Chuyên đề Dạy một bài học theo hướng tích cực

Việc nâng cao chất lượng dạy và học là việc làm thường xuyên liên tục từ rất xưa đến nay đối với thầy và trò trong ngành giáo dục nói chung, và trong trường THCS nói riêng, đặc biệt lại là việc rất cần thiết đối với học sinh khối lớp 6 . Vì học sinh khối 6 là đầu cấp, lứa tuổi còn nhỏ , các em chỉ ham chơi, chưa có ý thức tự giác cao trong học tập, la năm đầu tiếp cận với chương trình thay sách, nên khi học, các em con nhiều bỡ ngỡ với phương pháp dạy và học của cấp THCS , được tiếp thu nhiều bộ môn khoa học mới mà các em chưa được tiếp thu ở lớp dưới . Vậy nên trên lớp các em rất dễ phân tán tư tưởng, không tập trung , thậm chí còn mất trật tự , làm việc riêng, việc học bài , làm bài ở nhà lại càng khó khăn . Với tập thể học sinh như vậy đòi hỏi phải có một phương pháp dạy học lôi cuốn , buộc các em phải hoạt động , phải suy nghĩ tìm tòi kiến thức mới , phát biểu ý kiến xây dựng bài , trả lời câu hỏi, .và đi đến hiểu , nắm vững kiến thức của bài mới. Như vậy các em rất cần một phương pháp dạy học tích cực , hoạt động theo nhóm nhỏ .

Để có một giờ học chất lượng, thì có nhiều phương pháp , xong cuối cùng vẫn là học sinh phải hiểu và nắm vững nội dung bài. Nếu dùng phương pháp dạy học theo kiểu thuyết trình , có thể có một vài ưu điểm nhưng phương pháp này rất khó phát huy tính tích cực của học sinh , học sinh không được hoạt động nhiều , không tự mình tìm tòi , phát hiện ra kiến thức mới , đặc biệt khó quản lí tư duy của các em , không công khai được kiến thức của người học. Với suy nghĩ như vậy tôi chọn cho mình một phương pháp dạy học mà tôi cho la tích cực và đã áp dụng thấy có hiệu quả. Tôi xin được trình bày:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy một bài học theo hướng tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy một bài học theo hướng tích cực I - Lý do: Việc nâng cao chất lượng dạy và học là việc làm thường xuyên liên tục từ rất xưa đến nay đối với thầy và trò trong ngành giáo dục nói chung, và trong trường THCS nói riêng, đặc biệt lại là việc rất cần thiết đối với học sinh khối lớp 6 . Vì học sinh khối 6 là đầu cấp, lứa tuổi còn nhỏ , các em chỉ ham chơi, chưa có ý thức tự giác cao trong học tập, la năm đầu tiếp cận với chương trình thay sách, nên khi học, các em con nhiều bỡ ngỡ với phương pháp dạy và học của cấp THCS , được tiếp thu nhiều bộ môn khoa học mới mà các em chưa được tiếp thu ở lớp dưới . Vậy nên trên lớp các em rất dễ phân tán tư tưởng, không tập trung , thậm chí còn mất trật tự , làm việc riêng, việc học bài , làm bài ở nhà lại càng khó khăn . Với tập thể học sinh như vậy đòi hỏi phải có một phương pháp dạy học lôi cuốn , buộc các em phải hoạt động , phải suy nghĩ tìm tòi kiến thức mới , phát biểu ý kiến xây dựng bài , trả lời câu hỏi, ...và đi đến hiểu , nắm vững kiến thức của bài mới. Như vậy các em rất cần một phương pháp dạy học tích cực , hoạt động theo nhóm nhỏ . Để có một giờ học chất lượng, thì có nhiều phương pháp , xong cuối cùng vẫn là học sinh phải hiểu và nắm vững nội dung bài. Nếu dùng phương pháp dạy học theo kiểu thuyết trình , có thể có một vài ưu điểm nhưng phương pháp này rất khó phát huy tính tích cực của học sinh , học sinh không được hoạt động nhiều , không tự mình tìm tòi , phát hiện ra kiến thức mới , đặc biệt khó quản lí tư duy của các em , không công khai được kiến thức của người học. Với suy nghĩ như vậy tôi chọn cho mình một phương pháp dạy học mà tôi cho la tích cực và đã áp dụng thấy có hiệu quả. Tôi xin được trình bày: II - Nội dung dạy một bài học theo hướng tích cực Mọi phương pháp thì thầy giáo đều phải có hai phần việc chủ yếu , đó là chuẩn bị ở nhà và tổ chức thực hiện trên lớp. Chuẩn bị ở nhà: a. Học sinh Đọc sách giáo khoa, tìm hiểu bài mới Làm các bài tập ở nhà trước, hay làm các bài tập có liên quan (nếu có), chuẩn bị phần dặn dò của giáo viên ở bài trước b. Thầy giáo Công việc thứ nhất: Đọc sách giáo khoa soạnthảo hệ thống câu hỏi chi tiết đến từng đơn vị kiến thức Mục đích là chia làm nhiều câu hỏi để nhiều người được trả lời. Không áp đặt hay nói trước điều gì khi chưa hỏi học sinh Các hướng đặt câu hỏi ; + Câu hỏi mà học sinh trả lời được nhờ kiến thức học bài cũ + Câu hỏi mà học sinh trả lời được nhờ sách giáo khoa ở bài học mới hoặc qua việc làm một số bài tập nhỏ, đơn giản hoặc qua thực hành đo đạc ,tính toán rồi tự rút ra + Có câu hỏi tổng quát tập hợp từ các câu trả lời trước để rút ra kết luận ,dấu hiệu ,khái niệm , ....... Công việc thứ hai: Chuẩn bị các câu trả lơì và dự kiến các tình huống Đây là phần chuẩn hoá kiến thức, tóm tắt chọn lọc những câutrả lời đúng nhất để ghi lại trên bảng( và học sinh ghi vào vở) Nếu câu hỏi có nhiều cách trả lời , bài tập có nhiều cách giải nên chọn lấy một cách thích hợp và giảng giải thêm về cách khác Những tình huống thường phải xử lý ở trên lớp thường là học sinh trả lời sai không hiểu đúng ý câu hỏi hoặc trả lời ra ngoài yêu cầu câu hỏi của bài ,thầy phải dự kiến để hướng thảo luận vào mục đích của bài không lãng phí thời gian Công việc thứ ba: Kết luận cho từng phần ,từng mục Đây là những kiến thức cốt lõi trọng tâm cần nhấn mạnh ,khắc sâu và ghi nhớ với học sinh .Phần này cũng có thể bằng cách đặt câu hỏi và học sinh trả lời,thầy tóm tắt lại . Chẳng hạn phần này nghiên cứu vấn đề gì, rút ra được những kết luận nào , cần nhớ những gì , có mấy ý cần nhớ,qua mấy bước........ Công việc thứ tư: Thầy phải chuẩn bị cho học sinh nhằm củng cố luyện tập nâng cao kiế n thức cho học sinh khá giỏi , ra bài tập về nhà , hướng dẫn phần về nhà đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài sau Phần tổ chức thực hiện trên lớp a. Nêu vấn đề Phần nêu vấn đề được chuẩn bị thật ngắn gọn, tuỳ bài, tuỳ mục mà thầy giáo đưa ra một câu hỏi, một thắc mắc nhằm đưa học sinh vào tình huống có vấn đề cần tìm hiểu theo nội dung của bài mới. b. Đưa ra từng câu hỏi cho học sinh trả lời Từ nhu cầu ở phần nêu trên học sinh thấy cần thiết phải tìm hiểu kiến thức mới và thầy giáo lần lượt nêu ra từng câu hỏi một Thầy chỉ định học sinh trả lời (chú ý không nên gọi học sinh xung phong trừ những câu hỏi khó). Học sinh trả lời không đúng thì tiếp tục gọi học sinh khác . Học sinh đã trả lời đúng thì tiếp tục gọi học sinh khác nhận xét, giải thích vì sao? Nhằm tập trung sự chú ý. Những ý trọng tâm của bài cũng nên lật đi lật lại nhằm khắc sâu và ghi nhớ cho học sinh. Khi vừa với thời gian dự kiến thầy chủ động chuyển sang câu hỏi khác. Dành thời gian gọi học sinh xung phong khi có kiến thức khác hoặc thắc mắc hỏi thêm cho rõ kiến thức trong bài. Cho điểm: Dùng biện pháp cho điểm khi có học sinh trả lời tốt nhằm động viên và gây hứng thú cho học sinh, tự các em đánh giá cho điểm câu trả lời và bài làm của bạn để thấy được sự đúng sai, cách trình bày bài làm kích động các em học tập và tạo hướng phấn đấu cho các em. c. Ghi bảng Bảng ghi tóm tắt ý chính ngắn gọn theo cách kết hợp học sinh trả lời đồng thời thầy ghi trên bảng, thầy vừa ghi vừa kết luận, học sinh vừa nghe vừa tóm tắt vào vở, không dùng cách đọc chép sau từng phần vì sẽ làm giảm tính tích cực của học sinh trong tiết học. Những kiến thức đã có ở sách giáo khoa không nên ghi nữa mà ghi những phần nâng cao ngoài sách giá khoa , khi ghi cũng phải chắt lọc rõ từng ý, từng phần. d. Điều khiển tiết học Đây là khâu chủ yếu để đảm bảo tiết học thành công, thầy giáo phải hoàn toàn chủ động về thời gian, đặc biệt điều hành học sinh trả lời từng câu hỏi và sử lý các tình huống phát sinh. Nếu bài dài có nhiều câu hỏi thì thầy giáo chủ động vừa điều khiển học sinh trả lời câu hỏi vừa ghi tóm tắt trên bảng. Phải kết hợp hài hoà việc hỏi, trả lời, ghi để học sinh tiếp thu đựoc kiến thức mà không lãng phí thời gian. Câu hỏi có nhiều hướng trả lời thì gợi ý định hướng theo yêu cầu của bài. Nếu bài ngắn ít câu hỏi thì kết hợp ôn luyện, làm bầi tập tạo điều kiện cho học sinh hiểu bài sâu sắc. Dành 3 phút cuối cùng để hướng dẵn bài sau và bài tập về nhà. III - Ví dụ minh hoạ Bài: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 Chuẩn bị của học sinh Đọc sách giáo khoa , làm bài tập. Chuẩn bị của thầy giáo Đọc sách giáo khoa, soạn bài, soạn thảo các câu hỏi. Đặt vấn đề: Muốn biết một số cho trước có chia hết cho số khác hay không ta phải làm phép chia và xét số dư. Nhưng trong nhiều trường hợp không cần làm phép chia ta cũng cố thể nhận biết ngay là một số có chia hết cho một số khác hay không tức là thấy ngay số dư đó bằng 0. Cách nhận biết như vậy gọi là ‘’dấu hiệu chia hết” . Ta phải xét xem các số tự nhiên có dạng như thế nào thì chia hết cho 2, cho 5 , có dạng như thế nào thì không chia hết cho 2, cho 5. Mục 1: Nhận xét mở đầu Các câu hỏi: ? Em hãy tự lấy 3 số có chữ số tận cùng bằng không ? Em hãy tách 3 số đã lấy thành tích của 2 số trong đố có một số là 10 ?10 tách thành tích của 2 số tự nhiên nào ? Em hãy phân tich tiếp 3 số đã lấy thành tích của 3 số trong đó có 2 số là 2; 5 ? Các số đã lấy có chia hết cho 2, cho 5 không ? Qua việc làm đó em rút ra nhận xét gì Mục 2: Dấu hiệu chiâ hết cho 2 Các câu hỏi: ? Trong các số có một chữ số, số nào chia hết cho 2 Ví dụ : Xét số n = ? Thay dấu * bởi chữ số nào thì n chia hết cho 2 ? Vì sao ? Rút ra kết luận gì ? Thay dấu * bởi chữ số nào thì n không chia hết cho 2 ? Vì sao ? Rút ra kết luận gì ? Phát biểu gộp kết luận 1 với kết luận 2 ? Trong các số sau , số nào chia hết cho 2, số nào không chia hết cho 2 328 ; 1437 ; 895 ; 1234 Mục 3: Dấu hiệu chia hết cho 5 Các câu hỏi: Ví dụ : Xét số n = ? Thay dấu * bởi chữ số nào thì n chia hết cho 5 ? Vì sao ? Từ đó rút ra kết luận gì ? Thay dấu * bởi chữ số nào thì n không chia hết cho 5 ? Vì sao ? Từ đố rút ra kết luận gì ? Phát biểu gộp hai kết luận trên ? Điền chữ số vào dấu * để được số 37* chia hết cho 5 Chuẩn bị trả lời các câu hỏi 1, 3 số có chữ số tận cùng bằng 0 là: 90; 610; 1240 2, 90 = 9. 10; 610 = 61.10; 1240 = 124.10 3, 10 = 1.10; 10 = 2.5 4, 90 =9.2.5; 610 = 61.2.5; 1240 = 124.2.5 5, Các số 90; 610; 1240 chia hết cho 2 , cho 5 6, Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 5 7, Các số: 0; 2; 4; 6; 8 8, Thay dấu * bởi một trong các chữ số 0; 2; 4; 6; 8 ( tức là chữ số chẵn) thì n chia hết cho 2 9, Vì n = 430 = ( 430 + 0 ) 2 vì 430 2 ; 0 2 432 = ( 430 + 2 ) 2 vì 430 2 ; 2 2 Tương tự với 434; 436; 438 ( Vì cả hai số hạng đều chia hết cho 2 ) 10, Số có chữ số tận cùng là chẵn thì chia hết cho 2 11, Thay dấu * bởi một trong các chữ số 1; 3; 5; 7; 9; ( tức là các số lẻ ) thì n không chia hết cho 2 12, n = 431 = (430 + 1 ) không chia hết cho hai vì 430 2; 1 không chia hết cho 2 Tương tự với 433; 435; 437; 439 ( Vì một số hạng chia hết cho 2 nhưng số hạng còn lại khong chia hết cho 2) 13, Số có chữ số tận cùng là lẻ thì không chia hết cho 2 14, Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2 15, Trong các số 328; 1437; 895; 1234; thì có số 328; 1234 chia hết cho 2, còn số 1437; 895 không chia hết cho 2 16, Nếu thay dấu * bởi chữ số 0 hoặc 5 thì n chia hết cho 5 17, Vì cả hai số hạng đều chia hết cho 5 n = 430 = ( 430 + 0 ) 5 vì 430 5 ; 0 5 n = 435 = ( 430 + 5 ) 5 vì 430 5; 5 5 18, Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 19, Nếu thay dấu * bởi một trong các chữ số 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9 thì không chia hết cho 5 20, Ta cố n = 431 = (430 + 1 ) không chia hết cho 5 vì 430 5 ; 1 không chia hết cho 5 Tương tự đối với các số: 432; 433; 434;436;437;438;439 21, Các số có chữ số tận cùng khác 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5 22, Các số có chữ số tận cùng là o hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5 23, Dấu * = 0 hoặc * = 5 để được số 370 và 375 chia hết cho 5 Qua cách giải thích trên ta đã dùng tính chất chia hết của một tổng để khặng định . Dự kiến các tình huống Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm bài này là dấu hiệu chỉ chú ý đến chữ số tận cùng Bài này có thể mở rộng thêm bai tâp ở phần củng cố: Số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5 Chứng tỏ rằng ( 6 + 8 + m + 10 + m ) 2 Với điều kiện nào của m , n N thì ( 4 + 6 + n + 8 + m ) 2 Xét m , n là 2 số cùng lẻ Và m, n là 2 số cùng chẵn IV. phần kết Phương pháp dạy học vừa nêu trên có thể áp dụng cho việc giảng dạy các kiểu baì khác nhau vì các câu trả lời đều có trong sách giáo khoa. Có người nói: Học sinh chưa được học thì chưa nên hỏi song trong thực tế người ta luôn luôn phải trả lời , phải tìm hiểu những cái mà chưa được học , chính lúc đó là lúc ta học . Vì vậy khi được hỏi học sinh buộc phải hoạt động tìm câu trả lời trong sách giáo khoa đó chính là lú học sinh tự tìm tòi kién thức mà thầy không được làm thay. Theo tôi đó là phương pháp tích cựa .Thầy giữ vai trò chủ đạo và đièu khiển lớp học một cách hài hoà nhịp nhàng , học sinh làm việc là cchủ yếu ,thầy chỉ gíup họ khi họ thực sự bé tắc không giải quyết được . Phương pháp dạy học như trên thực tế đã có những ưu điểm sau: Tập trung rất tốt sự chú ý của học sinh Thầy quản lý lớp rất nhẹ nhàng nhờ điểu khiển học sinh phát biểu ý kiến và tóm tắt kết luận Tư duuy của học sinh được hoạt động tích cực và có nhiều cơ hội để công khai sự hiểu biết của mình Rèn luyện cho học sinh thói quen tìm tòi những điều chưa biết bằng đọc sách Phương pháp này vẫn đảm bảo cho thầy giáo chủ động về thời gian của một tiết học hay từng phần. Kết quả tiếp thu của học sinh tốt hơn nhiều so với các phương pháp khác mà tôi đã áp dụng . Ví dụ phương pháp thuyết trình học sinh nắm được bài từ 25 – 30 % phương pháp dạy học như vừa nêu học sinh nắm được bài từ 50 – 55 % Trên đây là một kinh nghiệm của bản thân tôi khi suy nghĩ về việc dạy học cho đối tượng của giáo dục THCS tôi thấy có hiệu quả Chắc chắn trong việc trình bày không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô giáo tham khảo góp ý kiến Tôi xin chân thành cảm ơn và được tiếp thu nhũng góp ý bổ xung cho kinh nghiệm của mình.

File đính kèm:

  • docDay bai toan theo huong tich cuc.doc