Đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

CÁCH CÂN ĐO (Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO 2008)

- Cách tính tuổi: dựa vào ngày cân đo và ngày tháng năm sinh để tính tròn tuổi và tròn tháng (6 tuổi 0 tháng, 6 tuổi 1 tháng )

Tính đến thời điểm cân đo trẻ đã được bao nhiêu lần sinh nhật  lần sinh nhật cuối cùng chính là tuổi của trẻ.

Từ thời điểm sinh nhật cuối cùng đến thời điểm điều tra tròn bao nhiêu tháng  chính là tháng tuổi cộng thêm vào.

Ví dụ: Ngày cân đo là 20 tháng 10 năm 2010

Ngày sanh: 15 tháng 10 năm 2004  6 tuổi 0 tháng (6:00)

 30 tháng 4 năm 2004  6 tuổi 5 tháng (6:05)

 19 tháng 4 năm 2003  7 tuổi 5 tháng (7:06)

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG HỌC SINH TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ & TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM CÁCH CÂN ĐO (Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO 2008) Cách tính tuổi: dựa vào ngày cân đo và ngày tháng năm sinh để tính tròn tuổi và tròn tháng (6 tuổi 0 tháng, 6 tuổi 1 tháng…) Tính đến thời điểm cân đo trẻ đã được bao nhiêu lần sinh nhật à lần sinh nhật cuối cùng chính là tuổi của trẻ. Từ thời điểm sinh nhật cuối cùng đến thời điểm điều tra tròn bao nhiêu tháng à chính là tháng tuổi cộng thêm vào. Ví dụ: Ngày cân đo là 20 tháng 10 năm 2010 Ngày sanh: 15 tháng 10 năm 2004 à 6 tuổi 0 tháng (6:00) 30 tháng 4 năm 2004 à 6 tuổi 5 tháng (6:05) 19 tháng 4 năm 2003 à 7 tuổi 5 tháng (7:06) Khi tra bảng bằng tay (không dùng phần mềm), để đơn giản, có thể chỉ cần tính tuổi tròn và tuổi rưỡi. Nghĩa là: 6 tuổi 0 tháng đến 6 tuổi 5 tháng à 6 tuổi (6:00) 6 tuổi 6 tháng đến 6 tuổi 11 tháng à 6 tuổi rưỡi (6:06) Cứ thế tiếp tục các tuổi tiếp theo Đo cân nặng: Kiểm tra cân: sử dụng cân điện tử hoặc cân đồng hồ sai số 100g. Trước khi cân, cần kiểm tra cân ở vị trí 0 (hiện số 0 nếu là cân điện tử). Cho trẻ đứng 2 chân đều giữa cân (có thể dán hình bàn chân lên cân để trẻ đặt bàn chân đúng). Đứng yên đến khi số cân hiện cố định. Đọc số cân nặng tính bằng kg với 1 số lẻ. Khi cân nên mặc quần áo nhẹ (cởi áo khoác), không mang giày dép, lấy khỏi người các vật dụng trong túi (điện thoại di động, ví, chìa khóa…) để số cân được chính xác. Chiều cao: Dùng các loại thước đo chiều cao đóng cố định vào tường hoặc thước gỗ rời. Khi cố định, thước phải thẳng & vuông góc với sàn nhà với vạch số 0 sát sàn nhà. Người được đo không đội nón, không mang giày dép. Đứng thẳng sát tường sao cho 5 điểm chạm tường: 1) phía sau gáy (tháo búi tóc nếu có), 2) bờ sau vai, 3) mông, 4) bắp chân, & 5) gót chân chạm tường. Hai gót chân chụm lại hình chữ V, mắt nhìn thẳng, hai tay thả lỏng. Kéo thước áp sát đỉnh đầu vuông góc với thước đo. Mắt của người đo nhìn trực diện vào vạch của thước nơi tiếp xúc giữa thước và đỉnh đầu và đọc số đo chính xác đến 0,1cm. CÁCH TÍNH CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ Chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương (cân nặng tính bằng kilogam, chiều cao tính bằng mét). Cân nặng BMI = ------------------- (Chiều cao)2 Ví dụ: cân nặng = 50kg, chiều cao = 1,62m BMI = 50 / (1,62 x 1,62) = 19,05 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG HỌC SINH Dựa vào Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 2007 đối với trẻ 5-18 tuổi) Tiêu chuẩn đánh giá: Suy dinh dưỡng thể thấp lùn: chiều cao theo tuổi < -2SD. Suy dinh dưỡng thể gầy: BMI theo tuổi < -2SD Thừa cân: BMI theo tuổi > +1SD Béo phì: BMI theo tuổi > +2SD So sánh các chỉ số chiều cao theo tuổi và BMI theo tuổi với Bảng WHO 2007 để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của từng trẻ.

File đính kèm:

  • doc2. Danh gia TTDD HS_TOT.doc
Giáo án liên quan