Chuyên đề: Nhân vật trong tác phẩm tự sự

I. Khái niệm và phân loại nhân vật trong tác phẩm tự sự

II - Ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

III - Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

IV – Phương pháp phân tích,cảm nhận một nhân vật trong tác phẩm tự sự

 

ppt39 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề: Nhân vật trong tác phẩm tự sự, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI CHUYÊN ĐỀ CỦA NHÓM EM NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHUYÊN ĐỀ :I. Khái niệm và phân loại nhân vật trong tác phẩm tự sựII - Ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự III - Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sựIV – Phương pháp phân tích,cảm nhận một nhân vật trong tác phẩm tự sự 1 - Khái niệm Nhân vật trong tác phẩm tự sự là nhân vật văn học, là những người được miêu tả trong tác phẩm tự sự bằng những phương tiện văn học.Đồng thời , Nhân vật trong tác phẩm tự sự cũng là những người thực hiện các sự việc , là người được nói đến , được biểu dương hay bị lên án .- Nhân vật trong văn học rất phong phú: Nhân vật có tên và nhân vật không tên. Trong thần thoại nhân vật có thể là thần , bán thần. Trong chuyện ngụ ngôn hay những chuyện viết cho thiếu nhi nhân vật thương là những con vật, đồ vât.2 - Phân loại : Thường căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm, Căn cứ vào cấu trúc nhân vậtCăn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện: - Nhân vật chính: đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác phẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài, tư tưởng hay nhưng vấn đề trung tâm của mình. - Nhân vật trung tâm: là các nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm ấy. - Nhân vật phụ: những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính. b) Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm. - Nhân vật chính diện: nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp được khẳng định đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời. - Nhân vật phản diện: là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên oán, phủ định... c) Căn cứ vào cấu trúc nhân vật: - Nhân vật chức năng: nhân vật không có đời sống nội tâm,đặc điểm cố định từ đầu đến cuối tác phẩm tồn tại trong đấy chỉ nhằm một số chức năng nhất định. - Nhân vật ngoại hình: tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người một thời. Nhằm khái quát chung loại về tính cách điển hình - Nhân vật tính cách: nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật thường có những mâu thuẫn nội tại có những chuyển hoá - Nhân vật tư tưởng: đó là nhân vật thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn. Nhân vật này dễ dơi vào công thức minh hoạ trở thành cái loa phát ngôn của tác giả ( Huấn Cao, Chí phèo ) - Nhân vật trong tác phẩm tự sự có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự .Nhân vật chính là nơi mang , chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. .Vì thế ,nhân vật được dựng lên có thể không phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đờì mà phải đặt trong mối quan hệ tình huống truyện của nhà văn. - Phân tích nhân vật trở thành con đường quan trong nhất để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn.= > Nhân vật được coi là đứa con tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn.Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phận riêng, muốn phân tích nhân vật tức là phân tích nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để từ đó mà tìm hiểu suy luận, tìm ra đặc điểm, tính cách của nhân vật. Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm , hành vi “cử chỉ, hành động” của nhân vật.1- Lai lịch:- Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân vật . Lai lịch có quan hệ trực tiếp và quan trọng tới đường đờì của một nhân vật .VD: Hoàn cảnh mồ côi từ nhỏ, hành vi vô giáo dục khi ở với người bác họ (để rồi bị đuổi ra khỏi nhà) bằng những thành tích bất hảo của Xuân Tóc đỏ trong cuộc sống lang thang hè đường xó chợ đã góp phần tạo nên tính cách lưu manh, láu lỉnh của Y sau này. Hay Chí phèo ngay từ khi được sinh ra đã bị ném khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ chẳng có cửa nhà. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên cô độc thê thảm của Chí . Tính cách, số phận được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó.2 - Ngoại hìnhTục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.VD: Trong tác phẩm “Tắc đèn của Ngô Tất Tố” chị Dậu được miêu tả có khuôn mặt trái xoan với cái nhanh nhẩu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái min màng của nứơc ra đen giòn. Khuôn mặt ấy khiến người đọc hình dung về chị Dậu đó là một người khoẻ khoắn đảm đang. Trong truyện ngắn “Chí Phèo” , hình ảnh anh Chí với một sự biến chất đã được nói lên rất nhiều : “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hới , cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết !....Cái ngực phanh , đầy những nét chạm trỗ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy , cả hai cánh tay cũng thế ” Phải chăng cái ngoại hình biến dạng, kỳ dị ghớm ghiếc kia như đã muốn trưng ra quá khứ dữ dằn, và nội tâm tha hoá biến chất của CHí Phèo. Ở truyện ngắn “vi hành”, mượn lời người con trai (đôi nam nữ thanh niên người Pháp đi trên toa xe điện ngầm) tác giả Nguyễn Ái Quốc đã phác hoạ chân dung Khải Định “ Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bưng như vỏ chanh đấy à?...hán đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là , đủ cả bộ hạt cườm ..” Các chi tiết này ám chỉ thật sâu cay một tính cách hèn kém, chẳng có mấy gì là thiên lương cùng lối sống xa hoa truỵ lạc của ông vua bù nhìn An Nam.3 - Ngôn ngữQua lời ăn tiếng nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hoá, nhận ra tính cách của người ấy. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được có thể được cách thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân nào đó . VD: Nhân vật cụ cố Hồng trong tiểu thuyết “Số đỏ” của VŨ Trọng PHụng hễ cứ mở miệng ra là gắt: “ Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mặc dầu ông ta chẳng biết cho ra đầu ra đũa việc gì cả. Đến những ngôn ngữ như là tầm thường trong Vợ nhặt : “ Rích bố cu , hở ! ” , “ Hà , ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố ” , hay “ là đếch gì có vợ . Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về ” . Đó là thứ ngôn ngữ được gọi là tình yêu của đôi vợ chồng trẻ trong bài Vợ nhặt của Kim Lân , thật bình dị đến dân dã , qua đó thể hiện tính cách chất phát của nhân vật Tràng trong câu chuyện . Đọc ngôn ngữ trong bài Vợ nhặt ta có khi là liên tưởng đến Chí Phèo của Nam Cao “ Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui .” Cả hai cùng là ngôn ngữ đời thường , thể hiện chất mộc mạc của con người - Chí và Thị Nở Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu ngữ riêng . Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ nhân vật.4- Nội tâmLà thế giới bên trong gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ của nhân vật . Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật. VD: Đoạn miêu tả nội tâm của Chí Phèo sau cơn ốm: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà hắn vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! có lí nào như thế đươc? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao đó không phải là tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một chận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể hắn đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời trở rét nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuôi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau.Cũng may Thị Nở vào nếu không vào cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi thì đến khóc được mất ”. Qua suy nghĩ của Chí Phèo ta có thể nhận ra một Chí Phèo thứ hai – “Chí không còn là một con Quỷ dữ của làng Vũ Đại nữa mà là một con người bình thường như bao con người khác: Bồn lo trước tuổi già ập đến, cảm thấy cô đơn và sợ cô đơnvà khao khát lứa đôi. Những giằng xé nội tâm, những đau khổ khủng khiếp của nhân vật Hộ trong Đời thừa chỉ bắt đầu từ một suy nghĩ của Hộ:“ Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích,một người thừa ” . dờng suy nghĩa đó chứng tỏ Hộ là một người có ý thức rất cao , Hộ ý thức rất rõ về sự nghiệp và cuộc đời của mình Hay đó là sự hi sinh để cứu A Phủ của Mị , đáng ra Mị có thể an nhàn sống tiếp cuộc đời mình , thế nhưng Mị lại làm khác , chỉ để cứu A Phủ : “ Chúng nó thật độc ác . Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết , chết đau , chết đói , chết rét , phải chết .Người kia việc gì mà phải chết thế . A Phủ Mị phẳng phất nghĩ như vậy .” Hay đó là dòng tâm trạng của Mị “Mị lịm mắt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng , ..nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước . Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng ”, tiếng sáo như ru Mị về thời quá khứ - thời Mị được tự do và lắm người đeo đuổi bằng tiếng sáo . Mị đang khao khát , khao khát sự tự do như chính con người của Mị 5 - Cử chỉ hành độngĐây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy. Ví dụ: Chỉ cần qua cách “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng” nhân vật Mã Giám Sinh đã để lại chân tướng của một con người thiếu văn hoá, lịch sự Qua hành động “rỗ gông” bất chấp lời doạ nạt của bọn lính, người đọc nhận ra ở Huấn Cao một khí phách hiên ngangHành động của viên quảng ngục “ biệt đãi ” Huấn Cao chỉ để xin chữ của ông cũng đủ chứng tỏ viên quảng ngục là người yêu cái đẹp .Đồng thời ông cũng là người hết sức kiên quyết và nhẫn nại, khi bị Huấn Cao từ chối , viên quảng ngục đẫ không hề bỏ cuộc để có được chữ của Huấn Cao Trong bài vợ chồng A Phủ , bộ mặt người chồng đã được đẩy lên cao với sự vũ phu đầy hà khắc “A sử bước lại , nắm Mị , lấy thắt lưng trói hai tay Mị . Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà . Tóc Mị xõa xuống , A Sử quấn luôn tóc lên cột , làm cho Mị không cúi , không nghiêng được đầu nữa .” Tóm lại: Muốn phân tích nhân vật, ta phải chú ý đến những chi tiết có liên quan đến nhân vật lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm , hành vi “cử chỉ, hành động” của nhân vật.Tuy nhiên không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này. Có chỗ nhiều, có chỗ ít, có chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế khi phân tích cần tập trung xoáy sâu vào các phương diện thành thông nhất trong tác phẩm. cũng không cứ phải tuần tự theo năm phương diện như thế IV - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, CẢM NHẬN MỘT NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ 1- Mở bài : - Giới thiệu xuất xứ của nhân vật cần phân tích ( nhân vật trong tác phẩm nào? Của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?). - Nêu khái quát đặc điểm của nhân vật.2- Thân bài : - Bước 1:Giới thiệu khái quát về nhân vật ( từ 1 đến 2 câu). - Bước 2 : Triển khai phân tích (hay cảm nhận ) các đặc điểm của nhân vật theo yêu cầu của đề ( Lai lịch, ngoại hình, tính cách, số phận) Lưu ý : + Tùy vào từng đặc điểm của nhân vật có trong tác phẩm để phân tích , cảm nhận. + Mỗi một đặc điểm của nhân vật được phân tích (hay cảm nhận), được viết thành một hay nhiều đoạn văn.Các đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau ( diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp.) và được liên kết với nhau bằng các câu từ chuyển ý. + Khi phân tích, cần chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh làm rõ từng đặc điểm của nhân vật ( theo nguyên tắc : “nói có sách, mách có chứng”).Bước 3: Đánh giá chung về : + Nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật của nhà văn. + Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và quan điểm nghệ thuật của nhà văn. 3- Kết bài : - Tính điển hình của nhân vật - Nhận xét đánh giá thành công, hạn chế (nếu có) về xây dựng nhân vật.v.vCÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !

File đính kèm:

  • pptKhai quat ve nhan vat trong tac pham tu su.ppt