Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt Lớp 3

• HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của MTTN ở các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức, kĩ năng, thể hiện các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.

 HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường : gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ, giông

• Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : trồng cây, bảo vệ thiên nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt lớp 3 I. nội dung tích hợp HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của MTTN ở các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức, kĩ năng, thể hiện các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường : gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ, giông Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : trồng cây, bảo vệ thiên nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước. II. phương thức tích hợp cụ thể trong giảng dạy tiếng việt 3 Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT, GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức BVMT. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMTphát huy tác dụng với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt. a) Phân môn Tập đọc Bài Cảnh đẹp non sông (TV3, T1, tr 97) HS luyện đọc các câu CD nói về cảnh đẹp thiên nhiên của một số địa phương trên đất nước ta. GV hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài (theo CH SGK) để cảm nhận được nội dung, thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý thức BVMT Bài Cửa Tùng (TV3, T1, tr109) HS luyện đọc bài văn tả cảnh đẹp của bãi biển Cửa Tùng, tìm hiểu bài để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, nâng cao ý thức BVMT. Bài Vẽ quê hương (TV3, T1, tr 88) GV hướng dẫn HS luyện đọc, trả lời CH SGK (chú ý câu 1), từ đó giúp các em trực tiếp cảm nhận vẻ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta. b) Phân môn Kể chuyện Thông qua một số câu chuyện trong SGK Tiếng Việt 3 do HS tập kể trên lớp (theo yêu cầu của CT), GV có thể giúp các em trực tiếp cảm nhận được nội dung BVMT. KC tuần 12 : Nắng phương Nam (TV 3, T1, tr 95) – Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam. KC tuần 32 : Người đi săn và con vượn (TV 3, T2, tr 114) –Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa trong môi trường thiên nhiên. c) Phân môn Chính tả Hầu hết các bài Chính tả có nội dung gắn với các bài Tập đọc đã học. Một số bài Tập đọc nội dung trực tiếp nói về GDBVMT lại được khắc sâu trong giờ Chính tả càng làm cho HS nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường Xanh-Sạch-Đẹp và bồi dưỡng tình cảm yêu mến quê hương đất nước cho HS. Đáng chú ý ở một số văn bản dùng để dạy riêng trong giờ Chính tả cũng có nội dung trực tiếp GDBVMT, như : Quê hương ruột thịt (T 10), Tiếng hò trên sông (T 10), Chiều trên sông Hương (T 12), Đêm trăng trên Hồ Tây (T 13), Vầng trăng quê em ( T17),... ở những bài này, HS được biết thêm những cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý MT xung quanh, có ý thức BVMT. d) Phân môn Tập viết Ngữ liệu dành cho HS tập viết (vở Tập viết 3) có khá nhiều câu tục ngữ, ca dao có nội dung GDBVMT. GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu, cảm nhận về môi trường thiên nhiên và cảnh quan đẹp đẽ, về cuộc sống gia đình lành mạnh, thông qua một số từ ngữ dùng để luyện viết. VD : Ai về đến huyện Đông Anh / Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương (Tuần 11), ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây / Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người (T 21), Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam (T 22), Quê em đồng lúa nương dâu / Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang (T 23). e) Phân môn Luyện từ và câu Trong SGK Tiếng Việt 3, một số bài tập LT&C có nội dung gắn với ý thức BVMT cần được GV chú ý khai thác. VD : Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm (Chỉ sự vật ở quê hương/ chỉ tình cảm đối với quê hương) : cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương , yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào. (BT1, LT&C, T11) Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả : a) Một bác bác nông dân b) Một bông hoa trong vườn c) Một buổi sớm mùa đông. (BT1, LT&C, T17) Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. (BT2, LT&C, T33). g) Phân môn Tập làm văn Nội dung CT TLV 3 gắn với các chủ điểm trong SGK TV3, trong đó có một số bài luyện nói-viết mang nội dung GD ý thức BVMT. GV có thể tích hợp trực tiếp nội dung GDBVMT thông qua việc giảng dạy một số bài TLV theo chương trình quy định. Kể về gia đình (T3) : GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình Kể về người hàng xóm (T8) : GD tình cảm đẹp trong XH Nói về quê hương (T11) : GD tình cảm yêu quý QH. Nói, viết về cảnh đẹp đất nước (T12) : GD tình cảm yêu mến cảnh đẹp TN&MT trên đất nước ta. Nói về thành thị, nông thôn (T16), Viết về thành thị, nông thôn (T17) ... : GD ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương. Thảo luận về bảo vệ môi trường (T31), Nói, viết về bảo vệ môi trường (T32),... Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc BVMT, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức “tích hợp” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hướng GDBVMT. Tuy nhiên, GV cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà, có mức độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp đặc trưng môn học. Căn cứ chương trình, SGK Tiếng Việt 3, GV có thể thực hiện phương thức khai thác gián tiếp để thực hiện yêu cầu GDBVMT ở khá nhiều bài học thuộc các Pm khác nhau. Tập đọc Bài Về quê ngoại (T16) : GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài, kết hợp giới thiệu cảnh vật đẹp đẽ, nên thơ ở vùng nông thôn nước ta qua CH 3. Từ đó “chốt” lại ý về BVMT : MT thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu. Bài Đất quý, đất yêu (T11) : Khi hướng dẫn HS tìm hiểu bài, GV chú ý kết hợp GDBVMT thông qua CH 3. Bài Mưa (T34): Quá trình hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài, GV có thể liên hệ để các em cảm nhận được : Mưa làm cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt ; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta. Kể chuyện Trong SGK TV3 có một số câu chuyện liên quan đến BVMT. Quá trình hướng dẫn HS thực hành luyện tập kể chuyện trên lớp, GV có thể liên hệ, gợi mở để “tích hợp” nội dung GDBVMT thông qua các câu hỏi, lời giảng. KC T5 : Người lính dũng cảm (TV3, T1, tr 38) – GV kết hợp khai thác ý BVMT qua chi tiết “leo rào, làm giập những cây hoa”. Từ đó, GD HS ý thức giữ gìn và BVMT, tránh việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh. KC T28 : Cuộc chạy đua trong rừng (TV2, T2, tr 80) - GV có thể liên hệ : Cuộc chạy đua của các loài vật thật vui vẻ. Câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng KC T33 : Cóc kiện Trời (TV3, T2, tr122) - GV có thể liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (“Trời”) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì phải gánh chịu hậu quả đó. Chính tả - Tập viết - Luyện từ và câu Phương thức “tích hợp” gián tiếp có thể được vận dụng khá linh hoạt trong nhiều bài dạy, thông qua các ngữ liệu được sử dụng trong SGK. Dạy bài Chính tả (nghe-viết) : Hạt mưa (TV3, T2, tr 119) -GV giúp HS thấy được sự hình thành và “tính cách” đáng yêu của nhân vật Mưa. Từ đó, thêm yêu quý MT thiên nhiên. Dạy bài Tập viết T29, GV gợi ý HS thấy được giá trị của hình ảnh so sánh (Trẻ em như búp trên cành), từ đó cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Dạy bài Luyện từ và câu T10 (TV3, T1, tr 80) : ở BT 2 , sau khi HS thực hiện yêu cầu của BT, GV có thể gợi hỏi về cảnh vật thiên nhiên, kết hợp GDBVMT. Tập làm văn Nội dung dạy học TLV ở lớp 3 nhằm rèn các kĩ năng nói, viết, nghe nhằm phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hằng ngày : Thực hành về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống ; Thực hành rèn luyện về kĩ năng diễn đạt (nói , viết) ; Thực hành rèn luyện về kĩ năng nghe ; Căn cứ từng bài tập cụ thể, GV có thể liên hệ ý thức GDBVMT thông qua nội dung nói, nghe, viết III. thực hành vận dụng * Lưu ý các địa chỉ : 1. Dân số tài nguyên môi trường ; 2. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu ; 3. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm ; 4. Các nguồn nước ; 5. Đất đai và khoáng sản ; 6. Nguồn thực phẩm ; 7. Duy trì bền vững hệ sinh thái ; 8. Duy trì bền vững các loài hoang dã ; 9. Môi trường và xã hội. Hoạt động của học viên 1. Xác định các bài học có khả năng tích hợp (lồng ghép) giáo dục BVMT và nêu nội dụng và phương thức tích hợp của các bài đó (như ví dụ sau).

File đính kèm:

  • ppttichhopGDMT3.ppt