Giáo án Hình học 6 - Lê Kim Tiến - Tuần 2

I/ MỤC TIÊU :

1/Kiến thức cơ bản:

- Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

- Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.

2/ Kĩ năng :

- Rèn luyện học sinh biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng

- Biết sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

3/ Thái độ: Tích cực, nghim tc v hứng thú học toán.

II/ CHUẨN BỊ & PHƯƠNG PHÁP:

1/ Chuẩn bị : Gv: SGK, thước, biểu bảng,

Hs: SGK, thước, đọc trước bài 2 tr 105- 106,

2/ Phương pháp : Nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thảo luận,

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Lê Kim Tiến - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 02 Tiết : 02 NS : 10 / 8 / 2012 ND : 16/ 8 / 2012 §2- BA ĐIỂM THẲNG HÀNG I/ MỤC TIÊU : 1/Kiến thức cơ bản: Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm. 2/ Kĩ năng : - Rèn luyện học sinh biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng - Biết sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. 3/ Thái độ: Tích cực, nghiêm túc và hứng thú học toán. II/ CHUẨN BỊ & PHƯƠNG PHÁP: 1/ Chuẩn bị : Gv: SGK, thước, biểu bảng, … Hs: SGK, thước, đọc trước bài 2 tr 105- 106, … 2/ Phương pháp : Nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thảo luận, … III/ TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC : 1/ Ổân định lớp : KTSS ( 1’) 2/ Kiểm tra bài cũ : (4 ’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Gv: Đặt câu hỏi HS1: Vẽ điểm M, một đường thẳng b sao cho M b Vẽ một đường thẳng a, điểm A sao cho A a, A b . Vẽ điểm N a , N b Hình vẽ có đặt điểm gì? GV:Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a => ba điểm M, N, A thẳng hàng. Gv: Cho hs nhận xét. Gv: Đặt vấn đề :Vậy ba điểm thẳng hàng là ba điểm như thế nào ? Gv: Ghi tựa bài lên bảng . Học sinh thực hiện vẽ Học sinh trả lời Hình vẽ có hai đường thẳng a và b cùng đi qua điểm A Ba điểm M, N, A cùng nằm trên đường thẳng a Hs: Nhận xét . Hs: Theo dõi và tựa bài vở 3/ Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: THẾ NÀO LÀ BA ĐIỂM THẲNG HÀNG (15’) Gv:Yêu cầu hs quan sát hình 8 SGK và trả lời GV: Khi nào ta có thể nói ba điểm A, B, C thẳng hàng? GV: Khi nào ta có thể nói ba điểm A, B, C không thẳng hàng? GV: Cho ví dụ về hình ảnh ba điểm thẳng hàng? ba điểm không thẳng hàng? GV: Để vẽ ba điểm thẳng hàng, vẽ ba điểm không thẳng hàng ta nên làm như thế nào? GV: Để nhận biết ba điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm thế nào? GV: Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc đường thẳng không? Vì sao? nhiều điểm không cùng thuộc đường thẳng không? Vì sao? Þ giới thiệu nhiều điểm thẳng hàng, nhiều điểm không thẳng hàng Gv: Cho hs làm bt 10(a,c)tr106 Gv: Gọi 2 Hs lên bảng + hs khác làm vào vở . Gv: Cho hs nhận xét . Gv: Ngoài cách vẽ trên còn cách vẽ nào khác không ? Gv: Cho hs làm bt 8 tr106 bằng cách thảo luận đưa ra cách kiểm tra Hs:Trả lời: HS: Ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng. ( A; B; C thẳnghàng) (A; B; C không thẳng hàng) HS: Để kiểm tra ba điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta dùng thước thẳng để gióng . Hs:Trả lời Hs: Làm bt 10(a, c)tr106 a/ Vẽ ba điểm M,N,P thẳng hàng c/ Vẽ ba điểm T,Q,R không thẳng hàng : Hs: Nhận xét . Hs: Suy nghĩ và về nhà vẽ cho các trường hợp còn lại Hs:Làm bt 8 tr106 bằng cách thảo luận đưa ra cách kiểm tra 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng? - Ba điểm cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng. -Ba điểm không cùng thuộc bất kỳ một đường thẳng nào ta nói chúng không thẳng hàng. HOẠT ĐỘNG 2: 2-QUAN HỆ GIỮA BA ĐỂM THẲNG HÀNG (10’) Gv: Yêu vầu học sinh quan sát hình 9 SGK Gv:Trên hình vẽ có mấy điểm đã được biểu diễn? Có bao nhiêu điểm nằm giữa 2 điểm A và C? Gv:Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại? Nêu ra nhận xét SGK Gv:Cho hs làm bt 9 tr 106 SGK Gv: Vẽ hình 11 lên bảng phụ . Gv:Trả lời tại chỗ Gv: Cho hs làm bt 11 tr 107 SGK HS: Điểm B nằm giữa hai điểm A; C Điểm A; C nằm về hai phía đối với điểm B Điểm B; C nằm cùng phía đối với điểm A Điểm B; A nằm khác phía đối với điểm C Hs:Trả lời câu hỏi rút ra nhận xét SGK Hs:Vẽ vào tập Hs: Làm bt 9 tr 106 SGK Hs: Quan sát hình 11 Hs: Trả lời : a/ Bộ ba điểm thẳng hàng là : +B, D, C +B, E, A +D, E, G b/ Bộ ba điểm không thẳng hàng là +B, D, E +A, E, G Hs: Làm bt 11 tr 107 SGK a/ R ; b/ cùng phía ; c/ M,N Điểm C nằm giữa hai điểm A và B. *Nhận xét Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. 4/ Củng cố (13’) GV: Vẽ ba điểm M, N, P thẳng hàng sao cho điểm N nằm giữa hai điểm M và P Vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng Bài 12trang 107 SGK. GV: Gọi HS đọc đề SGK. GV: Cho HS thảo luận giải bài tập. GV: Gọi HS lên bảng. HS: Hoạt động giải bài tập. (M; N; P thẳng hàng) (A; B; C không thẳng hàng) Bài 12 SGK. 5/ Hướng dẫn về nhà (2’) - Ôn lại những kiến thức quan trọng cần nhớ trong giờ học. - Bài tập về nhà : 13; 14 (SGK) -Chuẩn bị đọc bài 3 tr 107-108 SGK -Giáo viên nhận xét đánh giá giờ học, động viên nhắc nhở học sinh. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docGA HH 6 TUAN 02.doc