Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên

Câu hỏi: Anh/Chị hãy nêu các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi sai lệch của học sinh cá biệt? Theo anh/chị cần có những biện pháp nào để giáo dục học sinh cá biệt đem lại hiệu quả?

Bài làm:

*Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt.

1. Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của bản thân.

Các em chưa nhận thức được học để làm gì hay vì cái gì mà học, không nhận thức được đi học là cơ hội để thành công và hạnh phúc sau này, thiếu trách nhiệm với học tập và tu dưỡng, không tích cực chủ động trong quá trình học tập

2.Một số em có niềm tin sai về giá trị của con người và cuộc sống.

Một số em thiếu tự giác, một số em thiếu niềm tin, quan niệm chưa hợp lí về giá trị của con người và cuộc sống. Có những em cho rằng tiền bạc, quyền uy mới làm nên giá trị của con người, cuộc sống mà không tin rằng sự hiểu biết tình người, danh dự của con người mới là giá rị và là một thứ quyền lực vô hình của con người.

3.Chán nản:

Có rất nhiều học sinh ở lứa tuổi khác nhau có tiềm năng nhưng cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động, các em tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ, chứng, kém tự tin

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 10473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phú Cường Tổ: Tên giáo viên: BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Câu hỏi: Anh/Chị hãy nêu các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi sai lệch của học sinh cá biệt? Theo anh/chị cần có những biện pháp nào để giáo dục học sinh cá biệt đem lại hiệu quả? Bài làm: *Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt. 1. Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của bản thân. Các em chưa nhận thức được học để làm gì hay vì cái gì mà học, không nhận thức được đi học là cơ hội để thành công và hạnh phúc sau này, thiếu trách nhiệm với học tập và tu dưỡng, không tích cực chủ động trong quá trình học tập… 2.Một số em có niềm tin sai về giá trị của con người và cuộc sống. Một số em thiếu tự giác, một số em thiếu niềm tin, quan niệm chưa hợp lí về giá trị của con người và cuộc sống. Có những em cho rằng tiền bạc, quyền uy mới làm nên giá trị của con người, cuộc sống mà không tin rằng sự hiểu biết tình người, danh dự của con người mới là giá rị và là một thứ quyền lực vô hình của con người. 3.Chán nản: Có rất nhiều học sinh ở lứa tuổi khác nhau có tiềm năng nhưng cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động, các em tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ, chứng, kém tự tin… 4.Rối loạn hành vi xã hội của học sinh cá biệt. -Dửng dưng trước tình cảm của người xung quanh. -Không có khả năng cảm nhận tội lỗi và không thể rút ra những bài học có ích từ kinh nghiệm sống ngay cả sau những lần bị phạt do phạm lỗi. -Côn đồ, thích đánh nhau. -Ăn cắp, ăn trộm. -Hay khiêu khích, châm chọc mọi người xung quanh… *Theo tôi, phương pháp để động viên khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt học tập và hoàn thiện nhân cách là người giáo viên phải chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt cho học sinh. Giáo viên là người đánh thức, khơi dậy hứng thú nhiều mặt của học sinh, là người kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực của học sinh và kích thích, tích cực “hoá” các hoạt động có giá trị, xã hội. Trong từng giờ học giáo viên cần chú ý khai thác những trải nghiệm của học sinh trong quá trình kiến tạo tri thức mới, tạo cho học sinh hiểu rõ bổn phận và trách nhiệm của mình trước gia đình và xã hội để tự giác học tập, nhận thức được mục đích học tập chính là học để nâng cao hiểu biết, có phương pháp làm việc khoa học để cuộc sống sau này được tốt đẹp, có chất lượng. Giáo dục mục đích học tập đúng đắn: các em có thể học để được lên lớp, học để được khen thưởng, để có uy tín trước bạn bè, … mục đích là nâng cao hiểu biết của bản thân. Đối với những học sinh chán nản, chậm tiến, thường dễ mặc cảm, nên rất ngại tham gia vào công việc chung của tập thể. Giáo viên cần tiếp cận để hiểu được “gu” và tác động vào “sở thích” của học sinh đó, tạo sự trải nghiệm, những niềm vui trong hoạt động. Giáo viên tôn trọng các em, làm cho các em thấy rằng mình có nhiều điểm mạnh, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và thói quen chưa tốt để chỉnh sửa, từng em sẽ nhận thấy mình cần phải thay đổi thói quen hành vi chưa tốt. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện nhằm đáp ứng được nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và có giá trị của từng thành viên trong tập thể lớp, bởi vì môi trường thân thiện sẽ chứa đứng sự cảm thông, chia sẽ, hợp tác yêu thương, tôn trọng được thừa nhận. Giáo viên giúp học sinh nhận thấy mình có giá trị, có khả năng, được mọi người yêu quý, tông trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi, cuộc sống, tương lai của bản thân, của gia đình đang rất cần sự thay đổi của bản thân em. Giáo viên nên cổ vũ hay thưởng cho học sinh khi có hành động tốt. Giáo viên sử dụng tối đa sự khích lệ và sử dụng biện pháp củng cố tích cực vì khích lệ giúp các em nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho học sinh. Giáo viên nên để ý đến những hành vi tích cực của các em, không nên chú ý nhiều đến việc bắt bẻ hay hành vi tiêu cực của học sinh, thái độ và giọng nói của giáo viên phải nhẹ nhàng và có cảm xúc. Giáo viên khen ngợi và khích lệ học sinh đúng nơi, đúng lúc và đúng chổ, đúng việc. Điều này rất quan trọng vì nó có thể giúp học sinh thay đổi suy nghĩ, quan điểm của mình từ tiêu cực sang tích cực Giáo viên biết rằng chính sự chân thành, sự yêu thương sẽ làm cho học sinh cảm thấy mình được tôn trọng. Giáo viên không nên nhận xét ban đầu tốt rồi lại chuyển sang chỉ trích thì sẽ mất đi cảm xúc tích cực. Cần phản hồi tích cực giúp các em phấn đấu. Việc khích lệ thường xuyên rất cần để thiết lập một hành vi mới.

File đính kèm:

  • docBÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN module3-hay.doc