Cảm nghĩ của em về nhân vật Chử Đồng Tử

Chữ Đồng Tử là truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu trong kho tang truyện dân gian ở nước ta.Sự ly kỳ,hấp dẫn của câu truyện cổ ơ đây là cuộc hôn nhân giữa anh chàng mồ côi Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.

 

Đây là dạng đề phân tích,kết hợp phát biểu cảm nghĩ riêng của người viết về cuộc hôn nhân Tiên Dung-Chử Đồng Tử,cũng chính là nét dẹp độc đáo của tác phẩm.Do đó,phải trên cơ sở phân tích hai nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung(chủ yếu phẩm chất cao quý, ước mơ về cuộc đời tự do,phóng khoáng giữa đất trời,giữa nhân dân)và cuộc hôn nhân giữa hai người,người viết nêu lên suy nghĩ,cảm xúc của minh.Cụ thể,lưu ý trình bầy:

 

1. Những con người có phẩm chất cao quý:

 

- Chử Đồng Tử:Con nhà nghèo,nhưng hiếu thảo, tự lao động kiếm sống.Hai cha con chỉ có một cái khố.Tấm lòng hiếu thảo của chàng thể hiện tập trung ở việc cha mất:

 

Cù Vân bị ốm nặng,khi sắp chết dạn con rằng:

 

- Bố chết,con cứ tang bố,còn cái khố con cứ dữ mà dùng.

Cù Vân chết,Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng,lấy khố đóng cho cha,rồi mới chôn.

Chư Đồng Tư dã không nghe lời cha dặn,nhưng vẫn là người con chí hiếu.Tấm long yêu thương,hiếu thảo ấy là phẩm chất cao quý ở chàng.

 

- Tiên Dung:Nàng xinh đẹp.Là con vua,Tiên Dung dược sống trong nhung lụa,ngà ngọc.Song, nàng lai thích hoà nhập cùng thiên nhiên, đất trời,tuổi đã mười bẩy,mười tám ma không chịu lấy chồng,chỉ thích chèo thuyền đi theo sông núi.Con vua,nhưng sống phóng khoáng ,tự do:Thấy bãi song rộng rãi ,lại có lác đác bụi cây lớn toả bong mát êm dịu,Tiên Dung lấy làm ưa thích,ra lệnh cho thuyền ghé vào,rồi chọn 1 chỗ có bóng mát ,sai thị nữ chăng màn tứ vi để tắm

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nghĩ của em về nhân vật Chử Đồng Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữ Đồng Tử là truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu trong kho tang truyện dân gian ở nước ta.Sự ly kỳ,hấp dẫn của câu truyện cổ ơ đây là cuộc hôn nhân giữa anh chàng mồ côi Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung. Đây là dạng đề phân tích,kết hợp phát biểu cảm nghĩ riêng của người viết về cuộc hôn nhân Tiên Dung-Chử Đồng Tử,cũng chính là nét dẹp độc đáo của tác phẩm.Do đó,phải trên cơ sở phân tích hai nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung(chủ yếu phẩm chất cao quý, ước mơ về cuộc đời tự do,phóng khoáng giữa đất trời,giữa nhân dân)và cuộc hôn nhân giữa hai người,người viết nêu lên suy nghĩ,cảm xúc của minh.Cụ thể,lưu ý trình bầy: 1. Những con người có phẩm chất cao quý: - Chử Đồng Tử:Con nhà nghèo,nhưng hiếu thảo, tự lao động kiếm sống.Hai cha con chỉ có một cái khố.Tấm lòng hiếu thảo của chàng thể hiện tập trung ở việc cha mất: Cù Vân bị ốm nặng,khi sắp chết dạn con rằng: - Bố chết,con cứ tang bố,còn cái khố con cứ dữ mà dùng. Cù Vân chết,Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng,lấy khố đóng cho cha,rồi mới chôn. Chư Đồng Tư dã không nghe lời cha dặn,nhưng vẫn là người con chí hiếu.Tấm long yêu thương,hiếu thảo ấy là phẩm chất cao quý ở chàng. - Tiên Dung:Nàng xinh đẹp.Là con vua,Tiên Dung dược sống trong nhung lụa,ngà ngọc.Song, nàng lai thích hoà nhập cùng thiên nhiên, đất trời,tuổi đã mười bẩy,mười tám ma không chịu lấy chồng,chỉ thích chèo thuyền đi theo sông núi.Con vua,nhưng sống phóng khoáng ,tự do:Thấy bãi song rộng rãi ,lại có lác đác bụi cây lớn toả bong mát êm dịu,Tiên Dung lấy làm ưa thích,ra lệnh cho thuyền ghé vào,rồi chọn 1 chỗ có bóng mát ,sai thị nữ chăng màn tứ vi để tắm… 2. Cuộc hôn nhân đẹp,hợp tự nhiên của hai người có phẩm chất cao quý: - Hôn nhân bắt đầu từ cuộc gặp gõ tình cờ,sống ở giữa thiên nhiên tươi đẹp , đất trời giao hoà.Một người sống bên cồn cát ven song,một người thích dao du xem hình bóng sông núi . - Tiên Dung đến tuổi cập kê nhưng không chịu lấy chồng.Chử Đồng Tử dã trưởng thành,song chưa có vợ.Hôn nhân tuy bất ngờ nhưng hợp lẽ tự nhiên. - Cuộc hôn nhân chủ động giữa những người dám sống và dám yêu,nhất là với Tiên Dung.Nàng chấp nhận lấy Chử Đồng Tử là chấp nhận từ bỏ thân phận cao sang của mình và chấp nhận cuộc sống lao động nghèo khổ của người dân thường.Truyện kể rằng,khi thấy đám binh lính và thị nư của Tiên Dung,Chư Đồng Tử vì không có khố mặc nên sợ hãi vội vứt vó vào bụi,chạy lên bãi,bới cát vùi mình xuống ,rồi lấy cát phủ lên.Khi bị Tiên Dung phát hiện trong bãi tắm của nàng,Chử Đồng Tử càng sợ hơn .Thế nhưng ,nàng đã nói với chàng : Tôi đã nguyện không lấy chồng ,nay duyên trời run rủi ,lại gặp chàng chốn này ,mới biết không cưỡng lại với trời rồi nhất quyết lấy Chử Đồng Tử làm chồng.Mặc Chử Đồng Tử có đồng ý hay không ,Tiên Dung đã sai người đưa quần áo cho Chử Đồng Tử mặc và sai tì nữ sửa soạn tiệc hoa.Thuyết phục được Đồng Tử ,Tiên Dung tổ chức tiệc hoa ngay trong ngày hôm ấy .Các tình tiết đó chính tỏ Tiên Dung là người cương quyết chủ động tìm kiếm hạnh phúccủa mình và cuộc hôn nhân của người là hợp với tụ nhiên. Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chử Đồng Tử - Tiên Dung, những con người không tham danh vọng, không màng phú quý vinh hoa, suốt đời chỉ tìm đến với những cái đẹp trong thiên nhiên, khai phá tạo dựng những bãi bồi phù sa đã đi vào cõi bất tử trong tâm linh của người dân đất Việt. Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa đã bay về trời nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi với thời gian và bất tử trong tâm linh các thế hệ người dân Việt Nam. Đền Chử Đồng Tử - đền Đa Hòa ở xã Bình Minh và nhân dân nơi đây đã, đang và mãi mãi là một trong những điểm tựa cho sức sống bất tử ấy. Thời gian đi qua, nhưng truyền thống văn hoá dân tộc còn mãi không mờ, tâm linh người Việt vẫn luôn hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn và hướng về "đền Chử Đồng Tử - linh thiêng một tình yêu". Chưa ai biết chính xác lễ hội Chử Đồng Tử có tự bao giờ, chỉ biết đó là một tập tục truyền thống, một thói quen sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Dạ Trạch nói riêng và cả nước nói chung. Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, là dịp để nhân dân cầu mong sự che chở bảo vệ của các vị Thánh họ thờ cúng. Và theo thần phả của xã Dạ Trạch, xưa kia nơi đây là một vùng lau sậy, đầm lầy dân sinh còn thưa thớt. Nhờ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử đã khai dân lập ấp, nhân dân mới có cuộc sống no đủ hạnh phúc như ngày nay. Lễ hội Chử Đồng Tử không chỉ gắn liền với tâm linh (sự tích Chử Đồng Tử) mà còn tưởng nhớ thiên tình sử nên thơ của Ngài với công chúa Tiên Dung- con gái Vua Hùng Vương thứ 18. Từ nhiều đời nay, nhân dân nơi đây vẫn ca ngợi bản tình cả về một tình yêu bất diệt này, đã vượt qua mọi sang hèn giàu nghèo, một tấm gương lớn về đức hiếu trung để lại tiếng thơm cho con cháu. Lễ hội là nơi lắng đọng một truyền thuyết với những câu chuyện huyền thoại lịch sử, biểu thi khát vọng của nhân dân muốn có cuộc sống đời đời bền vững. Và đức thánh Chử Đồng Tử còn được tưởng nhớ là ông Tổ của nghề buôn, thông thương giao lưu với nước ngoài, là người có tấm lòng từ bi đi chữa bệnh cứu giúp dân nghèo và tuyên truyền đạo Phật. Hiện nay có 72 nơi thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử, nhưng chỉ có đền Đa Hà và Dạ Trạch được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Với niềm tự hào và vinh dự đó, mặc dù còn nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân nơi đây long trọng tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, mỗi năm 1 lần đúng ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch. Trong quá trình lưu truyền qua các thời đại như nhiều truyện cổ dân gian khác, truyện Chử Đồng Tử đã không giữ được nguyên dạng. Tuy có xen nhiều yếu tố truyền thuyết và cả thần thoại nhưng cốt lõi của nó vẫn là một truyền cổ tích thần kỳ. Nghĩa là cũng với nội dung phản ánh hiện thực cuộc sống và ước mơ, lý tưởng xã hội của nhân dân, yếu tố kì ảo là một thành phần không thể thiếu trong cốt truyện. Có thể nói, truyện Chử Đồng Tử đã thấm đấm chất thơ và chiều sâu triết lý mà nhiều truyện cổ tích thần kỳ khác không có được. Mặt khác, qua sự sàng lọc của nhân dân, truyện trở nên ngắn gọn súc tích, chứa đựng nhiều hàm lượng ý nghĩa và sự đan xen phức tạp nhiều chủ đề. Truyện kể về cuộc hôn nhân của hai nhân vật chính: chàng trai đánh cá nghèo ở bên sông và công chúa con vua. Qua ba phần của truyện khá rạch ròi, chặt chẽ (giới thiệu nhân vật, gặp gỡ và hôn ước, cuộc sống vợ chồng sau khi kết hôn), ta thấy hiện lên đặc điểm tính cách của từng nhân vật. Không giống một số truyện cổ tích khác, các nhân vật ở đây không hình thành hai tuyến đối kháng: thiện ác, chính – tà. Trong phần đầu truyện, tuy rất ngắn gọn nhưng tất cả các nhân vật đều được giới thiệu với những đường nét cơ bản về hoàn cảnh sống, địa vị xã hội và tính cách. Nếu nói về nỗi khổ thì cha con Chử Đồng Tử đã đến mức tột cùng. Khổ vì nghèo: “nghèo đến mức cùng chung nhau một cái khố, hễ ai đi dâu thì đóng”. Lời dặn thật đau lòng của người cha lúc hấp hối: ‘Bố chết, con cứ táng trần cho bố, còn cái khố con giữ lấy mà dùng” chứa đựng tấm lòng rất đỗi nhân từ của người cha khốn khổ. Đáp lại, Chử “không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn”. Hành động cưỡng lại ý cha đó là biểu hiện cao đẹp của tấm lòng hiếu thảo, đồng thời khắc sâu thêm nông nỗi nghèo khổ cùng kiệt của người con. Tình tiết xoay quanh chiếc khố là biểu hiện sống động của tình phụ tử thiêng liêng với quan niệm hai chiều “phụ từ - tử hiếu” của nhân dân. Đây cũng là “nút bấm” để mở ra những chi tiết tiếp diễn khiến cho mạch chủ đạo của truyện được khơi dòng: cuộc hội ngộ tình cờ có một không hai giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Trong quan hệ phụ - tử, giữa vua cha (có bản gi rõ là vua Hùng Vương đời thứ ba) và công chúa Tiên Dungm truyện cũng có tình tiết vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến. Tiên Dung “nhan sắc tuyệt trần, tuổi đã lớn mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền xem sông núi”. Nàng không tự trói minh trong khuê các và các bổn phận nữ nhi thường tình bởi tâm hồn nàng ưa tự do, khoáng đạt. Được vua cha cưng chiều, tâm hồn tự do ấy như được chắp cánh. Vua cha “chiều con, cấp cho thuyền và dủ mọi người hầu hạ, mặc con muốn đi đâu thì đi” – chi tiết này cùng với chi tiết về cái khố ở phần đầu truyện đã hoàn tất việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ kì diệu giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung trong phần kế tiếp. Đoạn kể về cuộc gặp gỡ tình cờ dẫn tới hôn nhân giữa hai người là phần trọng tâm, bộc lộ tư tưởng chủ đạo của truyện. Tại đây xuất hiện những yếu tố ngẫu nhiên: Bến sông làng Chử Xá, nơi hàng ngày chàng trai đánh cá dầm mình trong nước để che tấm thân trần trụi bỗng có một ngày đẹp trời đoàn thuyền du ngoạn của công chúa đi qua. Đó là một thời gian ngẫu nhiên. Trên bãi sông rộng lớn, địa điểm công chúa giăng màn tứ vi để tắm lại chính là chỗ Chử vùi mình. Đó lại là một không gian trùng hợp ngẫu nhiên. Giống như nhiều truyện cổ tích khác, yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng, không có nó, câu chuyện không thể phát triển được. Tuy nhiên, trong sự ngẫu nhiên bên ngoài có hạt nhân hợp lý bên trong từ tính cách nhân vật. Nếuko phải là một tâm hòn tự do khoáng đạt yêu thích thiên nhiên, không nhìn ra cảnh đẹp với bãi sông rộng lớn, lác đác từng bụi cây toả bóng mát dịu êm thì làm sao Tiên Dung có được hành động đầy ngẫu hứng: quây màn tắm giữa thanh thiên? Sự chan hoà giữa chủ thể và thể khách, tình cờ và tất yếu đã phổ thành bản tình ca bất hủ không lời! Ở đây đã diễn ra một thời khắc đầy kích tính: “nàng dội nước một lúc thì bỗng nhiên Chử Đồng Tử trồi lên”. Hai người trẻ tuổi khác giới nhìn thấy nhau, khi đang trong trạng thái tự nhiên hoang sơ nguyên thuỷ. Sau giây phút “giật mình” kinh hãi, Tiên Dung trở về với tính cách tự chủ vốn có của mình. Nàng ân cần hỏi han duyên cớ rồi nhanh chóng quyết định kết hôn với Chử Đồng Tử do một niềm tin chắc chắn vào duyên phận. Tiên Dung nói: “Tôi đã nguyện không lấy chồng. Nay duyên trời run rủi, lại gặp chàng chốn này, mới biết cưỡng không được ý trời” và “thiếp với chàng là tự trời xe duyên, việc gì mà từ chối!”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì Tiên Dung đã chủ động “tấn công” Chử Đồng Tử bằng cả lý và tình và có thể là bằng cả sắc đẹp tự nhiên của nàng nữa. Còn về phía Chử Đồng Tử, trước lời “cầu hôn” của Tiên Dung, ban đầu chàng “ngỏ ý chối từ” bởi mặc cảm thân phận, nhưng trước thái độ quả quyết của nàng, chàng “đành phải nghe theo” và từ hôm ấy hai người thành vợ chồng. Cuộc hôn nhân tình cờ giữa hai con người thuộc hai đẳng cấp chênh lệch nhau vời vợi vừa trần tục vừa thiêng liêng. Trong bối cảnh xã hội phong kiến có sự phân biệt gay gắt về đẳng cấp, nó là hiện thân của khát vọng, ước mơ về hôn nhân tự do, bất chấp sang hèn của nhân dân lao động Việt Nam. Nó cũng bao hàm thái độ phản ứng lại những quy ước ngặt nghèo về “môn đăng hộ đối” của lễ giáo phong kiến và suy rộng ra, đó là biểu hiện của lý tưởng dân chủ sơ khai. Từ một chàng trai mồ côi nghèo khổ đến mức khố không có mà mang, nhờ cuộc hôn nhân ngẫu nhiên, tiền định, Chử được “đổi đời”. Có vợ đẹp, lâu dài cung điện, kẻ hầu người hạ. Theo M.Gorki thì đó là hiện thực “nên có”, “có thể có” hay nói cách khác, điều nảy phản ánh ước nguyện của nhân dân: những con người khổ nghèo mà hiếu nghĩa, có phẩm chất, tài năng sẽ được đền bù. Không tìm thấy hạnh phúc trong đời thực, nhân dân hướng đến hạnh phúc trong mơ ước với một nhiệt tình tràn đầy sức sống. Trong phần ba của truyện (cuộc sống sau hôn nhân) có sự hoà lẫn giữa hiện thực và kỳ ảo, những yếu tố kì ảo ngày một đậm sắc. Sau khi kết hôn, Tiên Dung không trở về kinh đô với vua cha mà ở lại sống với chồng, sống đời dân dã, dần dần lập thành xóm mới. Chi tiết nghệ thuật này vừa làm rõ thêm tính cách tự do, tự chủ của nàng, vừa phản ánh quá trình phát triển dân cư, mở mang địa bàn sinh sống của người xưa. Cuộc hôn nhân Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Cảnh vợ chồng họ ngồi tựa vào nhau mà ngủ dưới chiếc nón che sương úp trên đầu cây gậy thần trong một đêm hoang vắng nơi xa lạ là một chi tiết nghệ thuật tuyệt diệu giầu chất tạo hình và biểu hiên, trộn lẫn thực và mọng, hiện thực và lãng mạn. Tất cả các chi tiết đó đã hàm chức một chiều sâu triết lý, phản ánh quan niệm lành mạnh của nhân dân về hạnh phúc lứa đôi: hôn nhân không phân biệt sang hèn, tự tạo dựng cuộc đời bằng bàn tay khối óc, coi sự giàu có yêu thương cao hơn sự dồi dào vật chất. So với phần một và hai, đến phần ba này của truyện, tính cách của hai nhân vật có sự biến đổi theo chiều hướng ngày càng thoát tục. Sự thống nhất ý chí và hành động trong việc học và thực hành đạo pháp đã phản ánh khát vọng siêu thoát của họ. Những cung điện nguy nga lộng lẫy bỗng nhiên xuất hiện sau một đêm kia đâu có nằm trong mơ ước của họ? Sự xuất hiện và tan biến mau chóng của nó chẳng qua là hình ảnh biểu tượng cho cái đạo “sắc – không” của Phật pháp mà thôi. Trong truyện Chử Đồng Tử, mơ ước của nhân dân đã được thực hiện trọn vẹn. Không phải mơ ước về cuộc sống giàu sang phú quý mà là mơ ước tự do. Tự do hôn nhân, tự do lập nghiệp và cao hơn hết thảy là tự do bay bổng trong cõi vĩnh hằng, bất tử. Kết cấu của truyện thể hiện hành trình đi tìm hạnh phúc của con người từ việc thoả mãn những ước ao trần thế cho đến lúc cập bến vinh quang nơi bến bờ giác ngộ. Chính điều này đã cắt nghĩa vì sao trên điện thần Việt Nam có thờ bốn vị Thánh (tứ bất tử), đó là Chử Đạo Tổ? (Chử Đồng Tử). Vì sao chỉ mới một cái vuốt rồng thánh Chử cho, cắm nó lên mũ đầu mâu mà Triệu Việt Vương “đi đến đâu giặc Lương tan đến đấy”. Chi tiết cuối cùng cũng rất đáng chú ý: Tin Chử Đồng Tử - Tiên Dung có cung điện đến tai vua, vua ngờ rằng hai người làm loạn đã sai quân đến đánh; hai người không đem quân chống lại mà thăng tất cả lên trời, tránh cuộc đao kiếm chém giết. Phải chăng qua chi tiết này, tác giả dân gian còn gửi gắm khát vọng hoà bình cả nhân dân. Là sản phẩm tổng hợp của nhiều kiểu sáng tác, nhiều loại tư duy nghệ thuật, trong đó những yếu tố của tư duy cổ tích pha trộn với những yếu tố của tư duy thần thoại, Phật thoại, tiên thoại, truyện Chử Đồng Tử có mầu sắc huyề ảo bậc nhất trong các truyện cổ tích Việt Nam. Ngoài ra, truyện còn bao hàm cả những yếu tố thể loại truyền thuyết. Dấu tích còn lại sau lần thăng thiên của người và vật để lại đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên có ý nghĩa giải thích địa danh và phản ánh hiện tượng địa chấn hay sự đổi dòng chảy của sông Hồng. Có người còn coi Chử Đồng Tử như một anh hùng văn hoá có công xây dựng xóm làng, khai phá đầm lầy ở châu thổ sông Hồng. Tóm lại, bằng cảm quan thế tục pha màu tôn giáo, truyện Chử Đồng Tử đã diễn ra con đường đi tới hạnh phúc của con người. Không phải là hạnh phúc trong hưởng thụ vật chất hay trong những thoả mãn bản năng mà là niềm hạnh phúc mang giá trị tinh thần. Đó là sự thụ hưởng tình thương yêu giữa con người với con người, là niềm hoan lạc khi đạt đến sự giác ngộ và siêu thoát. Từ hiện thực đến huyền ảo, từ Đời đến Đạo, đó chính là bước phát triển của cốt truyện và nhân vật trong thiên truyện này. Cái gạch nối về địa lý Địa chỉ của Tiên Dung là kinh đô Phong Châu (Phú Thọ) . Đây là vùng trung du, hay nói theo danh từ của các nhà nghiên cứu Địa –lịch sử là miền “trước núi”, là đỉnh của tam giác châu Bắc Bộ, là điểm khởi đầu của cuộc thiên di thứ hai của dân tộc Việt (1). Quê hương của Chử Đồng Tử là thôn Chử Xá (nay thuộc xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội) là vùng trung châu thổ sông Hồng. . Nơi Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử là bãi Tự Nhiên bên sông Hồng, nay thuộc huyện Thường Tín Hà Tây- nay là Hà Nội). Nơi hai người cùng tòa lâu đài bay lên trời là đầm Nhất Dạ (Một Đêm) nay thuộc địa phận xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên, là miền hạ châu thổ. Sự di chuyển của Tiên Dung- Chử Đồng Tử phản ánh sự thiên di, hay nói đúng hơn, đó chính là hình ảnh của cuộc thiên di của người Việt cổ từ thời Hùng Vương dựng nước để chiếm lĩnh dần vùng châu thổ sông Hồng. Chúng ta biết rằng  việc khai phá vùng đồng bằng diễn ra muộn hơn so với vùng đồi núi trung du. Vùng đồng bằng là vùng lầy lội, chua mặn, về mùa mưa hay bị ngập nước. Đó là vùng nửa đất, nửa nước, với liên tiếp những chằm hồ, những vùng đất trũng, đi lại khó khăn. Muốn khai phá vùng đồng bằng phải cải tạo đất, đắp đê kè trị thủy, phải nắm được quy luật của lũ lụt, phải biết và lợi dụng được quy luật lên xuống của thủy triều . . . Để làm được những việc đó, cư dân phải có trình độ kiến thức nhất định. Việc khai phá vùng đồng bằng, vì vậy, diễn ra từng bước rất lâu dài, chứ không phải ngày một ngày hai. Việc khai thác này còn phụ thuộc vào tốc độ bồi lắng của phù sa lấn biển. Ngay như gần đây ( vào thế kỷ XI X),hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải ( Thái Bình) mới được khai phá bởi công lao của Nguyễn Công Trứ, ta càng thấy được bước đi lâu dài của ông cha ta trong việc mở mang , khai phá vùng đồng bằng. Truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung chính là hình ảnh bước đi đầu tiên trong công cuộc khai phá đó. Chử Đồng Tử- Tiên Dung đã “ mở bến chợ, lập phố xá” ( từ dùng của Lĩnh Nam chích quái), tạo lập nên một giang sơn mới ở miền châu thổ, đến nỗi vua Hùng hiểu nhầm- tưởng con gái và con rể làm phản chống lại triều đình- đã đem quân đi hỏi tội. “ Giang sơn” mà Chử Đồng Tử- Tiên Dung tạo lập ở hai bên bờ sông Hồng thuộc Châu Giang, Kim Thi, Phù Tiên ( Hưng Yên) bên tả ngạn. Thường Tín, Phú Xuyên ( Hà Tây) bên hữu ngạn. Truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung là cái gạch nối địa lý, nối vùng đất tổ Phong Châu với vùng đồng bằng mới được khai phá này. Gạch nối từ chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ Truyền thuyết Lạc Long Quân –Âu Cơ phản ánh thời kỳ mẫu quyền trên đất nước ta. Khi vua Hùng lên ngôi, đất nước chuyển sang thời kỳ chế độ phụ quyền. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chế độ mẫu quyền vẫn còn rất lớn.Đó là hình ảnh của nàng Tiên Dung- con gái của vua Hùng, được tự do đi du ngoạn chơi bời khắp nước, thoát ra ngoài sự quản lý của Hùng Vương ( tượng trưng cho phụ quyền) . Tiên Dung tự chọn chồng cho mình, hoàn toàn ngoài ý muốn của vua cha. Truyền thuyết cũng cho ta thấy được quan hệ tự nhiên, hồn nhiên giữa nam nữ của người Việt cổ. Quan hệ đó được thể hiện trong cảnh Tiên Dung và Chử Đồng Tử ngẫu nhiên trần truồng gặp nhau trên bãi cát ven sông rồi thành vợ thành chồng. Quan hệ đó của người Việt cổ, ta còn gặp trong các di vật khảo cổ như trên nắp thạp đồng Đào Thịnh ( có niên đại cách nay khoảng 2.500-3.000 năm, tức cùng thời với truyền thuyết này) . Trên nắp thạp đồng Đào Thịnh có tượng bốn cặp nam nữ đang ân ái với nhau: Xin đừng nghĩ đây là khiêu dâm, bởi trong tâm thức người Việt cổ chưa có khái niệm này. Trong ý thức của người Việt cổ, nam nữ gặp nhau, hợp nhau là thành vợ thành chồng và được giải thích là do ý trời, họ không hề có ý niệm “ môn đăng hộ đối” hay sự phân biệt về địa vị khác nhau trong xã hội.  Sự xung đột giữa Hùng Vương- Tiên Dung là sự xung đột giữa chế độ phụ quyền đã hình thành và chế độ mẫu quyền đang còn rơi rớt lại. Sự xung đột đó tất yếu sẽ làm tan rã chế độ mẫu quyền. Việc Chử Đồng Tử- Tiên Dung bay lên trời phản ánh kết cục nêu trên: Phụ quyền phải thắng vì đó là tất yếu của lịch sử. Truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung, vì vậy phản ánh một thời kỳ lịch sử rất dài lâu, chứ không phải một thời điểm nào đó. Chính vì thế mà có tài liệu chép chuyện này xẩy ra vào đời Hùng Vương ths 3 lại có sách chép vào đời Hùng Vương thứ 18. Thực ra,cả hai cách chép này đều không sai. Đoạn đầu của truyền thuyết xảy vào đầu thời kỳ Hùng Vương, khi ảnh hưởng của chế độ mẫu quyền còn mạnh. Còn đoạn cuối, việc Chử Đồng Tử – Tiên Dung bay lên trời lại xảy ra vào cuối thời kỳ Hùng Vương, khi chế độ phụ quyền đã được thiết lập vững chắc (đến đời An Dương Vương, chế độ phụ quyền đã hết sức vững chắc; người cha có thể giết con gái, khi người con vô tình làm hỏng việc nước). Như vậy truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung phản ánh cả một quá trình, chứ không phải một thời điểm cụ thể. Chúng ta có thể coi nó là cái gạch nối từ chế độ mẫu quyền qua chế độ phụ quyền. Gạch nối về giao lưu kinh tế Trong số các truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương dựng nước thì đây là truyền thuyết rất hiếm hoi đề cập một nghề  mới mẻ trong đời sống kinh tế của cộng đồng người Việt cổ: Nghề buôn bán. Buôn bán là một nghề không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội, khi sức sản xuất đã phát triển. Có sản phẩm dư thừa thì phải có lưu thông buôn bán. Mà đã có buôn bán thì phải có vốn và lãi, tức là phải tính đến giá trị của hàng hóa. Như vậy, việc buôn bán, giá trị hàng hóa, cơ chế thị trường đã có manh nha từ thời kỳ Hùng Vương ( truyền thuyết Mai An Tiêm cũng đề cập việc trao đổi hàng hóa: An Tiêm đem dưa hấu bán đổi lấy gạo nuôi vợ con, nhưng đây là sự trao đổi tự phát chứ chưa có ý thức buôn bán làm giàu! ). Truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung thì lại khác. Chử Đồng Tử khi chưa lấy Tiên Dung, chỉ là một người ăn xin nghèo khổ đến mức không có nổi một cái khố. Ngày nay ở đền Dạ Trạch còn thờ một cây gậy và một chiếc nón úp trên gậy đó: Không nghi ngờ gì nữa, đây là biểu tượng của tầng lớp ăn mày. Ỏ vùng đất này ngày nay còn có tục kiêng không được úp nón lên cán cuốc dựng đứng ( gợi lên cuộc đời Chử Đồng Tử lúc còn nghèo khó, tức là nhạo báng thần! ). Truyền thuyết cũng kể rằngChử Đồng Tử- Tiên Dung được vị tiên ( hoặc nhà sư ? ) tặng cho một chiếc nón và một cây gậy có “ phép lạ” . Trên đường đi, gặp lúc đêm tối, hai vợ chồng đã dựng gậy, úp nón lên, ngồi tựa vào nhau mà nghỉ. Trong chốc lát, gậy và nón đã hóa thành tòa lâu đài. ‘’ Phép lạ” để từ gậy và nón biến thành lâu đài, ở đây không có gì khác ngoài việc buôn bán làm giàu “ một vốn mười lời”. Và sự thay đổi đó cũng không phải chỉ trong một đêm mà là cả một quá trình. Truyền thuyết còn cho biết Chử Đồng Tử còn cưỡi thuyền vượt biển đi buôn “ phương xa” mà danh từ ngày nay gọi là ngoại thương ( xét tốc độ bồi lắng phù sa của sông Hồng lấn ra biển thì lúc đó, bờ biển cách vùng này không xa mấy) . Không phải ngẫu nhiên mà những vùng chợ búa đô hội do Chử Đồng Tử- Tiên Dung tạo lập nên thì hàng ngàn năm sau này, cũng gần những địa điểm ấy lại xuất hiện một trung tâm buôn bán với nước ngoài vào loại lớn nhất nước ta vào thế kỷ 17 -18, đó là vùng Phố Hiến (Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến) . Phải chăng, vị trí đó, tiềm năng buôn bán giao lưu đó đã được manh nha từ thời kỳ Hùng Vương ?Không phải vô cớ mà truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung lại lấy con sông Hồng và các vùng đất hai bên làm bối cảnh. Như vậy, nếu truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm kỳ vĩ nhất trong thời kỳ Hùng Vương dựng nước và chỉ cho ta hướng chủ yếu thường có giặc xâm phạm là vùng Trâu Sơn, Lục Đầu, Phả Lại ngày nay thì truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung cho ta biết hướng mở mang bờ cõi, làm ăn buôn bán chủ yếu của người Việt cổ là tiến xuống phương Nam, dọc theo sông Hồng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo cổ học ngày nay về quá trình khai phá châu thổ sông Hồng của ông cha ta trong thời kỳ dựng nước. Truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung là một câu chuyện thần tiên nhưng rất hiện thực. Đó là vẻ đẹp lấp lánh của quan niệm tự do tình yêu, tự do hôn nhân; là ý chí vươn lên từ sự nghèo khổ; là sự manh nha về một nghề mới trong nền kinh tế quốc dân: nghề buôn bán. Đằng sau tất cả những cái đó là cốt lõi của một sự thật: Sự hình thành một vùng đất mới, một trung tâm định cư mới trên đất nước ta. Truyền thuyết Chử Đồng Tử- Tiên Dung , vì vậy có một vị trí đặc biệt trong kho tàng truyền thuyết của ta. Cùng với truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ (nguồn gốc dân tộc), Sơn Tinh- Thủy Tinh (trị thủy) , Thánh Gióng (đánh giặc ngoại xâm) là những truyền thuyết cổ xưa, đẹp nhất, có giá trị nhất về thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Nghiên cứu những truyền thuyết này, “đọc” được chúng, giải mã được những ẩn ý mà cha ông đã gửi gắm, chúng ta sẽ tìm lại được diện mạo của tổ tiên, bộ mặt của đất nước ta buổi đầu lập quốc. Đó là trách nhiệm, là tình cảm, là khát vọng của chúng ta.

File đính kèm:

  • docCHU DONG TU.doc