Chuyên đề Những công việc cụ thể để xây dựng một bài văn hay

I- CHUẨN BỊ CHẤT LIỆU.

 A- HUY ĐỘNG KIẾN THỨC.

*Bước một: Đặt ra và giải đáp ba câu hỏi sau đây:

- Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? (có thể gọi là luận đề)

- Việc giải quyết vấn đề ấy phải đụng đến vùng tư liệu nào?

- Đề yêu cầu kiểu bài gì?

 *Bước hai: Huy động kiến thức hay chuẩn bị chất liệu. Việc huy động kiến thức ở đây đặt ra hai yêu cầu:

- Vận dụng trí nhớ: Trong khi chuẩn bị và làm bài, trí nhớ đem đến cho ta cái gì và đến lúc nào (bài thơ, câu thơ, đề thơ, ý phân tích, bình giảng thơ ) cũng lập tức phải ghi ngay lấy, dù lộn xộn- sẽ sắp xếp lại sau không ngại gì.

- Khi nhớ được bài thơ nào, câu thơ nào ứng với khía cạnh nào của bài làm thì phải ghi ngay vào khía cạnh ấy. Khi các khía cạnh xem ra đều đã có số lượng dẫn chứng đầy đặn cân đối rồi thì coi như bước chuẩn bị chất liệu bài văn hòan tất.

 

ppt64 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Những công việc cụ thể để xây dựng một bài văn hay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyeân ñeà Ngöõ VaênNHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ ĐỂ XÂY DỰNG MỘT BÀI VĂN HAY.I- CHUẨN BỊ CHẤT LIỆU. A- HUY ĐỘNG KIẾN THỨC.- Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? (có thể gọi là luận đề)- Việc giải quyết vấn đề ấy phải đụng đến vùng tư liệu nào?- Đề yêu cầu kiểu bài gì?- Vận dụng trí nhớ: Trong khi chuẩn bị và làm bài, trí nhớ đem đến cho ta cái gì và đến lúc nào (bài thơ, câu thơ, đề thơ, ý phân tích, bình giảng thơ) cũng lập tức phải ghi ngay lấy, dù lộn xộn- sẽ sắp xếp lại sau không ngại gì.- Khi nhớ được bài thơ nào, câu thơ nào ứng với khía cạnh nào của bài làm thì phải ghi ngay vào khía cạnh ấy. Khi các khía cạnh xem ra đều đã có số lượng dẫn chứng đầy đặn cân đối rồi thì coi như bước chuẩn bị chất liệu bài văn hòan tất.*Bước một: Đặt ra và giải đáp ba câu hỏi sau đây: *Bước hai: Huy động kiến thức hay chuẩn bị chất liệu. Việc huy động kiến thức ở đây đặt ra hai yêu cầu:B- LẬP Ý.Khi lập ý cũng phải phân lọai đề văn để có cách lập ý phù hợp:- Đề nghị luận về văn học sử- Đề nghị luận về lí luận văn học.- Đề nghị luận về cảm và hiểu tác phẩm văn họcII/ DỰNG KHUNG (ĐỀ CƯƠNG) BÀI VĂN A- YÊU CẦU. Miễn là trước khi viết, mô hình của bài viết đã cơ bản hình thành với những ý và sự sắp xếp các ý ấy thế nào cho nổi bật vấn đề mà mình muốn làm sáng tỏ.*Có hai lọai đề cương: Tổng quát và chi tiết.- Đế cương tổng quát : là lọai đề cương nhìn vào đó ta thấy được những luận điểm lớn nhất của bài viết, bao gồm:Mở bài: nêu luận đề của bài viết. (Vấn đề mà mình sẽ bàn luận trao đổi trong thân bài).Thân bài: nêu các luận điểm lớn để triển khai và làm sáng tỏ luận đề đã nêu ở mở bài.Kết bài: nêu ý khái quát từ các ý đã trình bày trong bài.- Đề cương chi tiết: là lọai đề cương phát triển từ đề cương tổng quát. Có nghĩa là nó không chỉ dừng lại ở các điểm lớn mà phải cụ thể hơn, chi tiết hơn, rõ hơn (nhát là phần thân bài)Đề bài: Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn qua một số tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử thời kì 1930-1945.Dàn ý tổng quát:Mở bài: Nêu luận đề- khẳng định giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Thơ mới qua tác phẩm của ba nhà thơ.Thân bài: I/ Giá trị tư tưởngII/ Giá trị nghệ thuật.Kết bài: Nêu ý tổng quát- Nên nhìn nhận thơ lãng mạn và đánh giá nó đúng mực, khách quan hơn.Dàn ý chi tiết:Mở bài: -Trước đây có nhiều ý kiến đánh giá thơ lãng mạn khắt khe cực đoan.- Thực ra thơ lãng mạn có giá trị cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật .* Luận điểm I: Thơ lãng mạn có giá trị về tư tưởng.- Luận cứ 1: Thơ lãng mạn thể hiện tìnhyêu thiên nhiên, tìnhyêu non sông đất nước.Dẫn chứng: Phân tích thơ Xuân Diệu (Vội vàng..); thơ Huy Cận (Tràng Giang); thơ Hàn Mạc Tử (Đây thôn Vĩ Dạ)- Luận cứ 2: Thơ lãng mạn thể hiện lòng yêu đời, ham sống, khát khao giao cảm với đời, khát khao tìnhyêu chân thậtnhưngthường rơi vào tình trạng bế tắc nên hóa thành nỗi buồn và sự đau đời.Dẫn chứng: phân tích lòng yêu đời ham sống trong thơ Xuân Diệu: Vội vàng,..; phân tích nỗi buồn với vẻ đẹp cổ điển của nó trong thơ Huy Cận, Hàn Mạc Tử bài : Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ- Luận cứ 3: Thơ lãng mạn thể hiện sự thức tỉnh của ý thức cá nhân thể hiện ở sự khẳng định cái tôi cá nhân.Dẫn chứng: phân tích tính tíc cực tiến bộ của ý thức cá nhân thể hiện qua cái tôi trong thơ lãng mạn (so sánh văn học phong kiến)* Lụân điểm II: Giá trị về nghệ thuật.- Luận cứ 1: Một cuộc cách mạng về thể lọai thơ.+ Thơ cũ: lối thơ Đường luật đã lỗi thời, trở nên công thức giả tạo.+ Thơ mới lãng mạn: giải phóng cá tính, giải phóng tình cảm, cảm xúc (phân tích và dẫn chứng)- Luận cứ 2: Ngôn ngữ thơ lãng mạn giàu có, đầy sáng tạo độc đáo.+ từ ngữ+ hình ảnh+ Nhịp điệu phân tích bằng những dẫn chứng của ba nhà thơ.+ Phép tu từ+ Nhạc tính- Luận cứ 3: Thơ lãng mạn là sự tổng hợp những tinh hoa truyền thống dân tộc và hiện đại, thơ Đường, thơ lãng mạn và tượng trưng Pháp. (phân tích sự chịu ảnh hưởng và tiếp thu tổng hợp trên của các nhà thơ này qua một số ví dụ.Thân bài:Nêu ý tổng quát- thơ lãng mạn thể hiện lòng yêu nước thầm kín và lòng yêu tiếng Việt tha thiết có nhiều đóng góp về cách tân hiện đại. Cần tiếp thu có chọn lọc, có phê bình nhưng đúng mực khách quanKết bài:B/ MÔ HÌNH CHUNG. Mô hình 1. Nhìn chung cả bài văn:MKTIII/ TỪ ĐỀ CƯƠNG ĐẾN VĂN BẢN HÒAN CHỈNH.A- MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI HAY.1. MỞ BÀI HAY.Mục đích của mở bài : nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc trong bài. Vì thế nên khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị ) định viết, định bàn bạc vấn đề gì?Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở đề trực tiếp (trực khởi).Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề ấy, gọi là mở bài gián tiếp (lung khởi) Có 4 cách cơ bản:Diễn dịchQuy nạpTương niên (tương đồng)Tương phản(đối lập)Mở đọan: viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi với vấn đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, danh ngôn, một câu chuyện kểThân đọan: nêu vấn đề chính sẽ bàn trong thân bài, tức là luận đề. Vấn đề chính này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra, tự khái quát. Đối với phân tích bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà người đọc cảmnhận được.Kết đọan: Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày. Phần này đề bài thường đã xác định sẵn. Người viết chỉ việc giới thiệu hoặc ghi lại đọan trích, câu trích.. Ví dụ: Bình luận mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Chứng minh bằng một số tác phẩmMở bài 1Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuôc sống. Nhìn vào một số tác phẩm văn học lớn chúng ta thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.Mở bài 2:Thần thọai Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ. Thần Ăng tê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống như quan hệ giữa Ăngtê va 2đất mẹ vậy. Chưa tin ư, bạn cứ giở những tác phẩm văn học lớn mà xem.Mở bài 3:Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thóat li đời sống nghệ thuật nhất định sẽ khô héo”. Văn học là một lọai hình cơ bản của nghệ thuật. Lời tâm sự trên đã trực tiếp khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Phân tích một số tác phẩm văn học chúng ta sẽ thấy điều đó.EM HÃY CHỈ RA CHỖ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA BA MỞ BÀI TRÊN? GIỐNG KHÁCnêu vấn đề và giới hạn phần dẫn dắt 1. Dẫn dắtMô hình: Mở bài = 2. Nêu vấn đề (luận đề) 3. Giới hạn phạm vi vấn đềMột mở bài hay cần tránh:Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn vào việc nêu vấn đề.Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hêt luôn rồi thân bài lặp lại những điều đã nói ở mở bài.Một mở bài hay cần phải:Ngắn gọn: dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.Đầy đủ: Đọc xong mở bài, ngưới đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? trong phạm vi nội dung tư liệu nào? Các thao tác chính vận dụng ở bài là gì?Độc đáo: mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết .Muốn thế phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ độc đáo cần suy nghĩ dẫn dắt : giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ. (Ví dụ)Tự nhiên: viết văn nói chung cần giản dị, tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọngvăn của tòan bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo. Đề 1: Anh (chị) hày phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mạc Tử. (đề thi HSG tòan quốc, lớp 12 năm 1988-1989).Mở bài: “Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thựcthì vẫn còn mãi với thời gian. Trước khi chết, có lần vua Phổ cầm tay Môda nói: “ Ta tiêu biểu cho trật tự, ngươi tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ quên ta và nhắc đến ngươi”.Có lẽ mãi mãi về sau, chúng ta vẫn gặp một mùa thu vàng trong tranh Lêvitan, một mùa thu thôn quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến và một Mùa xuân chín trong thơ Hàn Mạc Tử, một mùa xuân tràn đầy sức sống, vui tươi mà không ồn ào, thắm đượm sắc màu mà không sặc sỡ, một mùa xuân duyên dáng rất Việt Nam.Đề 2: Bình giảng câu: “Can đảm không cứ là coi khinh cái chết để bênh vực đồng lọai, bảo vệ gia đình, Tổ quốc. Thường có thứ can đảm cao hơn : Đề xướng những tư tưởng không ai muốn hiểu, phát huy chân lí dưới một hình thức cực đơn giản, lan tỏa ánh sáng ở những chỗ mịt mờ tấi tăm”.Mở bài: Thói đời chỉ biết người can đảm là người có gan nhảy vào lửa nóng, nước sâu, cứu vớt kẻ mắc nạn, hay đổ máu chốn sa trường gìn giữ đất nước, chống với quân cường địch. Hiểu như vậy cũng hơi thiển cận. Ta hãy xét:”Người hi sinhtự do, tính mệnh để làm thắng một chân lí hay ít ra điều họ nhận là chân lí, người cả gan coi thườngnhững lời tiêu mạ, tự đặt mìnhra ngòai xã hội để tuyên dương một tư tưởng mới, người nhẫn nại âm thầm đem ánh sáng soi rọi vào biết bao tâm hồn đen kịtPhải, phải, phải ta hãy xét những người như thế có đáng gọi là can đảm hay không?2. KẾT BÀI HAY: Nguyên tắc kết bài là: thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài, chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, đánh giá. Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hoặc lặp nguyên văn lời lẽ mở bài. Về cách kết bài, thường có 4 cách:Thứ nhất: tóm lược (tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài)Thứ hai: phát triển (mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài).Thứ ba: vận dụng (nêu phương hướng, bài học áp dụng phát huy hay khắc phục những vấn đề nêu trong bài văn).Thứ tư: liên tưởng (mượn ý kiến tương tự- những ý kiến có uy tín- để thay cho lời tóm tắt của người làm bài).a) Kết theo lối điểm nhãn Một vài kết bài khi phân tích bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên.Kết bài 1:Cùng với các nhà thơ khác trong phong trào Thơ mới, Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ của mình đã đóng góp cho đời một cách nhận thức, cách hiểu biết và một thái độ, một nhân sinh quan mới mẻ, mang giá trị nhân đạo và ý nghiã nhân bản sâu sắcKết bài 2:Ông đồ của Vũ Đình Liên quả là một giọt nước trong biển cả, là một nét đơn sơ nhỏ bé trước bao nhiêu là thành tựu lớn lao của văn học thế giới và văn học nước nhà. Nhưng dẫu hòa trong một biển, giọt nước của Vũ Đình Liên vẫn mặn mà nồng thắm, vẫn âm vang nhịp đập thủy triềubài thơ nói về số phận con người , bài thơ nhắc nhở ta trong công cuộc đổi thay to lớn ngày nay hãy gìn gìữ con người, giữ gìn tình thương và những giá trị đẹp đẽ của con người để không bao giờ phải xót xa và luyến tiếc.b) Kết bài theo lối bình luận mở rộng và nâng cao.Kết bài 1: Mặc dù được sángtác cách đây nửa thế kỉ bằng thể thơ tứ tuyệt cổ điển, Ngắm trăngvẫn làm rung động chúngta. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất thép với chất tình, giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ trong một con người. Đó không chỉ là một sáng tạo nghệ thuật đángtrân trọng mà còn là một bài học về phong cách sống, nhân sinh quan. (Kết theo lối tóm lược)Kết bài 2:Tìm hiểu bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chi Minh, chúngta có thể hòan tòan chia sẻ với cảm xúc chân thành của nhà thơ Tố Hữu khi viết về những ngày tháng Bác bị giam cầm:Lại thương nỗi đọa đày thân BácMưới bốn trăng tê tái gông cùm.Ôi chân yếu mắt mờ tóc bạcMà thơ baycánh hạc ung dung.(Kết theo lối liên tưởng)Kết bài 3:Xưa nay nói về trăng, có biết bao lời đẹp. Trong cuộc sống lao động trong sạch, nếu có nắng lửa mưa dầm thì lại có trăngthanh giómát. Hình như nhân lọai muốn dành cho trăng phần hạnh phúc, ước mơ, lãng mạn của cuộc đời . Thế nên trăng đến với con người như một bạn tri âm, một vẻ đẹp, để làm vui, làm mát, chí ít làm dịu bớt cái cháy da, rỗ gót của cuộc đời: chân treo ngượclên mui thuyền mà lòng vẫn hân hoan với xóm làng đôngđúc, vẫn lâng lâng với chiếc thuyền câu nhẹ tênh như mây; chân tay mang xiềng xích mà tai vẫn rộn tiếng chim rừng và mũi vẫm đượm hương hoa đại, và ở đây, ở bài thơ này, mắt vẫn ngắm, vẫn nhìn, vẫn chuyện trò với trăng bằng imlặng. Hơn thế không có gì cả, mà vượt lên trên, biến không thành có. Không có hòan cảnh, không có điều kiện, nhưng vẫn thưởng trăng đầy đủ. Đầy đủ ở trong lòng. Cái lạ cái hay của bài thơ là ở chỗ đó. Sức mạnh của con người, cái đẹp của tâm hồn , của Bác là ở đó.Nếu trăng thuộc phần vui, phần đẹp, phần ước mơ lãng mạn, phần triển vọng, vậy ngục tù có phải là bao nhiêu cái cái gian khổ, cái trói buộc, lúng túng tiêu cực trên đường đi tới một cảnh trăng đẹp chăng ? Trong tù mà ngắm được trăng, đương nắng lửa mưa dầm mà nhìn được trăng thanh gió mát, đó đâu chỉ là một phong thái . Đó là một bài họcđạo đức, một bài họclạc quan, tin tưởng, một bài học cách mạng thật không ngờ nhưng thú vị”.c) Kết bài theo lối đầu cuối tương ứng - ứng với mở bài.d) Kết mà như không kết.B/ CÁC YÊU CẦU VỀ DIỄN Ý VÀ HÀNH VĂN HAY.Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết.Ví dụ:- Khi biểu thị ý kiến riêng của mình, người ta thường viết: Tôi cho rằng, tôi nghĩ rằngtheo chỗ tôi được biết v.v- Để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, để vấn đề đang bàn bạc được khách quan hơn, người viết thường xưng: chúng tôi, ta, chúng ta, như mọi người đều biết,như mọi người đã thấy, ai cũng thừa nhận rắng, không ai nghĩ được rằng- Khi viết về ngôi thứ ba vắng mặt (phân tích một nhân vật, gọi tên tác giả nào đó) cần xác định một đại từ cho phù hợp và tránh sự đơn điệu, lặp lại. Trong trường hợp này, vốn từ đồng nghĩa phải phong phú để diễn đạt thật linh họat. ( Phân tích Chí Phèo: y, gã, hắn, CP, nó, con quỷ dữ làng Vũ Đại, thàng chuyên rạch mặt ăn vạ, thằng cùng nhất trong đám cùng đinhanh, anh ta (khi lương thiện); với tác giả Tố Hữu: nhà thơ, tác giả, ông, người thanh niên Cộng sản, người con xứ Huế, tác giả tập Việt Bắc, người nghệ sĩ, chiến sĩ- Trong trường hợp để tăng sự trân trọng, thân tình: gọi họ tác giả (họ Nguyễn)- Để tăng sắc thái thân mật bạn bè, người viết chỉ gọi tên của tác giả. ( Tử bảo Tử là thi sĩ của Thiên chúa giáo)- Khi chưa xác định được lứa tuổi tác giả thì tốt nhất là gọi: nhà văn, nhà thơ, tác giả- Tránh gọi ngược : anh (già)- Ông (trẻ)Ví dụ:* Ngoài ra có thể linh họat ở cách dùng các tiểu từ: vâng, đúng thế, không, điều ấy,như vậy, chẳng lẽ* Có khi dùng những từ phủ định: phải chăng là khiên cưỡng khi cho rằng?Không! hòan tòan không!* Trong quá trình nghị luận không nên chỉ dùng một lọai thao tác tư duy mà nên luân thay đổi: khi thì diễn dịch, khi thì quy nạp, khi thì phân tích, liên hệ so sánh* Giọng văn còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác như dùng từ, đặt câu,nêu ý, cách lập luận, cách dùnghình ảnh so sánh, cách dùng dấu câu, từ cảm thánĐây cũngchính là những biện pháp giúp cho người viết diễn đạt hay.2. Dùng từ độc đáo.tích lũy cho mình một một vốn từ ngữ phong phú, mặt khác phải có ý thức sử dụng khi viết. một số đọan văn tiêu biểu cho điều nói trên: -“Chương XIII Tắt đèn không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu liên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ, mà lòng tham đã hết tính người . Sinh vật lí trưởng và lũ sai nha đốc thuế người, đã tan hoang đi cái tâm người . Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia nước nguồn thương nào cảở chương này, cả chị Dậu quý mến của tác giả, của độc giả cũng chỉ là một con sinh vật mà thôi. Thật được làm người với tối thiểu phẩm cách làm người thì có đời nào chị Dậu lại phải đi đọa lạc nhân phẩm mình đến mức phải đưa con đi bán như một hiện vật cũ ở chỗ chợ người, chợ giời.(Nguyễn Tuân)- Ở đọan thơ của Tử, tuy chưa hiểu từng ý, tôi đã cảm nhận cái hồn, cái khí hậu, cái không khí,cái nhịp độ bao trùm tòan bài. Cái gì đó rất bi kịch, nghịch lí như đời của Tử.Vừa là lụa, là trăng là bát ngát chim bay là êm đềm vời vợi như chốn quảng hàn, mà rõ là máu, là gánh máu của đời mình đi bơ vơ trên biển cả đời mình.(Chế Lan Viên).3. Viết câu linh họat.Tính linh họat thể hiện ở chỗ: tùy từng lúc, từng nơi, tùy vào giọngvăn của từng đọan mà có các lọai câu tương ứng để diễn đạt cho phù hợp:- Để diễn đạt tình cảm thái độ của mình, người viết trực tiếp dùngcâu cảm thán, kiểu như:“Nhưng hỡi ôi! Niềm vui quá ngắn trước vẻ đẹp của tình người và cùa cảnh đời” (Văn Tâm- Bài ĐTVD)hoặc:” Trời đất ơi! Tú Bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng ra mãi tới ngàn năm”(Xuân Diệu)- Khi muốn gây chú ý cho người đọc ta có thể dùng câu nghi vấn. Câu nghi vấn ở đây như là đặt ra vấn đề, rồi sau đó lại tự trả lời, tự làm sáng tỏ.Ví dụ: Thương thì thương vậy, còn óan? Thực ra Nguyễn Du không biết oán ai,hoặc: “ Nguyên Hồng đã sống hơn 60 năm, đã viết hơn 40 năm, ai biết được ông đã đổ ra bao nhiêu nướcmắt cho đời và cho nghệ thuật. Bây giờ, nằm dưới ba thước đất, nguồn nước mắt ấy liệu có bao giờ khô cạn được chăng?”- Một lọat câu cũng được vận dụng làm thay đổi giọng văn trong bài vănnghị luận là lọai câu có hai mệnh đề hô-ứng. Chúng thường theo lối kết cấu : Tuynhưng; không nhữngmà còn; càngcàng; Vì thếcho nênLoại câu này nhằm nhấn mạnh một ý nào đó và ý đó luôn nằm ở vế thứ hai.Ví dụ:“Tuy bài thơ được Bác sáng tác trong hòan cảnh ngục tù. Nhưng ta vẫn thấy tràn đầy tinh thần lạc quan”.Có học sinh viết: “Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ”. -Trong nhiều trường hợp, câu khẳng định được diễn đạt bằng câu phủ định của phủ định nhằm nhấn mạnh sự khẳng định. Ví dụ:Câu 1: Nhà văn nhất định phải phản ánhCâu 2: Nhà văn không thể không phản ánhtránh khẳng định tuyệt đối Có học sinh viết:“Chỉ có văn học mới đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người “. lẽ ra nên viết: “Văn học đã góp phần đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người “- Ở những câu đánh giá mang tính khái quát, để biểu hiện sự thận trọng, chín chắn trong suy nghĩ, người ta thường viết những câu mở đầu với nhữngcụm từ như: nhìn chung, về cơ bản, về một phương diện nào đó, thường thường, hầu hết, đại đa số, phần lớn, về đại thể.4. Viết văn có hình ảnh.Biện pháp cơ bản :so sánh, liên hệ đối chiếu Ví dụ:1) Đánh giá vị trí và ý nghĩa độc đáo của thơ Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên viết:“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mạc Tử như ngôi sao chổi xọet qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình”. 2) Bình bài thơ Sông lấp của Tú Xương, Nguyễn Tuân viết:”Nếu chúng ta liệt Tú Xương vào lọai đỉnh thơ Nôm, thì Sông lấp chính là bóng cây hiênngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc cố ý đánh rơi bài Sông Lấp, tức là bước lên lầu tháp mở cửa từng này, từng kia mà quên đi mất cái chuông trên vọng vậy”.Viết về Sêkhốp: “Sê khốp là con chim linh điểucủa buổi tịch dương trên đồng cỏ dại nước Nga xưa. Sekhốp là cái diều sáo vĩ đại trên đôi cánh âm vang tiếng nói của hiện thực và nhịp thơ của lãng mạn”5. So sánh văn học6. Lập luận chặt chẽ sắc sảo.7. Dẫn chứng và trình bày dẫn chứng.a) trứơc hết cần phân biệt hai lọai dẫn chứng: dẫn chứng bắt buộc (phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu) và dẫn chứng mở rộng (liên hệ, đối chiếu, so sánh làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc)b) cần chú ý tỉ lệ dẫn chứng và lí lẽ: cân đối giữa lí lẽ và dẫn chứng.c) dẫn chứng phải được phân tích cho hay.: Việc phân tích dẫn chứng còn quan trọng hơn cả bản thân dẫn chứngIV/ VỀ CÁCH LUYỆN TẬP VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN.Với một bài làm văn nghi luận ở nhà trường, quá trình ấy là:Tìm hiểu suy nghĩ trước đề.Chuẩn bị chất liệu cho bài văn.Dựng khung bài viết, tìm cách viết.Viềt thành bài. 1. Luyện viết ngắn, viết dài.có thể theo các cách sau:Thứ nhất: Dựa vào khung bài văn (dàn ý) viết lần lựơt từng luận điểm (ý lớn) của khung này thành câu văn. Mỗi luận điểm một câu. Liên kết các câu ấy lại với nhau bằng các từ ngữ nối, câu nối. Đọc lại, sửa chữa, bổ sung để chỉnh đốn, sao cho được một chỉnh thể - bài văn ngắn.Thứ hai: Tập tóm tắt văn bản nghị luận. Cách thức : chọn một văn bản nghị luận có độ dài vừa phải. Xáx định các phần các đoạn của văn bản. Tìm luận điểm chính trong đó (luận điểm này thường được thể hiện bằng một hoặc hai câumà người ta gọi là câu chủ đề. Viết luận điểm này gọn lại thành một câu (nếu luận điểm là một câu chủ đề thì dùng ngay câu chủ đề này. Liên kết các câu này lại bằng từ nối, câu nối.Thứ ba: Tập chuyển bài văn ngắn đã viết được thành bài văn dài hơn bằng cách từ câu văn chứa luận điểm chính (câu chủ đề) viết những câu văn triển khai theo cách diễn dịch hoặc theo cách quy nạp. Sau đó trên cơ sở của hệ thống này viết những câu nối hoặc dùng những từ ngữ để liên kết các đoạn văn trình bày từng luận điểm ấy lại với nhau. Thứ tư: Từ dạng bài thứ hai này, nhận xét tìm ra câu, ý nào có thể phát triển thêm nữa thì trên cơ sở ý phát triển để viết thành câu văn mới. Viết xong đọc lại để kiểm tra tính liên kết, tính hướng đích (mục đích làm sáng tỏ vấn đề đang giải quyết) của chúng. Cứ thế, viết thêm và chỉnh, cuối cùng sẽ có một bài văn dài.Thứ năm: Bài văn dài ở dạng ba cũng mới chỉ là sự phát triển của hệ thống luận điểm chính. Mỗi luận điểm như vậy còn có luận cứ (cứ liệu để nghị luận, đó là tư liệu văn học, đời sống, những ý kiến đáng tin cậy). Hãy chuyển những luận cứ này vào bài đúng vài chỗ của luận điểm (ý) mà nó có nhiệm vụ làm dẫn chứng. Chuyển theo hai cách: chuyển thẳng (nếu tự thân chúng đã thành văn và do ý định người viết, chỉ muốn dẫn nguyên chúng) hoặc chuyển bằng câu văn, đoạn văn do người viết diễn đạt theo ý mình qua phân tích, giới thiệu, diễn giải chúng. Ngoài ra còn tuỳ nhận thức của học sinh đối với luận điểm (hệ thống luận điểm ) có thể viết những câu. đoạn tự liên hệ, liên tưởng, so sánh, mở rộng sang các lậun điểm, vấn đề đối tượng khác có liên quan.Thứ sáu: Luyện chung. Chọn một bài vănnghị luận mà các em thấy yêu thích, phù hợp với mình. Một người rút ngắn văn bản nghị luận mẫu đã chọn. Người thứ hai, thứ badựa vào văn bản rút gọn để viết dài. Sau đó kiểm tra, đối chứng với văn bản gốc để rút kinh nghịêm. 2. Luyện nghị luận bằng hình ảnh và diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.Ví dụ: Để làm rõ cái bản chất của công lí mà thực dânPháp đem lại cho nhân dân ta trong những năm tháng chúng đô hộ, Nguy6ẽn Ái Quốc đã nghị luận: “Thần công lí của “nứơc mẹ” đại Pháp được tượng trưng bằngmột người đàn bà một tay cầm cân, một tay cầm gươm, “Cân để đảm bảo đong đo đúng công lí, còn gươm để trừng phạt kẻ có tội. Cũng là vì công lí. Thế nhưng khi sang Việt Nam thì cái cân rơi mất, chỉ còn lại thanh gươm. Thành ra công lí mà thực dân Pháp đem đến cho dân ta chỉ là sự đàn áp, chém giết”.biết vận dụng nhiều kiểu câu ( câu đơn dùng để phán đóan, đưa ra nhận xét, ý kiến về đối tượng ; câu phức dùng để suy luận đối tượng) tập diễn đạt ý nghị luận bằng những cách,những lối diễn đạt khác nhau Tức là, trước một ý, một đối tượng cần diễn đạt, hãy tìm cách diễn đạt chúng bằng nhiều câu, đọan khác nhau để chọncách diễn đạt mà mình thấy hay nhất, ưng ý nhất. 3. Luyện viết câu đọan chuyển tiếp.*Có nhiều cách chuyển tiêp: Cách nối: từ nối, câu nối, đọan nối Cách đặt câu hỏi chuyển ýDùng phép lặp.d)Tiểu kết , khẳng định ngắn gọn nội dung đã trình bày,đưa ra luậncứ, luận điểm đáng tin cậy hoặc một luận giải một khía cạnh có liên quan giữa luận điểm đã trình bày vả sẽ trình bày để chuyển tiếp.Tạo các thế tương ứng giữa hai phần đoạnChuyển bằng trữ tình ngọai đề.*Cách tiến hành luyện tập: - Rút kinh nghiệm từ những bài nghị luận hay.- Tìm cách chuyển tiếp khác, so sánh đối chiếu để lựa chọn cách hay nhất.- Tập chuyển theo nhiều cách khác nhau trong khi viết- Tập nhận xét đánh giá sửa chữa các chuyển tiếp của nhau.4. Luyện viết đọan văn Nắm vững đặc điểm của đọan văn : về dấu hiệu nhận biết (nằm giữa hai chỗ xuống dòng,thụt đầu dòng, viết hoa khi mở đầu; chấm, xuống dòng khi kết thúc) ; Ý nghĩa của đọan văn (hứơng tới làm sáng rõ chủ đề)5. Luyện nhận xét văn người, sửa văn mình.- Thứ nhất: phân tích văn người theo các mặt: hệ thống lập luận, tư liệu, trình bày diễn đạt, rút ra những nét đặc sắc trong cách viết văn nghị luận để học tập.- Thứ hai: tìm ra các nhược điểm, nguyên nhân và sửa lại.- Thứ ba: Chấm bài văn của nhau.- Thứ tư: Sửa lại bài văn của mình sau khi thầy cô giáo đã chấm. Chú ý những thiếu sót mà thầy cô đã phát hiện. Viết lại theo sự chỉ dẫn, nếu có điều kiện viết lại cả bài.- Thứ năm: Lấy đề bài của các kì thi HSG để làm. Đối chiếu với bài giải để sửa bài của mình hoặccủa một số bài của tác giả khác.-Thứ sáu: Luyện viết thầm (viết trong đầu) bài văn, sửa chữa thầm. Sau đó viết ra giấy và sửa trên giấy.

File đính kèm:

  • pptDe viet bai van hay.ppt
Giáo án liên quan