Giáo án Hình học 8 - Tiết 6, bài 3: Đường trung bình của tam giác, của hình thang (tiếp)

Giúp học sinh có kỷ năng:

-Vận dụng địnhlý về đường trung bình của hìng thang để tính độ dài các đoạn thẳng và chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 6, bài 3: Đường trung bình của tam giác, của hình thang (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Ngày Soạn: 13/9/04 §3.ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG A. Mục tiêu: Kiến thức Kỷ năng Thái độ Giúp học sinh: -Nắm được định nghĩa đường trung bình của hình thang -Biết được định lý về đường trung bình của hình thang Giúp học sinh có kỷ năng: -Vận dụng địnhlý về đường trung bình của hìng thang để tính độ dài các đoạn thẳng và chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song *Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: -Phân tích, so sánh, tổng quát hoá *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: -Tính linh hoạt -Tính độc lập B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh -Bảng phụ vẽ hình 37, 39, 40, 44 sgk/78,79,80 -SGK + Thước -Học bài cũ -Dụng cụ học tập: Thước, giấy nháp D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Cho tam giác ABC. D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC. DE là đường gì của tam giác ABC ? DE có quan hệ gì với BC ? DE là đường trung bình của tam giác ABC DE//BC và DE = BC III.Bài mới: (29') *Đặt vấn đề: (2') Giáo viên Học sinh Tam giác có đường trung bình còn hình thang có hay không ? Nếu có thì tính chất của nó như thế nào ? Suy nghĩ *Triển khai bài: (27') Hoạt động của thầy và trò Nội dung 12' HĐ1: Định lý 3, định nghĩa GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?4 sgk/78 HS: EI//DC và EA = ED nên IA = IC IF//AB và IA = IC nên FB = FC Vậy I, F lần lượt là trung điểm của AC và BC GV. Như vậy, nếu đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì nó sẽ cắt cạnh bên còn lại ở đâu ? HS: Phát biểu như định lý 3 sgk/78 GV: Kết luận đó chính là nội dung của định lý 3 sgk/78 GV: Đoạn thẳng EF được gọi là đường trung bình của hình thang. Tổng quát: Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nào ? HS: Phát biểu như định nghĩa sgk/78 Định lý 3: (Như sgk) Định nghĩa: (như sgk) A C D B E F I 15' HĐ2:Định lý 4 GV: Cho hình thang ABCD. E, F lần lượt là trung điểm của AD và BC. Tìm mối liên hệ EF và hai đáy AB, DC ? GV: Kéo dài AF và DC cắt nhau tại K. Xét DABF và DKCF ? HS: BF = CF (gt); AFB = KFC (đối đỉnh); ABF = KCF (AB//CK). Suy ra DABF = DKCF (g.c.g) GV: Suy ra: AF?FK và AB?CK HS: AF = FK và AB = CK GV: Suy ra: EF ? AB và CD HS: EA = ED và FA = FK nên EF//DK và EF=DK (FE là đường trung bình của DADK) Suy ra: EF//DC và EF = (DC + AB) GV: Như vậy, đường trung bình của hình thang có tính chất gì ? HS: Phát biểu như định lý 4 sgk/78 GV: Kết luận đó chính là nội dung của định lý 4 sgk/78 Định lý 4: (như sgk) K A C D B E F EF//DC và EF = (DC + AB) IV. Củng cố: (10') Giáo viên Học sinh GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?5 sgk/79 GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 23 sgk/80 GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 25 sgk/80 HS: ?5: x = 32x2 - 24 = 40m A C D B E F K HS: 23: x = 5dm HS: EF//DC (đường trung bình của ABCD) KE//DC (đường trung bình của DBDC) Suy ra: K thuộc EF hay E, K, F thẳng hàng V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2') 1. Học thuộc hai định lý 2. Làm bài tập: 24,25,26,27 sgk/80- Tiết sau luyện tập

File đính kèm:

  • docTIET6.DOC