen có cháy không? Axetilen cháy mãnh liệt trong không khí tạo thành CO2 và H2O. 2C2H2 (k) + 5O2 (K) à 4CO2 (K) + 2H2O (h) 2) Axetilen có làm mất màu dd brom không? Axetilen tham gia phản ứng cộng với dd brom nhờ các liên kết kém bền trong phân tử. Phản ứng xảy ra theo hai giai đoạn sau: CHCH (k) +Br-Br (dd) à Br-CH=CH-Br(l) Br-CH=CH-Br(l) + Br-Br(dd) à Br2-CH-CH-Br2 Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế axetilen Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và nêu vài ứng dụng của axetilen Giáo viên lưu ý học sinh : vì khả năng cháy toá nhiệt mạnh nên axetilen được dùng làm đèn xì để hàn cắt kim loại Giáo viên giới thiệu cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và nguyên liệu điều chế. Giới thiệu phương pháp điều chế trong công nghiệp Học sinh đọc thông tin SGK, tự tổng hợp kiến thức. Học sinh nêu ứng dụng của axetilen. Thảo luận toàn lớp thống nhất đáp án Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin. IV/ Ứng dụng: - Nguyên liệu làm đèn xì-axetilen hàn cắt kim loại. - Sản xuất chất dẻo, PVC, cao su, điều chế các chất hữu cơ,… V/ Điều chế: Từ canxicacbua (CaC2) CaC2 + H2O à C2H2 + Ca(OH)2 Từ metan: CH4 C2H2 + H2 4-Củng cốù: Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1, 2 SGK trang 122 5- Dặn dò: Làm các bài tập còn lại trong SGK. Giờ sau kiểm tra 45 phút Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc48.doc