Giáo án Đại số (nâng cao) 10 - Trường THPT Hậu Lộc 4

1. Về kiến thức:

- Khái niệm thống kê, đơn vị điều tra, dấu hiệu, giá trị của dầu hiệu.

- Khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu, điều tra toàn bộ, điều tra mẫu.

2. Về kỹ năng:

- Biết cách xác định dấu hiệu, đơn vị điều tra, mẫu, kích thước mẫu. khi cho biết bảng thống kê.

- Có kỹ năng tự thu thập số liệu và tiến hành được 1 cuộc điều tra nhỏ về một vấn đề nào đó và lập bảng số liệu thống kê.

II. Chuẩn bị của gv và hs:

 

doc29 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số (nâng cao) 10 - Trường THPT Hậu Lộc 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 29 tháng 01 năm 2010 Chương V: Thống kê Tiết 67 Đ1 . MộT VàI KHáI NIệM Mở Đầu I. Mục tiêu: Qua bài học HS cần nắm được: 1. Về kiến thức: - Khái niệm thống kê, đơn vị điều tra, dấu hiệu, giá trị của dầu hiệu. - Khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu, điều tra toàn bộ, điều tra mẫu. 2. Về kỹ năng: - Biết cách xác định dấu hiệu, đơn vị điều tra, mẫu, kích thước mẫu.... khi cho biết bảng thống kê. - Có kỹ năng tự thu thập số liệu và tiến hành được 1 cuộc điều tra nhỏ về một vấn đề nào đó và lập bảng số liệu thống kê. II. Chuẩn bị của gv và hs: 1. Học sinh: Các kiến thức về thống kê đã học ở lớp 7. 2. Giáo viên: Giáo án, một số báo có chứa các số liệu thống kê. Phiếu học tập, bảng kết quả mỗi hoạt động III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp gợi mở nêu vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. IV. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu chương, bài học thông qua hình ảnh trực quan (trên báo). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho HS xem 1 vài tờ báo trong đó có các thông tin dưới dạng số liệu thống kê, biểu đồ.(Thống kê về số vụ tai nạn GT trên tuyến QL1A trong 6 tháng đầu năm , ) - Các thông tin này cho em biết được gì ? - GV: Dẫn HS vào khái niệm bài học - (khái niệm thống kê). - HS: quan sát các bảng số liệu, những con số thống kê, hiểu nhiệm vụ và: + Chỉ ra các số liệu thống kê + Mục đích của thống kê. Hoạt động 2: Dẫn đến khái niệm thống kê Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thống kê là gì ? - GV: Yêu cầu HS hình thành khái niệm và phát biểu, chính xác hoá khái niệm thống kê. - Thống kê có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống thực tiễn của con người? -HS nhận biết KN thống kê từ VD thực tiễn ở trên và khái quát hóa .Phát biểu định nghĩa thống kê ( SGK trang 159). - TK là công việc cần thiết không thể thiếu được trong mọi ngành KT, XH , đặc biệt rất cần thiết cho các nhà quản lý , hoạch định chính sách. Hoạt động 3: Nhắc lại về Bảng số liệu thống kê ban đầu , dấu hiệu , đơn vị điều tra , giá trị của dấu hiệu , dãy giá trị dấu hiệu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đưa ra 2 bảng số liệu thống kê VD1: Điều tra về doanh thu trong tháng 6/2006 của tất cả các cửa hàng bán lẻ của một công ty A trên địa bàn Thành phố Thanh Hoá. Sau đây là bảng số liệu trích từ sổ công tác của người điều tra: STT Tên cửa hàng Doanh thu (ĐVT: Tr.đồng) H1 150 H2 120 H3 70 H4 85 H5 80 H6 27 H7 45 H8 120 H9 64 H10 90 (Bảng 1) - HS đọc đề bài và quan sát bảng 1, bảng 2. - HS hiểu nhiệm vụ tích cực tham gia hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS VD 2: Điều tra về sự yêu thích học môn văn của các em HS trong một lớp ở một trường THPT. Ta có bảng số liệu sau: ý kiến HS (mức độ) Rất thích Thích Bình thường Không thích Số HS 5 10 15 15 (Bảng 2) - GV phân chia HS thành 2 nhóm: + Nhóm 1: Quan sát bảng 1. + Nhóm 2: Quan sát bảng 2. Yêu cầu: - Nêu các dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu trong các điều tra trên. Gợi ý: Cách xác định các yếu tố trên trong 1 bảng thống kê - Điều tra về cái gì ? (Dấu hiệu) -Điều tra trên đối tượng nào ? ( Đv điều tra) -GV theo dõi các hoạt động của HS Phải chăng mọi dấu hiệu cần nghiên cứu đều được thể hiện ở từng phần tử bằng các con số ? Nhóm 1: Cử 1 đại diện trả lời: + Dấu hiệu X: Doanh thu của một cửa hàng trong tháng 6/2006. + Đơn vị điều tra: Mỗi cửa hàng là 1 đơn vị điều tra. + Đọc các giá trị của dấu hiệu:. Nhóm 2: Cử 1 đại diện trả lời. - Dấu hiệu Y: Mỗi ý kiến của HS. - Đơn vị điều tra: Mỗi học sinh trong lớp học. -Đọc giá trị của các dấu hiệu.... -Bằng con số(VD1) hoặc ký hiệu (VD2) Hoạt động 4: Nêu khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV đặt vấn đề hướng tới khái niệm mới Nếu người điều tra chỉ chọn bất kỳ 10 cửa hàng để điều tra (KQnhư bảng 1) người ta gọi đó là điều tra trên mẫu. Khi đó ta có 1 mẫu là các cửa hàng {H1, H2, ......., H10}. - Kích thước của mẫu trên là 10. - Mẫu số liệu: {150; 120; 70; 85; 80; 27; 45; 64;90 } -Thế nào là mẫu, kích thước của mẫu, mẫu số liệu ? - Thế nào là điều tra trên mẫu ? - Thế nào là điều tra toàn bộ ? - HS nhận biết và hình thành khái niệm - Nêu khái niệm về mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu, dãy số liệu... - Chính xác hoá các khái niệm trên và ghi nhớ (SGK trang 160). - Chỉ điều tra trên 1 mẫu. - Thực hiện điều tra trên mọi đơn vị điều tra. Hoạt động 5: Củng cố các khái niệm về mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GVgiao nhiệm vụ cho HS giải bài1, 2 SGK Nhóm 1, 2: Bài 1 Nhóm 3,4: Bài 2 -GV theo dõi và nhận xét hoạt động củaHS -Chiếu bảng kết quả của 2 bài tập trên - Cử đại diện của nhóm 1 trả lời bài 1. -Nhóm 2 nhận xét kết quả bài 1. - Cử đại diện nhóm 3 trả lời bài 2 -Nhóm 4 nhận xét kết quả bài 2. -HS chính xác hóa lời giải cả 2 bài Hoạt động 6: Tính khả thi của các hoạt động điều tra toàn bộ , điều tra mẫu . Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Người điều tra phải kiểm định chất lượng các hộp sữa của một nhà máy chế biến sữa bằng cách mở hộp sữa để kiểm tra, có thể kiểm tra toàn bộ hay không ? - GV cho HS biết điều tra trên mẫu đôI khi còn là điều tra đại diện. -Nêu ý nghĩa của việc điều tra trên mẫu? Lưu ý: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thống kê là xây dựng các phương pháp cho phép ta rút ra các kết luận lập các dự báo về toàn bộ các đơn vị điều tra dựa trên các thông tin thu được trên mẫu. Để có các kết luận dự báo chính xác thì việc chọn mẫu là rất quan trọng. - Khẳng định: Không thể được vì đơn vị điều tra bị phá huỷ. - Việc điều tra toàn bộ nhiều khi không khả thi vì số phần tử điều tra lớn (lấy VD) hoặc đơn vị điều tra bị phá huỷ người ta thường hay tiến hành điều tra trên mẫu và phân tích xử lý mẫu số liệu thu được. - Lấy VD khác (chẳng hạn điều tra chất lượng sản phẩm của một lô hàng, thăm dò ý kiến cử tri) Hoạt động 7: Củng cố toàn bài, bài tập về nhà Hoạt động của GV Hoạt động của HS - (1): Nêu định nghĩa thống kê, khái niệm mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu. Thế nào là điều tra trên mẫu, điều tra toàn bộ ? - (2): Tự tiến hành cuộc điều tra "nhỏ" chẳng hạn về số cân nặng, chiều cao của các bạn trong lớp học. - (3): Đọc Đ2 trang 161 -162. - HS phát biểu - Phân chia các nhóm về nhà làm + N1,2: Điều tra về số cân nặng, chiều cao của các bạn HS trong lớp. + N3:Điều tra về một vấn đề mà mình quan tâm . + N4: Thống kê sĩ số HS các lớp trong trường. Ngày 05 tháng 02 năm 2010 Tiết 68-69 : Đ 2 . Trình bày một số mẫu liệu I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần nắm được: 1. Kiến thức: Đọc và hiểu được nội dung một bảng phân số tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp. 2. Về kỹ năng: - Biết lập bảng phân bố tần số - tần suất từ mẫu liệu ban đầu. - Biết vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt; đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện bảng ph/bố tần số - tần suất ghép lớp. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Học sinh: Các kiến thức về thống kê, cách lập bảng tần số, tần suất, biểu đồ tần số đã học ở lớp 7. 2. Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập sưu tầm các loại biểu đồ trên báo chí để minh họa, bảng phụ ( các bảng và hình trong SGK ). III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Giáo viên Học sinh - Giáo viên đưa ra VD1: Một điều tra viên đã ghi năng suất (tạ/ ha) của một giống lúa mới trên 120 thửa ruộng có cùng diện tích 1 ha trong bảng sau: - Hỏi: a) Bảng này là một mẫu hay một mẫu số liệu? b) Kích thước mẫu ? 30 30 34 34 38 36 32 34 34 32 32 34 36 34 32 34 34 40 34 32 34 30 34 38 34 34 40 32 34 34 34 40 34 30 34 36 32 34 42 34 34 44 30 44 42 44 36 44 32 44 44 36 34 36 38 30 44 36 44 40 34 38 40 32 34 44 34 32 44 32 44 30 34 42 44 36 38 40 36 44 32 38 36 32 34 32 42 44 38 30 44 32 44 36 44 34 36 30 40 44 36 38 36 32 38 40 34 38 32 44 32 44 32 40 34 40 32 36 42 30 - Học sinh trả lời câu hỏi: a) Đây là một mẫu số liệu b) Kích thước mẫu 120 1. Bảng phân bố tần số, tần suất Hoạt động 2: Hoạt động dẫn đến định nghĩa tần số, bảng phân bố tần số Giáo viên học sinh - Giáo viên đưa ra câu hỏi: H1: Từ mẫu số liệu trong VD1 hãy tìm xem có bao nhiêu giá trị khác nhau ? H2: Hãy xem các giá trị xuất hiện trong bảng bao nhiêu lần? (xét từ thấp tới cao). - GV chia nhóm: 4 nhóm để trả lời câu hỏi 2, mỗi nhóm tìm số lần xuấ hiện của 2 số liệu. Sau khi HS trả lời GV tổng kết theo bảng: - GV dẫn dắt đến định nghĩa tần số (SGK) - GV: Quay lại bảng 1 thay số lần xuất hiện bởi tần số (n) thì mẫu số liệu ở VD1 có thể trình bày gọn gàng hơn, bảng đó gọi là bảng phân tần số. - GV đưa ra bảng tần số ( bảng phụ hoặc chiếu lên màn hình ). - Học sinh trả lời: Trong mẫu trên có 8 giá trị khác nhau đó là: 30; 32; 34; 36; 40; 42; 44 - Hoạt động theo nhóm - Đại diện trả lời kết quả Bảng 1: Giá trị (x) 30 32 34 36 38 40 42 44 Số lần xuất hiện 10 20 30 15 10 10 5 20 N= 120 Học sinh nhắc lại định nghĩa tần số - Học sinh theo dõi, ghi nhớ cách lập bảng tần số. Hoạt động 3: Hoạt động dẫn đến định nghĩa tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất Giáo viên Học sinh - GV đặt vấn đề: Bây giờ muốn biết trong 120 thửa ruộng, có bao nhiêu phần trăm thửa ruộng có năng suất 30, 32, ta lập tỷ số tần số ni và kích thước mẫu N, tỉ số đó gọi là tần suất - GV đưa ra câu hỏi: H3: Tần suất của giá trị là gì ? - GV bổ sung, hoàn thiện định nghĩa (SGK) Lưu ý: Viết tần số dưới dạng phần trăm. - GV đưa ra câu hỏi: H4: Hãy tính tần suất của các giá trị trong bảng 1? - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Sau khi các nhóm thông báo kết quả GV tổng hợp và bổ sung vào bảng 1 để đưa ra bảng tần số - tần suất (bảng 2 - sgk) - GV đưa ra chú ý cho HS khi lập bảng tần số - tần suất. - HS trả lời câu hỏi của GV - Các nhóm độc lập làm bài theo hai nhóm - Đại diện nhóm thông báo kết quả cho GV và đối chiếu kết quả đó với nhóm khác - HS theo dõi ghi nhớ cách lập bảng tần số - tần suất Hoạt động 4: Hoạt động củng cố cách lập bảng phân bố tấn số, tần suất. Giáo viên Học sinh - GV đưa ra bảng phụ: thống kê điểm thi vừa qua của 400 học sinh (bảng 3). - GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm để điền tiếp các số vào chỗ trống () ở cột tần số và cột tần suất trong bảng 3. - GV nhận xét sửa chữa sai lầm (nếu có) - HS nhận nhiệm vụ, hoạt động theo nhóm. - Cử đại diện nhóm điền tiếp vào chỗ trống đối chiếu vào kết quả nhóm khác. 2. Bảng phân bố tần số ngang, tấn suất ghép lớp Hoạt động 5: Hoạt động dẫn đến việc phân lớp số liệu thống kê Giáo viên Học sinh - GV đặt vấn đề: Trong trường hợp kính thước mẫu lớn thì việc lập bảng phân bố tần số - tần suất gặp khó khăn như: cồng kềnh, rời rạc khó làm, để trình bày mẫu số liệu được gọn gàng súc tích ta có thể ghép số liệu thành tầng lớp. Từ đó GV phân lớp theo các yêu cầu HS phân lớp theo các lớp đã định và tính tần số, tần suất tương ứng. - Học sinh theo dõi. - HS nhận nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu - Ghi nhận kết quả Hoạt động 6: Hoạt động dẫn đến việc lập bảng tần suất lớp ghép ở VD 2 Giáo viên Học sinh - Hướng dẫn HS điền các số liệu vào bảng 4 - GV chia nhóm yêu cầu HS điền tiếp vào chỗ ở bảng 5 - GV nhận xét chính xác phía kết quả - GV đặt vấn đề, gợi ý HS lập bảng tần số - tần suất ghép lớp theo các nửa khoảng để dẫn đến bảng 6 (có thể treo bảng phụ hoặc chiếu lên màn hình ) - Điền các số liệu tương ứng vào các lớp. - Hoàn thành bảng phân bố tần số ghép lớp (bảng 4) - So sánh với bảng phân bố tần số tời rạc - HS nhận nhiệm vụ, thực hiện các yêu cầu mà GV giao - HS theo dõi tập lập bảng 6 Tiết 2 3. Biểu đồ a) Biểu đồ tần số, tần suất hình cột Hoạt động 7: Hoạt động dẫn đến vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột dựa trên bảng phân bố tần số. Giáo viên Học sinh - GV đặt vấn đề dẫn đến việc lập biểu đồ - GV đưa ra VD3 (sgk) - GV: + Chọn hệ trục tọa độ Oxy. Do số liệu là các số không âm nên ta chỉ vẽ tia 0x, 0y ( không vẽ tia 0x' và 0y' ). + Trên tia 0x ta chọn các giá trị tương ứng với chiều cao, tia 0y tương ứng với tần số - GV nhấn mạnh hình 5.1 là biểu đồ tần số hình cột. - GV giới thiệu hình 5.2 (Sgk). - Quan sát kỹ hình vẽ (hình 5.1) - Vẽ hệ tọa độ đã chọn - Cách xác định các giá trị tương ứng của mỗi lớp và tần số. - Cách dựng các hình chữ nhật (các cột) của biểu đồ. - HS theo dõi và so sánh biểu đồ hình cột ở hình 5.1 và hình 5.2. Hoạt động 8: Vẽ biểu đồ tần suất hình cột dựa trên bảng phân bố tần số - tần suất Giáo viên Học sinh - GV đưa ra VD: Vẽ biểu đồ tần suất hình cột thể hiện bảng 5. - Gọi học sinh lên bảng làm . - Nhận xét, đánh giá. - Vẽ hệ trục. - Xác định các gia trị trên trục. - Tạo các hình chữ nhật (các cột ) trên biểu đồ. b) Đường gấp khúc tần số, tần suất Hoạt động 9: Vẽ đường gấp khúc tần số dựa trên bảng phân bố tần số Giáo viên Học sinh - Yêu cầu HS so sánh về trục giá trị trên các trục, hình vẽ 5.1 và 5.3 (SGK). - Xác định tọa độ các điểm Mi ( i = ) - Nối các điểm Mi để được đường gấp khúc. - Đường gấp khúc đó là đường gấp khúc tần số thể hiện bảng 4. - Thực hiện các yêu cầu của GV. - Xem hình vẽ (hình 5.3)trong SGK. - Chọn hệ trục tọa độ. - Chọn các gia trị trên trục. - Thực hiện vẽ hình. Hoạt động 10: Vẽ đường gấp khúc tần suất dựa trên bảng phấn bố tần suất. Giáo viên Học sinh - GV nêu cách vẽ đường gấp khúc tấn suất. - Yêu cầu HS vẽ đường gấp khúc tần suất thể hiện ở bảng 6. - GV nhận xét đánh giá. - HS lên bảng vẽ. c) Biểu đồ tần suất hình quạt Hoạt động 11: Vẽ biểu đồ tấn suất hình quạt Giáo viên Học sinh - GV đặt vấn đề: vẽ bài tập tần số hình quạt thể hiện bảng 5 . - Vẽ đường tròn mẫu. - Hướng dẫn HS các chia đường tròn đựa trên số đo góc ứng với tỷ lệ % của tần suất. - Yêu cầu HS vẽ vào giấy nháp, tập trung ở đầu bàn để kiểm tra. - Sửa chữa sai sót (nếu có). - Biểu đồ thu được gọi là biểu đồ tần suất hình quạt. - Thực hiện các yêu cầu của GV . - Xem hình vẽ (hình 5.3)trong SGK. - Chọn hệ trục tọa độ. - Chọn các giá trị trên trục. - Thực hiện vẽ hình . - Vẽ đường tròn . - Tương ứng với mỗi lớp, xác định hình quạt tương ứng với số % của lớp. - Điền các số liệu tương ứng về tần suất trên mỗi hình quạt. - Chỉ thị các mầu khác nhau nhằm phân biệt giữa các lớp. Hoạt động 12: Hoạt động củng cố toàn bài 1. Tóm tắt lại các nội dung đã học 2. Khắc sâu trọng tâm của bài 3. Yêu cầu HS làm bài tập 5 (trang 168 - SGK ) Giáo viên Học sinh - GV đưa ra bài tập 5 . - Chia nhóm học tập 4 nhóm. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Theo dõi hoạt động của nhóm . - Chỉnh sửa, hoàn thiện (nếu cần ). - Chính xác kết quả. - Nhận nhiệm vụ. - Làm việc theo nhóm . - Đại diện nhóm lên làm. - Đại diện nhóm khác nhận xét. - Ghi nhận kết quả. Hoạt động 13: Bài tập về nhà Bài tập về nhà: 3,4,6,7,8 - SGK Ngày 05 tháng 02 năm 2010. Tiết 70 Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong các bài 1 và 2 2. Về kỹ năng: Củng cố và rèn luyện kỹ năng lập bảng phân bố tần số, phân bố tần số - tần suất rời rạc, bảng phân bô tần số, phân bố tần số - tần suất ghép lớp, kỹ năng vẽ biểu đồ, vẽ đường gấp khúc. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập, bảng kết quả mỗi hoạt động. 2. Học sinh: Bài cũ, bài tập ở nhà, thước kẻ, bút chì. III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp đan xen hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, GV tóm tắt bổ sung. Hỏi 1: Nêu định nghĩa tần số - tần suất. Hỏi 2: Nêu cách lập bảng phân bố tần số, tần số - tần suất ghép lớp Hoạt động 2: Hoạt động rèn kỹ năng lập bảng tần số - tần suất ghép lớp theo nửa khoảng và vẽ biểu đồ tần số hình cột Giáo viên học sinh - GV đưa ra bài tập 6 (sgk). - Gọi 1 HS trả lời câu 6a. - Gọi 1 HS khác lên bảng làm câu b. - Gọi 1 HS khác lên làm câu 6c. - Theo dõi các hoạt động của HS. - Nhận xét, chính xác hóa kết quả. - HS thứ nhất trả lời câu 6a. - 2 HS khác lên bảng làm câu 6b/ 6c. - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét đánh giá. - Rút kinh nghiệm qua bài tập 6 . Hoạt động 3: Hoạt động rèn luyện kỹ năng lập bảng phấn bố tần số - tần suất ghép lớp theo đoạn vẽ biểu đồ tần suất hình cột. Giáo viên học sinh - GV đưa ra bài tập 8 (sgk). - Gọi 2 HS lên bảng cùng làm, mỗi HS làm 1 câu. - Theo dõi các hoạt động của HS, bổ sung. - Nhận xét, chính xác hóa kết quả. - Hai HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV. - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, so sánh với kết quả bài tập làm ở nhà của mình. - Nhận xét bài làm của bạn, rút kinh nghiệm và ghi nhận kết quả. Hoạt động 4: Hoạt động luyện tập kỹ năng lập bảng phấn bố tần số - tần suất ghép lớp vẽ đường gấp khúc tần số, biểu đồ tần suất hình quạt. Giáo viên Học sinh - GV đưa ra bài tập dưới dạng phiếu học tập . - Bìa tập: Doanh thu của 19 công ty trong năm vừa qua được cho như sau: (Đơn vị triệu đồng) 17638 16162 18746 1602 17357 15420 19630 18969 17301 18322 18870 17679 18101 16598 20275 19902 17733 18405 18739 a) Lập bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp sử dụng sáu lớp [15000; 16000); [16000; 17000); [20000; 21000) b) Vẽ đường gấp khúc tần số c) Vẽ biểu đồ tần suất hình quạt - GV chia nhóm học tập (4 nhóm), giao nhiệm cho mỗi nhóm - Theo dõi hoạt động của học sinh - Góp ý (nếu cần) GV lưu ý HS để vẽ đường gấp khúc tần số thì phải xác định giá trị trung tâm của khoảng. - Trước tiên gọi đại diện 1 nhóm lên làm câu a, sau đó cho nhóm khác nhận xét, GV chỉnh sửa, chính xác kết quả - Sau đó trên cơ sở bảng tần số - tần suất ghép lớp đã lập GV gợi 2 HS đại diện cho 2 nhóm khác lên làm 2 câu b và c. - GV nhận xét chính xác kết quả. - HS nhận phiếu học tập - Nghiên cứu đề bài Lớp GT trung tâm Tần số Tần suất (%) [15000;16000) 15500 1 5,26 [16000;17000) 16500 3 15,79 [17000;18000) 17500 5 26,32 [18000;19000) 18500 7 36,84 [19000;20000) 19500 2 10,53 [20000;21000) 20500 1 5,26 - Các nhóm độc lập tiến hành làm bài - Đại diện nhóm lên trình bày câu a - HS còn lại theo dõi bài làm của nhóm bạn, nhận xét, chính xác hóa kết quả vào bảng - Đại diện 2 nhóm khác lên làm câu b và c - Đai diện nhóm còn lại nhận xét - Toàn thể HS ghi nhận kiến thức và rút kinh nghiệm Lưu ý: + Bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp Đường gấp khúc tần số Biểu đồ hình quạt Hoạt động 5: Củng cố toàn bài 1. Khắc sâu những kiến thức trọng tâm, rút kinh nghiệm, nhắc những sai lầm thường gặp. 2. Nhận xét tiết học . 3. Dặn dò HS chuẩn bị bài 3. Ngày 12 tháng 02 năm 2010 Tiết71- 72 : Các đặc trưng của mẫu số liệu I. Mục tiêu: Quan bài học này, học sinh cần nắm được: 1. Kiến thức: Nhớ được công thức tính các số đặc trưng của mẫu liệu như số trung bình, số trung vị , mốt, phương sai và độ lệch chuẩn và hiểu được ý nghĩa của các số đặc trưng này. 2. Về kỹ năng: Biết cách tính các số trung bình, số trung vị, mốt, phương sai, độ lệch chuẩn. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Học sinh: Các kiến thức về số trung bình, số trung vị , mốt của dấu hiệu đã học ở lớp 7, thước kẻ . 2. Giáo viên: Giáo án, biểu bảng, hình vẽ sẵn, phiếu học tập, bảng kết quả mỗi hoạt động. III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm. IV. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Hoạt động vấn đề dẫn dắt đến bài mới. - GV: Đặt vấn đề nhanh chóng nắm bắt được thông tin quan trọng chứa đựng trong mẫu số liệu, ta đưa ra vài chỉ số gọi là các số đặc trưng của mẫu liệu. Từ đó dẫn dắt đến bài mới. - HS: Theo dõi và ghi nhận 1. Số trung bình Hoạt động 2: Hoạt động nhắc lại công thức tính số trung bình của một số liệu đã học ở lớp 7 và đưa ra công thức tính số trung bình thu gọn. Giáo viên Học sinh - GV đưa ra câu hỏi Nêu công thức tính số trung bình của 1 dấu hiệu đã học lớp 7 ? - Sau khi HS trả lời, GV bổ sung hoàn thiện công thức. GV đặt vấn đề: Giả sử ta có 1 mẫu liệu kích thước là {x1, x2 xN} thì số trung bình của mẫu hiệu đó cũng được tính theo công thức: == (1) - GV giải thích cho HS hiểu cách viết thu gọn công thức, cách đọc kí hiệu. - Nếu mẫu liệu cho dưới dạng phân bố tần số (bảng 7 sgk) thì công thức (1) trở thành : ==(1) Trong đó: ni là tần số của số liệu xi (i =) = N - HS trả lời: Số trung bình của 1 dấu hiệu được tính theo công thức: = Trong đó: x1, x2 xN là các giá trị của dấu hiệu. N: là số các gia trị của các dấu hiệu Học sinh theo dõi, ghi nhớ công thức Hoạt động 3: Hoạt động dẫn dắt đến khái niệm "giá trị đại diện "của lớp và công thức tính số trung bình của mẫu liên thông qua bảng tần số ghép lớp Giáo viên Học sinh - GV đặt vấn đề đưa ra "giá trị đại diện" của lớp Ta có đưa ra công thức tính số trung bình của mẫu liệu theo bảng tần số ghép lớp Trong đó: xi: là giá trị đại diện của lớp ni : tần số của ghép lớp HS theo dõi ghi nhận kiến thức, ghi nhớ công thức Hoạt động 4: Hoạt động áp dụng công thức để tính số trung bình của mẫu liệu dựa vào tần số ghép lớp. Giáo viên Học sinh - GV đưa ra VD1 (sgk) - Gọi HS đứng tại chỗ nêu công thức tính và kết quả - GV nhận xét và chính xác kết quả - Một HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của GV - Một HS khác nhận xét, so sánh kết quả => kết quả đúng Hoạt động 5: Hoạt động dẫn dắt đến ý nghĩa của số trung bình Giáo viên Học sinh - GV đặt vấn đề đưa ra tầm quan trọng của số trung bình, lấy VD thực tê đê HS hiểu. HS hiểu được rằng - Số trung bình mẫu số liệu dùng làm đại diện các số liệu của mẫu. Nó là 1 số đặc trưng quan trọng của mẫu số liệu 2. Trung vị: Hoạt động 6: Hoạt động dẫn dắt đến số trung vị Giáo viên Học sinh - GV đưa ra VD 2 (SGK) yêu cầu học sinh làm - Gọi 1 học sinh đọc kết quả - GV chính xác kết quả - Qua VD 2, GV dẫn dắt HD thấy được số trung bình trong VD2 không phản ánh được đặc trưng của mẫu. Từ đó dẫn dắt đến phải đưa ra 1 số đặc trưng khác thích hợp hơn đó là số trung vị - HS làm VD 2 - HS đọc kết quả - HS hiểu được rằng: Có những trường hợp số trung bình không phản ánh được đặc trưng của mẫu mà phải có 1 số đặc trưng khác thích hợp. Hoạt động 7: Hoạt động đưa ra định nghĩa số trung vị Giáo viên Học sinh - GV cho HS đọc định nghĩa - GV giải thích cho HS hiểu và biết cách tính số trung vị của 1 mẫu số liệu - HS đọc định nghĩa - HS hiểu định nghĩa và nhớ công thức tính số trung vị của 1 mẫu số liệu Hoạt động 8: Hoạt động luyện kỹ năng tính số trung vị của 1 mẫu số liệu Giáo viên Học sinh - GV đưa ra VD 3, gọi HS trả lời câu hỏi - GV đưa ra câu hỏi: a) Tính số trung vị của mẫu liệu ở VD2? b) Tính số trung bình của mẫu liệu trong VD3 và so sánh nó với trung vị - GV chia nhóm học tập (4 nhóm) 2 nhóm làm câu 1 - GV theo dõi hoạt động của học sinh - Nhận xét chính xác kết quả Qua câu hỏi: GV khắc sâu cho học sinh hiểu được: Khi các số liệu trong mẫu không có sự chênh lệch quá lớn thì số trung bình và số trung vị xấp xỉ nhau. - HS trả lời câu hỏi VD3 - Một HS khác nhận xét, so sánh với kết quả của mình HS độc lập làm việc theo nhóm - Cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi của GV - Đại diện các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn - Ghi nhận kết quả 3. Mốt Hoạt động 9: Hoạt động dẫn đến định nghĩa mốt của 1 mẫu số liệu Giáo viên Học sinh - GV đưa ra câu hỏi Nêu định nghĩa mốt của một dấu hiệu đã học ở lớp 7? - GV nhận xét chính xác hóa lại định nghĩa mốt của một mẫu liệu GV đưa VD4, VD5 (sgk) yêu cầu HS tìm mốt của mẫu số liệu ở các VD4, VD5. - Giả thích cho HS hiểu 1 mẫu liệu có thể có 1 hay nhiều mốt - HS trả lời Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng "tần số" kí hiệu là M0 HS tìm mốt của các mẫu số liệu ở VD4, VD5 4. Phương sai và độ lệch chuẩn Hoạt động 10: Hoạt động dẫn đến khái niệm phương sai, độ lệch chuẩn và công thức tính phương sai, độ lệch chuẩn, ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn. Giáo viên Học sinh - GV đưa ra VD 6 (Sgk) - Yêu cầu HS: Tính điểm trung bình (không kể hệ số) của tất cả các môn học của An và Bình. Từ đó suy ra bạn nào học khá hơn? GV đặt vấn đề để dẫn đến khái niệm phương sai, độ lệch chuẩn (sgk) - Công thức tính phương sai = hoặc = hoặc = Công thức tính độ lệch chuẩn: S = - Sau khi đưa ra công thức, yêu cầu HS tính phương sai, độ lệch chuẩn các môn học của bạn An và Bình. Từ đó GV nhấn mạnh giải thích thêm cho nhận xét ban đầu là Bình học lệch hơn An mặc dù điểm TB 2 bạn xấp xỉ bằng nhau. - Trên cơ sở VD cụ thể GV dẫn dắt đến ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn (SGK) - Học sinh thực hiện yêu cầu mà giáo viên đưa ra kết quả. Điểm TB của An là 8,1 Điểm TB của Bình xấp xỉ 8,1 An và Bình có điểm trung bình xấp xỉ nhau HS hiểu và ghi nhớ công thức - HS sử dụng máy tính để tính phương sai độ lệch chuẩn các môn học của An và Bình. - HS ghi nhận kết quả, hiểu được ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn. Hoạt động 11: Hoạt động củng cố tính phương sai và độ lệch chuẩn. Giáo viên Học sinh - GV yêu cầu HS là 2 VD 7 và 8 - SGK - GV theo dõi hoạt động của HS - Nhận xét chính xác kết quả. - 2 HS lên bảng làm VD7 và VD8 SGK - Các HS

File đính kèm:

  • docGA Dai so 10 C5.doc