Giáo án Hình học 6 - Lê Kim Tiến - Tuần 13

1/ MỤC TIÊU:

1.1/ Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

1.2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa, để vẽ đoạn thẳng,

- Bước đầu tập suy luận đơn giản.

1.3/ Thái độ: Tích cực, nghiêm túc và hứng thú học toán.

2/ Chuẩn bị:

2.1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị: SGK, máy tính, thước, thước có chia khoảng, compa, biểu bảng,

- Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, .

2.2 Chuẩn bị HS:

- Thiết bị: Máy tính, thước, ê ke, compa, thước có chia khoảng, ôn tập các kiến thức về đường thẳng, tia, đoạn thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng,

- Tư liệu: SGK, SBT

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Lê Kim Tiến - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Tiết: 13 NS: 13/ 10/2013 ÔN TẬP CHƯƠNG I 1/ MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng. 1.2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa, để vẽ đoạn thẳng, … - Bước đầu tập suy luận đơn giản. 1.3/ Thái độ: Tích cực, nghiêm túc và hứng thú học toán. 2/ Chuẩn bị: 2.1. Chuẩn bị của GV: - Thiết bị: SGK, máy tính, thước, thước có chia khoảng, compa, biểu bảng, … - Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, ... 2.2 Chuẩn bị HS: - Thiết bị: Máy tính, thước, ê ke, compa, thước có chia khoảng, ôn tập các kiến thức về đường thẳng, tia, đoạn thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng, … - Tư liệu: SGK, SBT 3/ Các bước lên lớp: 3.1 Ổn định lớp: KTSS 3.2/ Kiểm tra bài cũ: khơng kiểm tra 3. 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC HÌNH VÀ CHO BIẾT KIẾN THỨC GÌ ? (10’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành Gv: Cho hs quan sát bảng phụ vẽ các hình. Hs:Quan sát bảng phụ vẽ các hình. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 GV: Chia lớp ra thành 4 nhóm. GV: Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1, 2 nêu các kiến thức liên quan đến hình 1, 2, 3, 4 và 5. Nhóm 3, 4 nêu các kiến thức liên quan đến hình 6, 7, 8, 9 và 10. GV: Gọi đại diện nhóm1 đứng lên nêu các kiến thức liên quan đến các hình 1, 2, 3 GV: Yêu cầu nhóm 2 nhận xét. GV: Chốt lại kiến thức. GV: Gọi đại diện nhóm 3 đứng lên nêu các kiến thức liên quan đến các hình 6, 7, 8. GV: Yêu cầu nhóm 4 nhận xét GV: Chốt lại kiến thức. GV: Gọi đại diện nhóm 2 đứng lên nêu các kiến thức liên quan đến các hình 4,5. GV: Yêu cầu nhóm 1 nhận xét GV: Chốt lại kiến thức GV: Gọi đại diện nhóm 4 đứng lên nêu các kiến thức liên quan đến các hình 9, 10. GV: Yêu cầu nhóm 3 nhận xét GV: Chốt lại Cả lớp chia nhóm theo sự điều động của giáo viên. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. HS đại diện nhóm 1 đứng lên nêu các kiến thức liên quan đến các hình 1, 2, 3. Nhóm 2 tham gia nhận xét HS đại diện nhóm 3 đứng lên nêu các kiến thức liên quan đến các hình 6, 7, 8. Nhóm 4 tham gia nhận xét HS đại diện nhóm 2 đứng lên nêu các kiến thức liên quan đến các hình 4, 5. Nhóm 1 tham gia nhận xét HS đại diện nhóm 4 đứng lên nêu các kiến thức liên quan đến các hình 9,10. Nhóm 3 tham gia nhận xét Hình 1: Điểm, đường thẳng Điểm thuộc đường thẳng,điểm không thuộc đường thẳng. Ba; Aa. Hình 2: Ba điểm A, B, C thẳng hàng B nằm giữa hai điểm B, C. Hình 3: Đường thẳng đi qua hai điểm. Hình 4: Đường thẳng a vàđường thẳng b cắt nhau. I là giao điểm Hình 5: Đường thẳng m và đường thẳng n song song với nhau. Hình 6: Tia, hai tia đối nhau Ox, Oy là hai tia đối nhau. Hình 7: Hai tia trùng nhau Ay , AB là hai tia trùng nhau. Hình 8: Đoạn thẳng AB Hình 9: Khi nào AM+MB = AB ? Hình 10: Trung điểm của đoạn thẳng. O là trung điểm của đoạn thẳng AB HOẠT ĐỘNG 2: ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG (6’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành GV: Treo bảng phụ ghi nội dung sau lên bảng: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau: a/ Trong ba điểm thẳng hàng …..(1)…. điểm nằm giữa hai điểm còn lại. b/ Có một và chỉ một đường thẳng đi qua ……(2)…. c/ Mỗi điểm trên đường thẳng là …(3)… của hai tia đối nhau. d/ Nếu ……(4)….thì AM+MB = AB. GV: Gọi 1 HS đứng lên đọc nội dung trên bảng phụ Gv:Cho 4 HS lần lượt lên bảng điền vào chỗ trống. GV: Cho HS khác nhận xét GV: Nhận xét chung Hs: Tìm hiểu nội dung trên bảng phụ Hs: Đứng lên đọc 4HS lần lượt lên bảng điền vào chỗ trống. HS tham gia nhận xét a/ Trong ba điểm thẳng hàng …..(1)…. điểm nằm giữa hai điểm còn lại. b/ Có một và chỉ một đường thẳng đi qua ……(2)…. c/ Mỗi điểm trên đường thẳng là …(3)… của hai tia đối nhau. d/ Nếu ……(4)….thì AM+MB = AB. (1) có một và chỉ một (2) hai điểm (3) gốc chung (4)điểm M nằm giữa hai điểm A và B HOẠT ĐỘNG 3 : ĐÚNG ? SAI? (4’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành Gv:Đưa nội dung câu hỏi lên bảng phụ: Hãy đánh dấu “x” vào ô thích hợp trong bảng sau: STT NỘI DUNG ĐÚNG SAI 1 a/ Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B. 2 b/ Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B. 3 c/ Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B. 4 d/ Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song . GV: Cho 1 HS đứng lên đọc nội dung trên bảng phụ GV: Gọi 2 HS lên bảng điền dấu “X” vào ô thích hợp. Gv: Cho hs nhận xét. GV: Nhận xét chung HS đứng lên đọc 2 HS lên bảng thực hiện, HS khác cùng thực hiện Hs: Nhận xét. a/ Sai; b/ Đúng; c/ Sai ; d/ Đúng. HOẠT ĐỘNG 4: VẼ HÌNH (22’) a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,… b. Các bước tiến hành Gv: Yêu cầu hs đọc nội dung câu hỏi 2 trang 127. GV: Yêu cầu HS tóm tắt để bài Gv: Gọi Hs lên bảng vẽ hình +hs khác làm vào vở. GV: Cho HS nhận xét GV: Nhận xét chung GV: Cho HS đọc câu 4, 7 tr 127 GV: Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của câu 4 và 7 GV: Cho HS nhận xét GV: Nhận xét chung GV: Cho HS đọc câu 8 GV: Yêu cầu HS tóm tắt GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình, yêu cầu HS khác cùng vẽ GV: Cho HS nhận xét GV: Nhận xét chung Hs: Đọc nội dung câu 2 ;3 HS tóm tắt: Cho 3 điểm: A, B, C Vẽ: Đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B, C HS lên bảng vẽ hình, các HS khác cùng vẽ. HS đứng lên đọc câu 4, 7 HS lên bảng vẽ hình, HS khác cùng vẽ HS tham gia nhận xét HS đứng lên đọc câu 8 HS tóm tắt: Vẽ xy zt = O. A Ox, B Ot, C Oy, D Oz. Sao cho OA = OC = 3cm, OB = 2cm OD = 2 OB. HS lên bảng vẽ hình HS tham gia nhận xét Câu 2: Câu 7 -Gọi I là trung điểm của AB -Vẽ tia Ay -Trên tia Ay lấy điểm I sao cho AI = 3,5cm . Câu 8 Gv: Cho hs làm bt 6 tr 127 SGK Gv: Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập Gv: Yêu cầu hs tóm tắt bt GV: Để so sánh được AM và MB ta cần phải tìm độ dài đoạn thẳng nào? Gv: Gọi 1 Hs lên bảng Gv: Cho hs nhận xét. GV: Nhận xét chung Hs:Làm bt 6 tr 127 SGK Hs: Đọc nội dung bài tập Hs: Tóm tắt bt AB = 6cm ; AM = 3cm a/ M có nằm giữa A và B ? Vì sao? b/ So sánh AM và MB c/ M có là trung điểm của AB ? HS: cần tìm MB Hs:1 Hs lên bảng Hs: Nhận xét. Bt 6 tr 127 SGK a/ Điểm M nằm giữa hai điểm A và B . Vì AM < AB b/ Ta có AM+MB = AB + MB = 6 MB = 6 – 3 MB = 3cm Vậy AM = MB. c/ M là trung điểm của AB Vì AM = MB = AB 4.Hướng dẫn ở nhà (3’ ) - Xem lại các câu hỏi đã ôn tập. - Giải lại các bài tập đã giải, rèn luyện thật kĩ các bài tập 46, 47 tr 121, 53, 54, 55 tr 124, 60, 61 trang 125. - Chuẩn bị bài thật tốt để kiểm tra 45 phút. - Cần đọc kĩ đề bài và tính tốn, vẽ hình cẩn thận trong kiểm tra. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docGA HH6 TUAN 13.doc
Giáo án liên quan