Chuyên đề Dạy học tác phẩm thơ trữ tình theo hướng đọc hiểu

Mục đích.

- Giúp học sinh hiểu thêm về đặc điểm nội dung và hình thức của thơ trữ tình.

- Rèn kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tình trong chương trình phổ thông.

 

ppt30 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Dạy học tác phẩm thơ trữ tình theo hướng đọc hiểu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy học tác phẩm thơ trữ tình theo hướng đọc hiểuMục đích. Giúp học sinh hiểu thêm về đặc điểm nội dung và hình thức của thơ trữ tình. Rèn kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tình trong chương trình phổ thông.I. Thơ trữ tình là gì?1. Các định nghĩa về thơ Trả lời câu hỏi thơ là gì cũng khó như trả lời câu hỏi: Đẹp là gì? Tình yêu là gì? Nhân loại đến nay chưa có câu trả lời cuối cùng. Tuy vậy sống với thơ, người ta xưa nay luôn luôn tìm câu trả lời.- Sách Thượng Thư viết: Thơ nói chí, ca làm cho lời ngân nga- Bài Tựa lớn, sách Kinh thi nói: Thơ là nơi chí đi tới, ở trong lòng là chí, thốt ra lời là thơ, tình cảm xúc động ở trong mà hiện hình thành lời.- Bạch Cư Dị nói: Thơ lấy tình làm gốc, lời làm chồi, tiếng làm hoa, nghĩa làm quả.- Viên Mai nói: Hễ lời làm động lòng, sắc màu làm loá mắt, vị hợp với miệng, âm nghe vui tai thì đều là thơ hay.Lê Quí Đôn nói: Ta cho thơ có ba điều chính: Một tình, hai cảnh, ba sự.P. Sen-li nói: Thơ có thể nói là sự biểu hiện của sức tưởng tượng.M. Gorki nói: Thơ đích thực mãi mãi là thơ của tâm hồn, mãi mãi là bài ca của tâm hồn.Phân tích các ý kiến trên có thể kết luận: Thơ là tiếng nói của tâm hồn, chí hướng, của tình cảm mãnh liệt. Thơ là sản phẩm của sức tưởng tượng phong phú.Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Như vậy, đọc thơ phải đi qua con đường tìm hiểu ngôn từ thơ, đi vào thế giới tưởng tượng của thơ, hiểu được tâm hồn, chí hướng, chân lí của lòng người trong thơ.2. Ngôn từ thơ2.1. Nhịp điệu thơNgôn từ thơ (tức lời thơ) khác hẳn lời nói hàng ngày, khác lời văn xuôi, khác lời văn khoa học. Ngôn từ thơ có nhịp điệu. + Câu thơ là một đơn vị nhịp điệu. + Câu thơ có câu 4 chữ, câu 5 chữ, câu 6 chữ hoặc 7 chữ, 8 chữ, hoặc phối xen câu 6 với câu 8 như thể lục bát, hai câu 7 với câu 6-8 tạo thành thể song thất lục bát. + Câu 5 chữ có nhịp khác câu 7 chữ, 8 chữ. Câu văn thường là một cấu tạo theo ngữ pháp: chủ-vị. + Câu thơ là một cấu tạo nhịp điệu. Câu 5, câu 7 mà ngắt nhịp khác nhau cũng tạo thành nhịp điệu khác nhau.Ví dụ: Câu 5 chữ: Dẫu xuôi/về phương bắcDẫu ngược/về phương namNơi nào/em cũng nghĩHướng về anh/ một phương ( Sóng – Xuân Quỳnh) Câu 7 chữ (Ngắt nhịp theo lối thơ Đường luật):Trời thăm thẳm/ xa vời khôn thấuNỗi nhớ chàng/ đau đáu nào xong ( Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm) - Câu thơ 7 chữ theo thể Hành ( Tống biệt hành - Thâm Tâm):Đưa người/ ta chỉ đưa người ấyMột giã gia đình/ một dửng dưngHoặc trong 3 câu thơ cuối: Mẹ thà / coi như chiếc lá bayChị thà / coi như là hạt bụiEm thà / coi như hơi rượu sayNhư vậy cách ngắt nhịp tạo thành nhịp điệu của bài thơ. Nhịp điệu là cơ sở của tính nhạc trong thơ.2.2. ý nghĩa lời thơ- ý nghĩa của từ ngữ trong thơ khác với từ ngữ hàng ngày, từ ngữ trong các văn bản nghệ thuật khác là vì nó sử dụng một lớp nghĩa riêng: Nghĩa biểu tượng chủ quan để xây dựng hình tượng.- Bởi nhà thơ khi làm thơ là sống trong thế giới tình cảm và cảm xúc của tâm hồn mình, ngôn từ trở thành hình thức trở thành giác quan để nhà thơ cảm thấy mình và cảm nhận được thế giới (nhà thơ hóa thân thành ngôn ngữ).Ví dụ trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, câu thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.“ văng vẳng trống canh dồn” không chỉ là tiếng trống canh đánh thức con người mà còn là tín hiệu thời gian dồn dập đối với một người đang khao khát tình duyên.Hay trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước nonCác từ ngữ đều dùng với ý nghĩa biểu tượng. “Trơ” có người hiểu là trơ lì, không còn cảm giác, nhưng có lẽ nên hiểu “trơ” là trơ trọi; “Hồng nhan” vốn là từ chỉ sắc mặt hồng của người phụ nữ đẹp, thêm từ “cái” thành “ cái hồng nhan” có tính vật thể, hàm ý mỉa mai. Từ “nước non” vốn chỉ sông nước, hiểu rộng là đất nước, ở đây chỉ đời. Nhân vật trữ tình cảm thấy mình trơ trọi ở giữa đời. - ý nghĩa ngôn từ thơ là ý nghĩa biểu hiện suy nghĩ, cảm xúc của con người, biểu hiện những điều con người cảm thấy.- Chính do ý nghĩa chủ quan, tình cảm, cảm xúc đó mà ngôn từ thơ thường biểu đạt bằng phương thức chuyển nghĩa, như ví von, ẩn dụ, tương phản, đối chọi3. Cấu tứ của thơ- Cấu tứ là sáng tạo ra một hình ảnh thơ để dẫn dắt người đọc đi vào sự thật của tâm hồn. VD: Bắt đầu một tiếng trống canh dồn, rồi tỉnh dậy, thấy mình trơ trọi, cô đơn giữa cuộc đời, rồi suy nghĩ về số phậnlà tứ của bài thơ Tự tình ( Hồ Xuân Hương ). Trong tứ thơ bao gồm cả không gian, thời gian, tình huống, cả mạch suy nghĩ, cảm xúc.- Trong một bài thơ có tứ của toàn bài, có tứ của câu, có tứ của đoạn.4. Hình ảnh cái “tôi” trữ tình của nhà thơThơ thể hiện sự thật của tâm hồn con người, trước hết là tâm hồn của người làm thơ. VD: - Bài “Cảm hoài” - Đặng Dung thể hiện chí khí và nỗi buồn của kẻ anh hùng lỡ vận. -Bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu, sự rung cảm trước sức sống của thiên nhiên. - Bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến diễn tả nỗi đau mất bạn rất đỗi chân thành. Mỗi bài thơ đều biểu hiện một sự thật của tâm hồn. Sự thật tâm hồn là điều thầm kín của mỗi người, nhờ thơ trữ tình mà được bộc lộ, truyền đến với người khác.Sự thật tâm hồn chỉ có thể được bộc lộ nhờ ý thức về cái “tôi” của tác giả. + Cái “tôi” là một sự ý thức về mình với mọi vật, với người khác. Mỗi cái “tôi” có một điều đam mê. Một niềm xúc cảm không giống ai. + Cái “tôi” thể hiện trong ý thức về các hành động, cử chỉ, suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Nếu không có cái “tôi” – tức là không có sự ý thức về tâm hồn mình, không có ý thức về tâm hồn mình thì không có thơ. + Cái “tôi” có những biểu hiện khác nhau. Cái “tôi” nhỏ- “tiểu ngã”, là cái “tôi” cá nhân, cá thể, có cái “tôi” lớn- “đại ngã”, là cái “tôi” của đoàn thể, quốc gia, dân tộc, Từ đó nhận biêt được tâm hồn cá nhân và tâm hồn dân tộc.II. Yêu cầu đọc hiểu văn bản thơ trữ tình1.Đọc từ ngữ1.1. Đọc hiểu từ theo cấu tạo từ tiếng ViệtThơ là nghệ thuật sáng tạo bằng âm thanh và nghĩa của từ, cho nên đọc từ ngữ thơ trước hết phải rà soát văn bản thơ cho chính xác. Đọc thơ cổ còn gặp phải những từ cổ, từ địa phương, ta cần tra cứu từ điển, hỏi han người hiểu biết thì mới hiểu được nghĩa của từ.1.2.Đọc các biểu tượng thơ- Ngôn từ thơ có những biểu tượng phổ biến mang nội dung văn hóa truyền thống. Ví dụ trong bài thơ “ Câu cá mùa thu”( Thu điếu ) của Nguyễn Khuyến có câu:Ngõ trúc quanh co khách vắng teo“ Khách vắng teo” có nghĩa là gì? Nếu một cửa hàng khách vắng teo có nghĩa là cửa hàng ế, không có người mua, không có ai qua lại. Nhưng trong thơ cổ “vắng teo” là chỗ đẹp, chỗ thanh cao. Chỉ nơi thanh vắng đáng quí. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “ Nhàn” đã nói:Ta dại ta tìm nơi vắng vẻNgười khôn người đến chốn lao xaoNhững trường hợp như thế này không thể hiểu theo nghĩa đen của từ ngữ được.- Trong thơ hiện đại cũng đầy những biểu tượng. Ví dụ trong bài thơ “Vội vàng”của Xuân Diệu, những nắng, gió, hương, hoa, ong, bướm, xuânđều là biểu tượng của sự sống. Trong “Từ ấy” của Tố Hữu cũng xuất hiện hàng loạt những biểu tượng: Mặt trời, nắng hạ, hồn tôi, vườn hoa lá, hương, tiếng chim chỉ cách mạng, ánh sáng, niềm vui, sự sống. Các biểu tượng này vừa có tính chất cá thể, vừa có tính chất phổ biến.1.3. Nắm bắt các câu chữ tiêu biểu- Đọc từ ngữ của thơ là để tìm ra những từ ngữ, câu thơ quan trọng, tiêu biểu của bài thơ. Một bài thơ hoàn chỉnh toàn vẹn thường không thể xem nhẹ câu nào, chữ nào. Nhưng không phải câu nào, chữ nào cũng hay như nhau.Ví dụ: - Bài thơ “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, những câu thơ hay nhất là: Hòe lục đùn đùn tán rợp trương/ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương/ Lao xao chợ cá làng ngư phủ/ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Trong đó có sức gợi nhất là các từ: đùn đùn, phun, thức, tiễn, lao xao, dắng dỏi. - Bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì câu 3,4 và câu 7,8 là hay, vì nói một cách thú vị cái chí của nhà thơ2. Đọc cấu trúc câu thơ- Để hiểu ý nghĩa của bài thơ ta cần chú ý trật từ từ ngữ trong câu thơ và mối liên hệ giữa các câu thơ.Ví dụ: Xiên ngang mặt đất / rêu từng đámĐâm toạc chân mây / đá mấy hòn ( Hồ Xuân Hương) - Biện pháp đảo trật tự từ trong câu thơ làm tăng hiệu quả gợi tả, gây ấn tượng mạnh.VD: Bài thơ “ Có bệnh, bảo mọi người”( Mãn Giác) có câu:Xuân qua trăm hoa rụngXuân tới trăm hoa tươi.Đặt “xuân qua” trước “xuân tới” có ý nói tới hai đời hoa, diễn đạt cái ý thiên nhiên tuần hoàn, luân hồi. Tác giả muốn đối sánh thiên nhiên với đời người để thấy đời người bế tắc. Muốn hiểu cành mai trong câu cuối lại phải so với trăm hoa rụng và trăm hoa tươi ở câu trên để thấy cành mai này thuộc một loại hoa khác, một biểu tượng khác, không phải hoa thông thường mà là hoa ngộ đạo.3. Đọc tứ thơ- Tứ thơ(thi tứ) có nghĩa là mạch suy nghĩ, hứng thú, tình cảm trong thơ, thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà thơ.- Tứ trong bài thơ là một cấu trúc bao gồm hai yếu tố chính: Hình tượng và cảm xúc. Tứ thơ không chỉ biểu hiện ở hình tượng mà còn biểu hiện ở kết cấu.Ví dụ: Bài thơ “Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu - Hình tượng trung tâm là nhân vật trữ tình, tức tâm trạng cảm xúc của bản thân thi sĩ. Hình tượng ở đây được hiện thực hoá bằng hình tượng nàng thu với tất cả các chi tiết tạo hình: nàng liễu, nàng trăng và cuối cùng là nàng thiếu nữ.- Mạch cảm xúc được tổ chức hết sức chặt chẽ theo sự vận động của “Đây mùa thu tới”. Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa thu lúc giao mùa nơi rặng liễu và khép lại bằng bức tranh xôn xao những dự cảm các thiếu nữ khi đối mặt với đất trời vào thu.VD: “Tràng giang” – Huy Cận- Hình tượng: Dòng sông là hình tượng trung tâm của bức tranh về non sông đất nước.+ Khổ 1: Sóng gợn, con thuyền trôi xuôi, cành củi khô lềnh bềnh trên sông nước.+ Khổ 2:Cồn nhỏ lơ thơ, làng ven sông, bến cô liêu.+ Khổ 3: Bèo dạt, đôi bờ cách trở không đò sang cũng không cầu+ Khổ 4: Con nước mênh mang đến xa vời. Đôi bờ và dòng sông điểm xuyết, kết hợp với bầu trời, với nắng, với mây, với cánh chim chiều tạo ra một không gian ba chiều mênh mang cao vút và sâu thẳm.Mạch cảm xúc: phát triển theo chiều sâu tâm lí, tăng dần cấp độ của nỗi buồn sầu. + Từ nỗi buồn dằng dặc trong “Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp” đến nỗi buồn thăm thẳm rợn ngợp tâm linh “Nắng xuống trời lên sâu chót vót”.+ Từ trạng thái trống trải, chông chênh, dợn dợn trong lòng kẻ cô đơn đến ước muốn khẩn thiết khoả lấp nỗi trống rỗng trong lòng.+ Từ cảm nhận thấm thía cuộc đời vô định, nổi trôi đến nỗi lòng quê cồn cào, da diết của một tâm hồn lần tìm một chỗ dựa Tâm trạng của Huy Cận: chìm đắm trong nỗi buồn sầu, vừa mênh mang vừa sâu lắng, da diết, cồn cào.VD: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn mặc Tử.Cấu trúc mạch thơKhổ IKhổ IIKhổ III- Cảnh tươi sáng: (Cảnh thực) Tâm thế cái tôi: Khao khát Cung bậc cảm xúc. Nghiêng về vui Cảnh huyền ảo (Thực mộng đan xen)Tâm thế cái tôi: Mong mỏi Cung bậc cảm xúc: Khắc khoải Cảnh mông lung: (Mộng)Tâm thế cái tôi: Hoài nghi Cảm xúc: Buồn.4.Đọc tìm hiểu tâm hồn thơ.4.1Tâm hồn thơ- Tâm hồn không giản đơn chỉ là thế giới nội tâm, thế giới bên trong, mà còn là sự sống tinh thần với những cảm xúc, tình cảm, trí tuệ là khát vọng của con người, là những phẩm chất, giá trị tinh thần mà con người có được.Tâm hồn không chỉ là ý thức mà còn là vô thức, là những cảm nhận ham muốn thầm kín của con người.Tâm hồn là cái phẩm chất riêng của mỗi con người có được. Đọc thơ không phải chỉ để nắm bắt tư tưởng, nhận thức mà phải nắm bắt được tâm hồn của nhà thơ.4.2 Cách tìm hiểu* Tâm hồn thời đại và cái “tôi” thi nhânThơ trữ tình là sự thật của tâm hồn, một sự thật tinh tế, phong phú, sâu sắc. Vì thế đọc thơ, đọc hiểu ngôn từ, phát hiện cấu tứ để tìm đến cái đích là cảm nhận hồn thơ trong tác phẩm thơ. Đọc thơ để hiểu được cuộc đời, nhưng trực tiếp là hiểu được những xúc động, những ưu tư, những niềm vui, nỗi đau của những con người sống.Thơ trữ tình chỉ nói tình, không nói việc, lại càng không giải thích những nguyên nhân tạo nên những tâm sự những nỗi niềm. Do đó muốn hiểu đầy đủ bài thơ không chỉ đọc văn bản mà còn đặt bài thơ ấy vào bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.Ví dụ: “Tỏ lòng” - Phạm Ngũ Lão - Nếu hiểu được bối cảnh xã hội, đời sống tinh thần thời Trần với “Hào khí Đông A”, người đọc có thể hiểu chí lớn của vị tướng quân muốn theo đòi sự nghiệp phò chúa vẻ vang như Gia Cát Lượng. - Tư tưởng phụng sự Tổ quốc là chung cho các tướng sĩ đời Trần, song khao khát sánh tài như Gia Cát Lượng là một nét riêng của Phạm Ngũ Lão.*Ví dụ: “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi - Phải hiểu tiểu sử, xã hội, số phận của Nguyễn Trãi ta mới hiểu thêm tâm hồn ông trong bài thơ “Cảnh ngày hè”VD:Trong thơ Xuân Diệu, thời gian qua mau, vườn đầy hương sắc mà tuổi trẻ một đi không trở lại, cho nên ông vội vàng muốn “ôm” muốn “riết”, muốn “thâu” muốn “cắn”thức nhọn giác quan để tận hưởng.Trái lại TốHữu lại là hồn thơ muốn cho, muốn hiến dâng. Như vậy, đọc thơ là đọc ngôn từ, đọc cấu tứ để đi sâu vào đọc hồn thơ, tìm sự đồng cảm.* Từ phẩm chất hồn thơ có thể tìm thấy cái “tôi” cá tính của mỗi nhà thơIII. Kết luận.Đọc thơ đòi hỏi người đọc phải phát huy sức tưởng tượng và cảm thụ của mình. Do đó không bắt buộc mọi người đều cảm thụ như nhau. Điều quan trọng là sự phân tích, lí giải có căn cứ trong ngữ cảnh hẹp của văn bản và ngữ cảnh rộng của văn học. Các cách hiểu khác nhau nếu đúng sẽ bổ sung cho nhau.2. Đọc thơ không nhất thiết là hiểu theo sự chỉ dẫn của nhà thơ. Người đọc có thể tự mình khám phá cách hiểu của mình, miễn là không mâu thuẫn với ngữ cảnh.3. Đọc thơ cuối cùng cần hình thành quan niệm của người đọc về tác phẩm thơ, nhà thơ, hiểu được cái lí của nó, cảm được vẻ đẹp, cái hay của bài thơ là được.4. Đọc thơ có tác dụng nâng cao năng lực thẩm mĩ của con người, nâng cao trí tuệ, sức tưởng tượng, làm phong phú cho đời sống tâm hồn.Câu hỏi và bài tậpI. Câu hỏi1. Thơ trữ tình là gì? Nêu các đặc điểm chung của thơ trữ tình?2. Đọc từ ngữ thơ cần chú ý những điểm nào?3. Tứ thơ là gì? Tứ thơ có những yếu tố nào?4. Anh (chị) hiểu thế nào là cái tôi trữ tình nhà thơ?1.Tìm cấu tứ bài thơ “ Nhàn’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.2. Tìm tứ trong bài thơ “ Từ ấy” của Tố Hữu. 3. Nhận xét về đặc sắc ngôn từ trong bài thơ “ Câu cá mùa thu( Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.4. Cái tôi trữ tình trong “ Vội vàng” của Xuân Diệu? II. Bài tập Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptDoc hieu tap huan thay sach 12 tinh Tuyen Quang.ppt