Chuyên đề Dạy học theo kiểu giải thích và theo kiểu mở mang tính thiết kế - Một sự lựa chọn và phối hợp trong dây kỹ thuật

Tóm tắt: Kiểu dạy học giải thích tuyến tính và mở mang tính thiết kế là hai

kiểu dạy học trong dạy lý thuyết kỹ thuật – nghề. Dạy học sử dụng kiểu mở mang

tính thiết kế trong dạy kỹ thuật là rất cần thiết nhằm phát triển năng lực giải quyết

vấn đề, nhưng cũng có một số hạn chế. Để phù hợp với xu thế cải tiến phương

pháp dạy học, người ta có thể kết hợp hai kiểu dạy này trong dạy học nhưng nội

dung mang tính thiết kế kỹ thuật.

pdf5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy học theo kiểu giải thích và theo kiểu mở mang tính thiết kế - Một sự lựa chọn và phối hợp trong dây kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC THEO KIỂU GIẢI THÍCH VÀ THEO KIỂU MỞ MANG TÍNH THIẾT KẾ - MỘT SỰ LỰA CHỌN VÀ PHỐI HỢP TRONG DÂY KỸ THUẬT TS. Nguyễn Văn Tuấn Khoa Sư phạm Kỹ thuật Tóm tắt: Kiểu dạy học giải thích tuyến tính và mở mang tính thiết kế là hai kiểu dạy học trong dạy lý thuyết kỹ thuật – nghề. Dạy học sử dụng kiểu mở mang tính thiết kế trong dạy kỹ thuật là rất cần thiết nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề, nhưng cũng có một số hạn chế. Để phù hợp với xu thế cải tiến phương pháp dạy học, người ta có thể kết hợp hai kiểu dạy này trong dạy học nhưng nội dung mang tính thiết kế kỹ thuật. I. TIẾP CẬN KHOA HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG DẠY KỸ THUẬT – NGHỀ NGHIỆP Từ những năm 1960, ngành giáo dục Việt Nam có những quan điểm tư tưởng giáo dục hiện đại như: học để hành, học tích cực chủ động sáng tạo, giáo dục cho người học tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo,(1). Nhưng thực tế là chưa thực hiện được quan điểm đó. Từ thập niên 90 và đặc biệt hiện nay đã coi trọng quan điểm giáo dục này và có những tư tưởng đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học. Sự đổi mới về phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục và đào tạo. Sự đổi mới về phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng phải dựa trên tiếp cận khoa học về phương pháp dạy học. Phương pháp luôn gắn liền với mục tiêu và nội dung, trong đó mục tiêu chi phối các thành phần khác. Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp mục tiêu chính là nhằm hình thành ở người học kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Song để thực hiện nhiệm vụ dạy học là giáo dục và phát triển người học, mục tiêu của dạy kỹ thuật còn phải có các lĩnh vực khác như: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phát triển năng lực tự học, phát triển năng lực hợp tác giao tiếp, phát triển năng lực hoạt động độc lập sáng tạo, chịu trách nhiệm cao; năng lực đánh giá nhận xét(2). Nếu chúng ta quan niệm rằng đào tạo kỹ thuật - nghề lần đầu là trong mọi giờ học định hướng chuẩn bị cho người học các hoạt động nghề của họ trong tương lai thì không những chúng ta trang bị cho họ những năng lực về chuyên môn mà còn về các năng lực khác mang tính chiến lược phát triển con người và kinh tế xã hội như năng lực về phương pháp và năng lực xã hội. Để cho họ có thể đúc rút được các kinh nghiệm nghề nghiệp trong quá trình đào tạo thì phải tạo cơ hội cho họ biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Chỉ như vậy họ mới được tích cực, sáng tạo, có năng lực phê bình và tự phê bình. Các kết quả này sẽ được phát triển tiếp tục trong cuộc sống nghề nghiệp của họ sau này. Để học sinh có cơ hội tự đào tạo thì dạy học phải hướng đến các biện pháp: - Định hướng người học (vì người học và bằng năng lực của họ). - Định hướng hoạt động. - Khuyến khích tính tích cực. - Khuyến khích độc lập sáng tạo. Để hướng đến các biện pháp này cần phải có một khái niệm (konzept) về phương pháp dạy học phù hợp. Từ đặc điểm chung của dạy học định hướng hoạt động, ta có thể vận dụng vào trong các giờ dạy về nội dung mang tính thiết kế kỹ thuật. Dạy học định hướng hoạt động phải xuất phát từ mâu thuẩn của mối liên hệ giữa: - Kỹ thuật – sự phát triển của kỹ thuật – hoạt động nghề nghiệp hiện tại. - Mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế. Từ việc phân tích của phương pháp luận (methodology) của khoa học về kỹ thuật thiết kế chế tạo máy móc, thì chúng ta thấy rằng mỗi hệ thống kỹ thuật là một hệ thống mở và được giới hạn bởi nhiệm vụ của nó. Chính vì vậy trong dạy nghề kỹ thuật cần phải trang bị cho người học từ những kiến thức đơn lẻ rồi sau đó ứng dụng nó để giải quyết các nhiệm vụ mang tính tổng hợp. Chính vì vậy mà có phương pháp dạy học dưới hình thức này là rất đa dạng để phát triển ở người học tính sáng tạo, năng lực tưởng tượng, năng lực giải quyết công việc. Hoạt động sáng tạo là hoạt động “phát minh”. Phát minh của học sinh là tư duy và hoạt động. “Hoạt động” là vận dụng các kết quả của tư duy vào thực tiễn. Dạy học định hướng hoạt động là dạy tìm ra kết quả thông qua tư duy và vận dụng kết quả đó vào hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy đối với những nội dung mang tính thiết kế kỹ thuật cần phải sử dụng phương pháp dạy học khuyến khích học sinh tìm các lời giải thiết kế (hoạt động phát minh). Hoạt động phát minh đối với nội dung mang tính thiết kế này có thể tiến hành dưới dạng giờ dạy lý thuyết hoặc giờ dạy theo phương pháp dạy học theo dự án (lý thuyết kết hợp với thực hành). Kỹ thuật về thiết kế chế tạo là một khoa học mở bằng phương pháp phát hiện để hoàn thiện và làm phong phú nó. Chính vì vậy giờ dạy theo kiểu thiết kế kỹ thuật giáo viên cần phải chú ý tới yếu tố mở của nó để trang bị cho người học các kỹ năng phát minh, phát triển. Phương pháp giải quyết, phát hiện ra nguyên tắc giải quyết, cấu trúc cải tiến lại hệ thống kỹ thuật và sự hành động là những thành phần cơ bản về nội dung. Để tiến hành học các nội dung này; người học trong giờ dạy học là người tự thực hiện, tự điều khiển, tự hoạt động và thông qua đó phát triển được năng lực “phát minh” giải quyết các nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật. Tính trung tâm của những giờ học như trên đã di chuyển qua người học, do đó người học có động cơ học tập tốt hơn, có tính tự chịu trách nhiệm cao hơn. II. KIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI THÍCH VÀ KIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỞ MANG TÍNH THIẾT KẾ TRONG DẠY KỸ THUẬT 1. Kiểu dạy học giải thích tuyến tính Giờ dạy tập trung hướng vào các mục đích chuyên môn và nội dung bài dạy. Có nhiều phương pháp khác nhau và hình thức tổ chức học tập khác nhau nhưng cũng đều định hướng đến mục đích dạy học. Nội dung dây học kỹ thuật có thể tiến hành từ nguyên nhân – hiệu ứng, hiệu quả như hình dưới: NGUYÊN NHÂN, NGUYÊN TẮC, CẤU TẠO,... Dạy theo kiểu giải thích HIỆU QUẢ, HIỆU ỨNG, NHIỆM VỤ,... Từ đó người học nắm được các mối quan hệ nhân quả và các chức năng của các chi tiết bộ phận trong hệ thống kỹ thuật. Vấn đề do giáo viên đưa ra và đồng thời trình bày lời giải cho vấn đề đó dưới dạng giải thích. Con đường giải thích này phần lớn là theo con đường quy nạp và theo dạng tuyến tính. Kiểu dạy học giải thích tuyến tính này trong quá khứ và hiện tại trong dạy kỹ thuật là mang tính phổ biến. Để người học tiếp thu được bài tốt, giáo viên khi giải thích cần tạo ra mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần nội dung để học sinh thấy. Ưu điểm của kiểu dạy học giải thích tuyến tính là giáo viên làm chủ được kế hoạch của mình về hoạt động định hướng mục đích và nội dung dạy học. Còn về nhược điểm thì giờ học như vậy mang tính đơn điệu một chiều, chính vì vậy người học bị động, ít có tính liên thông quan hệ với hoạt động nghề như tìm tòi phát hiện, chỉ đáp ứng được mục tiêu dạy học về chuyên môn, ít đáp ứng được các mục tiêu mang tính giáo dục và phát triển người học. 2. Kiểu phương pháp dạy học mở mang tính thiết kế Để khắc phục các nhược điểm của kiểu dạy học theo giải thích tuyến tính như chỉ thực hiện được các mục tiêu về năng lực chuyên môn, nhưng không hình thành được ở người học năng lực về phương pháp cũng như năng lực hợp tác; người ta sử dụng kiểu dạy học mở mang tính thiết kế. Kiểu dạy học này là kiểu dạy học giải quyết những tình huống có vấn đề của cuộc sống nghề nghiệp liên quan đến nội dung chuyên môn. Nó đối ngược với kiểu dạy học giải thích tuyến tính với hình thức dạy học là dạy phát hiện. Tính mở của kiểu phương pháp dạy học này được thể hiện bởi các đặc trưng sau đây: - Tính đa lời giải; - Khuyến khích học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề; - Giảm bớt sự căng thẳng của người học. Dạy học theo kiểu mở được thiết kế dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học, khuyến khích con người tìm kiếm tích cực và có niêm vui trong hoạt động đó. Tiền thân của dạy học theo kiểu mở là dạy theo sự ngẫu nhiên, tự nhiên sống động. Nay được hiểu là dựa trân kinh nghiệm học sinh đã có, mở ra phạm vi cho học sinh hoạt động, từ những tình huống có vấn đề, lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích tính chủ thể của người học trong quá trình dạy học. Kiểu dạy học mở mang tính thiết kế có những đặc trưng sau đây: - Sự nhận thức kỹ thuật của người học là dựa trên những kinh nghiệm của người học và cùng với nó để phát triển nhận thức kỹ thuật. - Vai trò của người giáo viên là người truyền đạt tri thức chuyển hóa thành người tư vấn tổ chức cho người học tự nhận thức. - Khơi dậy sự tò mò tìm kiếm ở người học. Kiểu dạy học mở, mở ra một cơ hội cho người học hoạt động và phát triển kỹ năng hoạt động. Để thực hiện được giờ dạy theo kiểu mở thì cần phải có những tình huống vấn đề (hay những nhiệm vụ học tập) mang tính tổng thể, có không gian quyết định, có độ tự do trong việc đưa ra các lời giải. Những lời giải của học sinh được tổng hợp lại thông qua đàm thoại trong hình thức học theo nhóm. Hoạt động chủ yếu chính là hoạt động của người học tìm ra và quyết định lời giải tối ưu cho vấn đề đó. Cấu trúc trong kiểu dạy học này theo kiểu phương pháp tư duy sáng tạo “brainstorming” và kế thừa phát triển (1). Chính vì vậy giáo viên cần phải khuyến khích người học tìm kiếm các lời giải và chấp nhận các lời giải, sau đó cùng với người học nhận xét để họ thấy được các lời giải đúng. Trong giờ học kiểu này học sinh được tổ chức học theo nhóm, thảo luận, hợp tác với nhau và học lẫn nhau. Kiểu dạy học mở trong dạy kỹ thuật là cho những nội dung mang tính thiết kế hệ thống kỹ thuật, ngược lại với kiểu giải thích, có nghĩa là đi từ hiệu quả, hiệu ứng, nhiệm vụ đến cấu tạo, cấu trúc của hệ thống kỹ thuật như sơ đồ dưới (2). NGUYÊN NHÂN, CẤU TẠO, CẤU TRÚC,... Dạy theo kiểu giải thích Dạy theo kiểu mở mang tính thiết kế HIỆU QUẢ, HIỆU ỨNG, NHIỆM VỤ,... Thực tế là đi từ một tình huống có vấn đề, người học tìm kiếm các lời giải tối ưu thông qua hoạt động nhóm. Quá trình đó được mô tả theo sơ đồ sau: Khi các lời giải của học sinh không có lời giải nào đúng hoặc học sinh gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thì giáo viên sử dụng kết hợp hai kiểu phương pháp giải thích tuyến tính và kiểu thiết kế. Kiểu giải thích tuyến tính có thể tổ chức học sinh theo hai con đường (xem sơ đồ dưới): - Thứ nhất là tổ chức cho họ tự thu nhận thông tin còn khiếm khuyết. - Thứ hai là giáo viên hướng dẫn giải thích, cung cấp nội dung thông tin cho người học. Kiểu dạy học mở mang tính thiết kế về bản chất cấu trúc trong theo con đường giải quyết vấn đề, cho nên tạo được một không khí học tập tốt, phát triển được tư duy giải quyết vấn đề ở người học và là kiểu dạy học lấy người học làm trung tâm. Vấn Đề Lời Giải Lời Giải Đánh giá L. giải tối ưu Đối tượng thật GV TL Vấn đề Lời giải 1..n Đánh giá Lời giải tối ưu Đối tượng thật Sau đây là sự so sánh vai trò của giáo viên trong hai kiểu dạy học trên: KIỂU DẠY HỌC GIẢI THÍCH TUYẾN TÍNH KIỂU DẠY HỌC MỞ MANG TÍNH THIẾT KẾ 1. Thầy truyền, giải thích cho người học tiếp thu. 1. Thầy hướng dẫn cho trò tự nghiên cứu tìm kiếm lời giải. 2. Thầy độc thoại hay phát vấn. 2. Thầy tổ chức cho người học thực hiện, giải quyết tìm kiếm lời giải, hợp tác với bạn, đối thoại người học – người học – thầy. 3. Thầy giảng cho người học bị động tiếp thu, học thuộc lòng. 3. Thầy hướng dẫn cho người học cách tự học, phát hiện, giải quyết vấn đề. Một số khó khăn khi thực hiện theo kiểu dạy học mở mang tính thiết kế: - Có thể giảm thời gian giảng dạy trên lớp, song đòi hỏi phải đảm bảo thời gian và điều kiện để người học tự nghiên cứu đưa ra các lời giải, đối thoại với bạn và với thầy. Điều kiện đảm bảo cho kiểu dạy học mở mang tính thiết kế như sách, tài liệu chuyên môn cần thiết, không gian lớp học. - Đòi hỏi người thầy có một năng lực tổ chức và năng lực chuyên môn cao. III. KẾT LUẬN Cải tiến đổi mới phương pháp dạy học là con đường chính để đáp ứng được các mục tiêu giáo dục trong việc đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp. Trong dạy lý thuyết kỹ thuật hiện nay, kiểu phương pháp dạy học giải thích tuyến tính là phổ biến. Kiểu này có thể kết hợp với kiểu mở mang tính thiết kế để khắc phục các nhược điểm của nó và phát huy được các mặt mạnh của kiểu mở mang tính thiết kế. Để quá trình dạy học có thể thực hiện được theo kiểu mở mang tính thiết kế hoặc kết hợp với kiểu giải thích tuyến tính, cần phải có điều kiện đảm bảo như: - Thiết kế lại một số nội dung dạy học mang tính thiết kế trong các môn kỹ thuật. - Phương tiện dạy học và phương tiện kỹ thuật phải đầy đủ như máy chiếu, các loại bảng, - Không gian lớp học phải phù hợp với số lượng người học. - Thầy cô giáo phải có động cơ, hứng thú cũng như năng lực chuyên môn cũng như sư phạm. - Năng lực, thói quen của người học.

File đính kèm:

  • pdfgccom_Kieu_ppdhky_thuat.pdf