Bài giảng Xuân Diệu và các bài thơ tiêu biểu

1. Cuộc đời:

Tên thật: Ngô Xuân Diệu

Quê quán: sinh ra và lớn lên ở quê mẹ (Gò Bồi, Tuy Phước, Bình Định) nhưng mang trong mình hai dòng máu

Gia đình:

+Cha: Ngô Xuân Thọ, ông đồ quê Hà Tĩnh, vào dạy học ở Bình Định

+Mẹ: Nguyễn Thị Hiệp, cô hàng bán nước mắm

XD có truyền thống Nho học và cũng thân thiết với tầng lớp bình dân.

 

ppt71 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Xuân Diệu và các bài thơ tiêu biểu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. TÁC GIA XUÂN DIỆU I. Tiểu sử 1. Cuộc đời: Tên thật: Ngô Xuân Diệu Quê quán: sinh ra và lớn lên ở quê mẹ (Gò Bồi, Tuy Phước, Bình Định) nhưng mang trong mình hai dòng máu Gia đình: +Cha: Ngô Xuân Thọ, ông đồ quê Hà Tĩnh, vào dạy học ở Bình Định +Mẹ: Nguyễn Thị Hiệp, cô hàng bán nước mắm XD có truyền thống Nho học và cũng thân thiết với tầng lớp bình dân. 2. Con người: Trong gia đình: +học ở cha đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật. +là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ, luôn khao khát tình thương và sự cảm thông của người đời. -Quê hương: thiên nhiên quê mẹ góp phần tạo nên hồn thơ nồng nàn, sôi nổi. -Quá trình đào tạo: chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn hoá - cổ điển phương Đông và hiện đại phương Tây – thơ ông có sự kết hợp giữa CĐ và HĐ, Đông và Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ. -Bản thân: +là người nhạy cảm, ham sống, tư chất thông minh, luôn khao khát giao hoà, giao cảm với đời. +sống cả ở 3 miền, đi nhiều, hiểu nhiều nên có cách nhìn đời sâu sắc. XD tiêu biểu cho lớp nhà văn trí thức Tây học trẻ tuổi. Ông là người có duyên nợ và gắn bó nhiều với văn chương. A. TÁC GIA XUÂN DIỆU I. Tiểu sử 1. Cuộc đời: Con đường đời: + Thuở nhỏ: học chữ Nho và chữ quốc ngữ với cha, sau đó đi học ở Quy Nhơn, Hà Nội, Huế. +1940: đỗ tham tá nha thương chính, làm ở ti thương chính Mĩ Tho +1944: thôi việc, ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn +sau CMT8: hăng hái hoạt động văn nghệ, phục vụ 2 cuộc kháng chiến: uỷ viên BCH hội nhà văn VN 1948, 1957-1985 +1985: từ trần sau một cơn đau tim đột ngột +1996: được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT Cả một đời hăng say lao động nghệ thuật *Một cây lớn ngã xuống, cả khoảng trời trống vắng (Hà Xuân Trường) *Xuân Diệu là nhà thơ sống hết mình và làm việc hết mình (Tố Hữu) II. Sự nghiệp thơ văn IIA: Một tài năng đa dạng Hoạt động văn nghệ phong phú: thơ, văn xuôi, phê bình vh, tiểu luận, nói chuyện thơ với công chúng… Sự nghiệp: 15 tập thơ(450 bài thơ tình), 1 tập truyện ngắn, 6 tập bút kí, 19 tập sách bình luận VH, dịch thơ nước ngoài, hơn 500 buổi bình thơ ở các nơi. Thơ là thành tựu xuất sắc nhất -Văn xuôi ngọt ngào, giàu âm thanh, cảm xúc * Truyện của XD hầu như không dùng cốt truyện mà dùng đến ý tưởng mang đậm sắc thái trữ tình. Trong văn xuôi trước CM, XD khao khát tình yêu cuộc sống, trải lòng ra đến tận cùng với tình yêu. Vì vậy, ông xót xa cho những kiếp người mòn mỏi trong cái ao đời phẳng lặng. Ngòi bút phê bình độc đáo, sâu sắc, có nhiều nhận xét tinh tế, chính xác.  Ở thể loại nào, XD cũng đạt được những thành tựu đáng kể song thơ vẫn là nơi gửi gắm nhiều tâm huyết đồng thời gặt hái được nhiều thành công rực rỡ. IIB: Thơ Xuân Diệu 1. Thơ XD trước CMT8 1945 1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược a. XD rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống: - XD biết hưởng thụ, thèm hưởng thụ cái đẹp, cái vui trong cuộc sống bằng mọi giác quan: “Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan Và thức cả trong giấc nồng phải ngủ Sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ” “Ta chỉ là một cây kim bé nhỏ Mà vạn vật là muôn đá nam châm” Cảnh vật trong thơ XD đầy sức lôi cuốn: Của ong bướm… (vội vàng) XD đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới XD là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian. 1. Thơ XD trước CMT8 1945 1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược a. XD rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống: -Tình yêu trong thơ XD được diễn tả theo mọi sắc thái, cung bậc: từ ngây thơ, e ấp đến đằm thắm, dịu ngọt; từ nồng nàn, say đắm đến si mê, điên dại: Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào (Bài thơ tuổi nhỏ) Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất Anh cho em kèm với một lá thư Em không nhận và tình anh đã mất Tình đã cho không lấy lại bao giờ Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em. Nên lúc môi ta kề miệng thắm Trời ơi ta muốn uống hồn em 1. Thơ XD trước CMT8 1945 1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược a. XD rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống: - Thơ XD luôn giúp độc giả khám phá những giá trị quí báu của cuộc sống mà nếu chỉ sống nông nổi, hời hợt, ta khó nhận thấy Trăng vừa đủ sáng để gây mơ Gió nhịp theo đêm không vội vàng Khí trời quanh tôi là bằng tơ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ (Nhị Hồ) Không gian như có giây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu. Thơ XD là một nguồn sống rào rạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này  XD tự ví mình như “ con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi”, khi gió sớm, lúc trăng khuya. Con chim đến từ núi lạ ấy không mong vì tiếng hót của mình mà hoa nở, vì tiếng hót của mình mà trái chín. Nhưng nguyện cầu rằng đó phải là tiếng hót thiết tha, nồng nàn. 1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược b. Thơ XD cũng nói lên quá nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn: Những băn khoăn lớn ám ảnh trong thơ XD. Đó là mâu thuẫn giữa khoảnh khắc ngắn ngủi của đời người với cái tuôn chảy của thời gian, đó là những khoảng cách đời người, khoảng cách tình yêu không dễ dàng vượt qua được. - Tâm trạng chán nản, hoài nghi và mặc cảm cô đơn trở thành ám ảnh thường trực trong thơ XD: Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta Tôi là một con chim không tổ Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi Hoa nở để mà tàn Trăng tròn để mà khuyết Bèo hợp để mà tan Người gần để li biệt 1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược b. Thơ XD cũng nói lên quá nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn: - nỗi ám ảnh về thời gian trôi nhanh, tuổi trẻ qua mau khiến XD tự đề ra cho mình một quan niệm sống: sống gấp gáp, tham lam; yêu hốt hoảng, liều lĩnh. Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi! Tình non sắp già rồi Ôi ngắn ngủi là những giờ gặp mặt Ôi vội vàng là những phút trao yêu XD luôn cảm thấy vỡ mộng, bơ vơ, bật lực vì khát vọng muốn hướng tới cái hoàn mỹ, cái tuyệt đích của nhà thơ không thể được đáp ứng. * Là người sinh ra để mà sống, XD rất sợ chết, sợ lặng im và bóng tối, hai hình ảnh của hư vô. Còn gì làm cho sự sống đầy đủ hp7n là xuân và tình. Nhưng xuân không dằng dặc, tình có bền đâu! 1.1 Nội dung: thể hiện hai trạng thái trái ngược b. Thơ XD cũng nói lên quá nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn: Tình yêu trong thơ ông thường không đưa tới hạnh phúc mà chỉ mang lại những khổ đau, chia lìa: Yêu là chết ở trong lòng một ít… Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách Mà tình yêu là quán trọ bên đường Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt Thơ XD buồn tịch mịch ngay trong cả sự ấm nóng reo vui  Có thể gọi nổi buồn trong thơ XD là mặt trái của lòng yêu đời, của những say mê không được đáp ứng. 1.2 Nghệ thuật Sự đóng góp độc đáo của XD vào VH là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp Với XD, dù có người, có cảnh, có vật bên mình nhưng nhà thơ vẫn cứ là “hòn đảo cô đơn” Dù tin tưởng chung một đời một mộng Em là em, anh vẫn cứ là anh Có thể nào qua vạn lí trường thành Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật. Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá Hai người sao chẳng bớt bơ vơ Lòng kĩ nữ cũng sầu như biển lớn Chớ để riêng em phải gặp lòng em -Ông đem đến cho văn chương một quan niệm mới về tình yêu, tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi vô biên khát khao tuyệt đích và vĩnh viễn Yêu thêm nữa thế vẫn còn chưa đủ Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều … 1.2 Nghệ thuật Tình yêu trong thơ XD là tình yêu của con người giữa cuộc sống đời thường chứ không phải tình yêu đạo đức trong sách vở. Nó vừa có cái cao khiết của tâm hồn vừa có cái lành mạnh của nhục thể - thứ tình yêu rất trần thế mà không bị trần tục hoá. Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài… - Thiên nhiên được XD tiếp nhận bằng tất cả mọi giác quan “Nghe chiều âu yếm lẩn vô người” Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi Hương hiu hiu nên gió cũng ngọt ngào - XD nhân hoá thiên nhiên, cho thiên nhiên những tâm tư, hành động rất người: “Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm” Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh Cho gió du dương điệu múa cành 1.2 Nghệ thuật XD chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây từ cảm hứng, đề tài đến tứ thơ, nhịp điệu, cú pháp, từ ngữ: +Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi +Lòng anh thôi đã cưới lòng em +Trời ơi ta muốn uống hồn em +Kẻ uống tình yêu dập cả môi +Một tối bầu trời đắm sắc mây Cây nằm nghiêng dưới nhánh hoa gầy Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy +hôm nay tôi đã chết trong người Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi  XD mới nhất trong các nhà thơ mới. Ông là một nhà văn có tài đã cung cấp nhiều vật liệu mới để xây dựng nền thi ca Việt Nam. II. Thơ Xuân Diệu sau CMT8/1945 1. Nội dung: Sau CMT8, XD mở rộng hồn thơ ôm lấy tất cả, say sưa viết về tổ quốc, nhân dân, Đảng, Bác Hồ, kháng chiến, sự nghiệp xây dựng đất nước với tinh thần lạc quan, tin tưởng -Nhà thơ không còn mặc cảm riêng lẻ, hiu quạnh “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao” Mà thật lạ giữa mưa ngàn suối lũ Với ngàn cây sao chẳng thấy bơ vơ Nguồn cảm hứng mới đã lôi cuốn nhà thơ hòa nhập, XD thể hiện tâm trạng vui sướng chân thành khi đón nhận cuộc sống mới. II. Thơ Xuân Diệu sau CMT8/1945 1. Nội dung: - Ngay sau khi CMT8 thành công, XD viết 2 tráng ca: + Ngọn Quốc kì (1945): ca ngợi phong trào CM + Hội nghị non sông (1946): chào mừng QH đầu tiên với lời thơ hùng tráng, thiết tha, chứa chan niềm tin yêu với sức sống của đất nước, nhân dân. Tiếp theo là 2 tập “Mẹ con”(1950), “Ngôi sao”(1954): tấm lòng nhà thơ mở rộng với những người nghèo khổ, hiền hậu. Thời kì miền Bắc bước vào xây dựng XHCN, XD nỗ lực hoà cái riêng vào cái chung của đất nước: Riêng chung(1960) Hoà mình vào cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc: Mũi Cà Mau, Một khối hồng  Thơ XD sau CMT8 hầu như luôn có mặt trên mọi nẻo đường chiến đấu, mọi công trường xây dựng. II. Thơ Xuân Diệu sau CMT8/1945 2. Nghệ thuật: Khai thác, chọn lọc, nâng lời ăn tiếng nói của nhân dân thành tiếng nói thơ ca mộc mạc, tươi mát, kì thú: Anh không xứng là biển xanh… Bút pháp phong phú về giọng vẻ: +giọng trầm hùng, cổ kính của sử ca +giọng triết lí +giọng trai gái hát đối đáp giao duyên +giọng tự sự trữ tình +giọng trào phúng, đả kích… Sau CMT8, XD đã có bước phát triển mới, có những đóng góp phong phú, nhiều mặt, tích cực vào phong trào sáng tác và từ đó vào cuộc sống mới. III. Kết luận: XD là nhà thơ lớn của văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân tộc. Trước CMT8, ông là chủ soái của phong trào thơ mới. Sau CMT8, ông cũng là một trong những người đi tiên phong và cống hiến tài sức nhiều nhất để xây dựng nền văn học mới. Bài học XD để lại cho đời là tinh thần lao động nghệ thuật cần cù, là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, là ý thức chân thành đối với văn chương. I. Cảm nhận chung - Trích từ tập “Thơ thơ” - tập thơ đầu tay nhưng đã khẳng định “độ chín” của hồn thơ XD Bài thơ duy nhất của XD in trong “Tuyển tập thơ tình thế giới” (1962, Rumani) “Thơ duyên” chứ không phải thơ tình Duyên: sự hòa hợp, tình cờ gặp gỡ mà tạo nên sự gắn bó tốt đẹp Thơ duyên: mối quan hệ hoà hợp giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa con người với con người – thơ để làm “duyên”, để bắc nhịp cầu đến với tình yêu Thơ duyên: rất hồn nhiên, tươi mát, yêu đời, như chút nắng lên trong mùa thu buồn của thơ XD trước CMT8 TD: khúc nhạc dạo đầu đầy thánh thiện, mê li trong bản đại hoà tấu thơ tình XD. II. Phân tích 1. Bức tranh thiên nhiên chiều thu trong sáng, thơ mộng: Sáu câu thơ mở ra một mảnh vườn tình ái: Buổi chiều thực  chiều mộng: với từ “trên”, XD thu nhỏ buổi chiều, đặt nó khẽ khàng trên nhánh duyên mỏng manh: buổi chiều thu nhỏ bé, đáng yêu hơn và thật sự rất riêng tư. Đất trời, thiên nhiên đang có sự giao hoà: hòa thơ Cảnh vật đầy xao xuyến trong đôi mắt thi nhân: không gian, thời gian, màu sắc, âm thanh đều trở thành mộng ảo: + âm thanh: chim chóc cặp đôi ríu rít (địa chỉ dành cho cuộc giao duyên của loài vật trên cây me) + Màu sắc: xanh ngọc (sắc xanh của trời hòa vào sắc xanh của lá tạo nên màu ngọc ngà, quí phái nên có sức ám thị mạnh – đôi mắt bay bổng, giàu tưởng tượng)  sự giao hòa của cảnh vật tạo nên thanh âm đặc sắc của mùa thu: tiếng huyền – âm thanh mơ hồ, huyền bí, phải cảm nhận bằng cả cõi lòng chứ không chỉ bằng thính giác 1. Bức tranh thiên nhiên chiều thu trong sáng, thơ mộng: Vẻ đẹp của tạo vật được nhà thơ cảm nhận không riêng lẻ mà là sự hòa điệu nhịp nhàng của các hình ảnh sóng đôi: + chiều mộng hoà với nhánh duyên + chim cặp đôi ríu rít như đôi bạn tình + bầu trời xanh đổ vào muôn lá Thu trong đoạn thơ là cả một chiều thu sinh động: + màu sắc tràn ngập + âm thanh tràn ngập + đất trời xao động + hình ảnh tình tứ - Cứ một từ thực lại đi với mộ từ ảo: chiều - mộng, nhánh – duyên, tiếng - huyền: khổ thơ mang vẻ đẹp lung linh giữa thực và mộng Sức tưởng tượng của thi nhân vươn tới đỉnh cao của mĩ thuật hội họa và âm nhạc: một bức tranh cảnh vật tươi vui, trong sáng, quyến rũ; một âm thanh “tiếng huyền” độc đáo – cách cảm nhận âm thanh tân kì của thi nhân có tình yêu rạo rực, thiết tha với cuộc sống. Tất cả đều hoà hợp nhịp nhàng tất cả như đồng tình, mời gọi khiến trái tim thi nhân không thể không xao lòng. 1. Bức tranh thiên nhiên chiều thu trong sáng, thơ mộng: Không gian chiều thu được mở ra rất đẹp, rất thơ trong sự giao cảm tuyệt diệu tạo thành khúc nhạc dạo đầu với âm thanh, màu sắc, hình ảnh ngọt ngào. Từ đây, ống kính của nhà thơ hướng về không gian riêng của đôi lứa trong buổi đầu gặp gỡ: - Con đường tình: nhỏ nhắn, xinh xắn, chỉ vừa đủ, vừa đẹp cho hai con người. Ánh nắng: đã trở chiều, không còn gay gắt nữa, càng đan thêm vẻ ảo mộng cho cành cây, con đường. cảnh vật: lơi lả, tình tứ, mời mọc: con đường như rụi đầu vào gió, cành hoang như lả mình vào nắng từ ngữ: cũng muốn đi cặp đôi với nhau: nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả  Tất cả như thầm gọi bước đôi uyên ương Hai câu thơ diễn tả những sắc thái chuyển động tinh vi của tạo vật. Thiên nhiên như hữu tình hữu ý với nhau, bởi thế lòng người cũng chuếnh choáng chao nghiêng. 2. Tâm trạng nhân vật trữ tình - mối quan hệ giữa “anh” và “em” trong chiều thu thơ mộng : Lạc vào vương quốc của yêu đương, chìm ngập trong vườn tình ái, nhân vật trữ tình nhận ra sự biến đổi kì diệu vừa diễn ra trong lòng: rung động ban đầu của 2 con người vốn xa lạ: Buổi ấy: thời điểm chiều thu thơ mộng, là tác nhân giúp con người xích lại gần nhau. Lòng ta nghe ý bạn: nghe bằng cảm giác, tâm hồn – cái duyên, cái tình có ngôn ngữ riêng của nó. lần đầu … thương yêu: chàng trai trẻ nhận ra tín hiệu của sự rung động đầu đời, chưa phải thứ tình yêu đằm thắm, thiết tha, mãnh liệt. cách xưng hô ta - bạn: hai người còn giữ khoảng cách của sự rụt rè, e ấp, ngây thơ - thứ tình cảm đầu đời trong sáng. Giữa thiên nhiên và con người đã có sự tương giao hòa hợp. Con người đã bắt vào nhịp của thiên nhiên và cộng hưởng cùng với nó. 2. Tâm trạng nhân vật trữ tình - mối quan hệ giữa “anh” và “em” trong chiều thu thơ mộng : Những rung động luyến ái đầu đời thức dậy, đã khiến chàng trai mạnh bạo hơn: - Cách xưng hô anh – em: khoảng cách hai người đã được rút ngắn - Bước điềm nhiên – đi lững thững: giữa họ dường như vẫn là sự vô tình, vô tư, hờ hững - như một cặp vần: thật ra, họ rất ăn ý, gắn bó, hòa hợp với nhau ( vần gắn bó với nhau rất chặt không dễ gì chia cắt tuỳ tiện trong một bài thơ. Mất vần đồng nghĩa với việc phá vỡ nhịp điệu, tiết tấu bài thơ). Không ai để ý đến ai nhưng cả hai đang đi giữa chiều thu thơ mộng, giữa thiên nhiên tươi đẹp, dịu dàng như một bài thơ, họ đã gắn bó khắng khít với nhau tự lúc nào chẳng hay. “Trời đất đã hoàn thành việc se duyên, tơ duyên đã buộc hai kẻ vô tâm vào một cặp vần. “Anh” và “em” gặp nhau trên cùng một giòng thơ để gieo vần cho bài thơ cuộc đời giữa chiều thu. 3. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều muộn Bốn câu thơ tiếp theo mở ra một cõi hoang vắng, lẻ loi, trống trải, lạnh lẽo, âm u: cảnh vật: + hình ảnh quen thuộc của buổi chiều: làn mây, cánh cò, chim sải cánh bay, sương sa thấm lạnh + cách cảm nhận: khác hẳn, không tĩnh lặng như trong Đường thi cảnh đẹp nhưng buồn, gợi cảm giác cô đơn, lạnh lẽo “ Xuân vì ấm mà người ta cần tình, thu vì lạnh sắp đến mà người ta cần đôi” Không gian chiều muộn như đang xui khiến con người tìm đôi: + tính từ chỉ trạng thái: gấp gấp, phân vân, lạnh, thưa: hối thúc vạn vật, cỏ cây tìm về nơi trú ngụ, tìm về tổ ấm + giọng điệu thơ hối hả khiến tâm trạng con người cũng lưỡng lự, phân vân  Tơ duyên cần mau chóng được hình thành để giúp con người thoát khỏi nỗi cô đơn. 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình - mối quan hệ giữa anh và em trong chiều muộn: Cảnh sắc thiên nhiên đã thức dậy trong tâm hồn con người những khát khao thầm kín: Không gian, thời gian: chiều thu mênh mông, vắng lặng, êm dịu Anh và em: vẫn lặng bước Không nói với nhau lời nào, không người mối lái nhưng cả hai đều đã “ngơ ngẩn”, chàng trai đi đến quyết định dứt khoát dù chỉ trong tư tưởng: + lòng anh … lòng em: cuộc đính ước ngầm, hôn nhân bí mật giữa hai tâm hồn + thôi: cái thế không cưỡng lại được, không thể thay đổi  Tất cả đều diễn ra trong im lặng nhưng chất chứa bao đổi thay ngấm ngầm, kì diệu. Từ “cưới “ tạo âm vang kết thúc bài thơ, đó là sự phải lòng của hai trái tim trước một tình cảm lứa đôi chớm nở, không cần mối lái mà vẫn bị ràng buộc bởi sức ép của thiên nhiên và của lòng người. III. Kết luận: Thơ duyên là những rung động xôn xao, những xúc cảm tinh tế khi đón nhận những biến thái tinh vi mơ hồ của sự sống trong thiên nhiên, tạo vật và lòng người lúc giao hòa. Thơ duyên đã làm phong phú thêm đời sống tâm hồn con người. Nó thức dậy trong tâm hồn con người những nỗi niềm xao xuyến trước những rung động trong tâm hồn. Bài thơ giúp ta biết sống, biết cảm nhận một cách đầy đủ, sâu sắc hơn đối với cảm giác và khát vọng của mình. I. Cảm nhận chung - Trích trong “Thơ thơ” (1938) - Với ĐMTT, Xuân Diệu đã tự tin vào tâm hồn lãng mạn của mình để thổi một luồng gió mới vào thi đề mùa thu. Thơ XD không nằm ngoài nguồn mạch thẫm mĩ chung của các thi nhân khi viết về mùa thu. Tuy nhiên, trong tiếng đàn thu muôn điệu, ĐMTT của XD vẫn có những nét riêng độc đáo. - Qua vẻ đẹp u buồn của trời thu lúc giao mùa, Xuân Diệu đã thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến xen lẫn thiết tha, rạo rực trước sự đổi thay của cảnh vật. II. Phân tích 1. Một lời báo thu sang: Dấu hiệu báo thu sang: thu về trong dáng liễu buồn + nt nhân hóa: rặng liễu như người thiếu phụ mang nhiều tâm sự, nỗi niềm, khoác trên mình chiếc áo tang chế, đứng chịu tang suốt mùa hè rực rỡ đã tàn phai. + nt dùng từ: đìu hiu - buồn - lệ ngàn hàng, một loạt từ gợi buồn, mức độ ngày càng cao: gợi âm hưởng não nề, gợi vẻ đẹp âu sầu, buồn bã  Cái đẹp trong cái buồn của rặng liễu: lấy con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên làm thiên nhiên trở nên có tình hơn + nt láy âm đặc sắc: 3 khuôn âm . Vần iu: liễu, đìu hiu, chịu . Vần an: tang, ngàn, hàng, vàng . Vần uôn: buồn, buông, xuống Những khuôn âm như vương vấn, quấn quít khiến nỗi buồn càng thêm trĩu nặng, lan toả khắp cả không gian, buông vào những dáng liễu buồn làm nó rũ mãi xuống. II. Phân tích 1. Một lời báo thu sang: Tiếng reo ngỡ ngàng, vỡ lẽ vì chợt nhận ra thu đã về: cái ngạc nhiên mang màu sắc thời đại của con người trẻ tuổi có tâm hồn lãng mạn. Vẻ đẹp mùa thu phút giao mùa: khoác lên mình chiếc áo đặc biệt – màu mơ phai dệt lá vàng ( màu của nắng, của gió, của lá thu mới chớm – màu xôn xao xủa ngày vào thu) – màu áo của thu mới chớm – màu của cảm xúc, của cái xôn xao, náo nức trong cõi lòng thi nhân. Mùa thu vốn vô hình đã trở nên hữu hình, cụ thể: nàng tiên mùa thu khoác trên mình bộ y phục dịu dàng, thướt tha Bốn câu thơ như một lời báo thu sang với những cảm xúc mới mẻ về một mùa thu buồn mà đẹp, đầy náo nức mà cũng đầy bâng khuâng. II. Phân tích 2. Mùa thu – mùa của dự cảm chia lìa, héo úa : Nhà thơ mở toang giác quan để đón nhận những biến thái tinh vi, nhỏ nhặt nhất của cuộc sống. Đó là những dấu hiệu khi mùa thu sắp chạm ngõ đất trời: Hơn một: cách nói mới lạ, độc đáo – hơn một chứ không phải nhiều, mùa thu mới bắt đầu. đỏ >< con đường nhỏ, chí nhớn: cuộc tống biệt có thể trở thành vĩnh biệt nhưng li khách vẫn dứt áo ra đi 3 năm …mong: hiểu rõ nỗi lòng mẹ già - sự dửng dưng, vô tâm chỉ là cái bề ngoài muốn che dấu tình cảm cá nhân bên trong để thực hiện nghĩa lớn * đoạn thơ sử dụng hàng loạt từ phủ định: chưa về, không nói trở lại, đừng mong: ý chí quyết tâm sắt đá k gì lay chuyển, thái độ sống chết vì nghĩa lớn – Hình ảnh người ra đi mang dáng dấp đấng trượng phu “nhất khứ bất phục hoàn 2. Vẻ đẹp của hình tượng li khách: b. Tâm hồn phong phú, trái tim đa cảm: Ta biết: giọng thơ thì thầm như tiết lộ điều bí mật: sau bề ngoài dửng dưng là thế giới nội tâm chồng chất, dằng dặc những buồn thương: buồn chiều hôm trước - buồn sáng hôm nay: nỗi buồn kéo dài với bao trăn trở, giằng xé trong lòng người đi: mỗi hình ảnh người thân đều gợi sự đau xót: + trường từ ngữ: chiều, mùa hạ, sen nở nốt - gợi sự tàn lụi, muộn màng, phai nhạt - những người chị lận đận quá thì + khuyên nốt: bao nhiêu lời lẽ, duyên cớ đều mang ra khuyên nhủ em + dòng lệ sót: khóc đến cạn cùng nước mắt *những thanh T đi liền những phụ âm tắc vô thanh ở những vần gieo cuối câu đã thể hiện nỗi đau dồn nén. b. Tâm hồn phong phú, trái tim đa cảm: + trường từ ngữ: sáng, giời chưa mùa thu, tươi - gợi sự trong trẻo + chiếc khăn tay: kỉ vật gói đầy tâm trạng, tình cảm * người đi xúc động trước sự ngây thơ, hồn nhiên của em nhỏ, chưa thấu hiểu hết tính chất của cuộc li biệt Bên trong li khách vẫn là biểu hiện của một con người rất người – ý vị cuộc tống biệt càng xót xa - Tình cảm gia đình quyến luyến cũng không ngăn được quyết tâm ra đi của li khách. CỰc tả tình cảm của người thân cũng là nhấn mạnh ý chí sắt đá của người đi * TT đã phát hiện và thể hiện thật thấm thía những nét đối lập mà thống nhất trong con người li khách. Anh k chỉ trăn trở với chí lớn mà còn day dứt bởi tình riêng, k chỉ thuộc về con đường nhỏ mà còn thuộc về gia đình. 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Đó là âm điệu bi tráng, đặc biệt thấm đượm trong khổ cuối: Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực! + dấu hỏi: ngỡ ngàng + ừ nhỉ: bàng hoàng đến thảng thốt trước thực tại chia li + người đi thực! Khẳng định một sự thật đớn đau k thể khác được Câu thơ cái bản lề khép mở của 2 cõi lòng, 2 thế giới: cõi lòng của người tiễn và người đi, thế giới của suy tư và thực tại + thà coi như: lặp lại 3 lần với 3 người thương yêu như những nhát cắt dứt khoát, quyết dứt tình riêng để lên đường - sự chọn lựa đầy đau đớn + phép so sánh: mẹ già - chiếc lá: mong manh + chị - hạt bụi: mịt mờ + em – hơi rượu: thoảng qua * nỗi đau đớn, dằn vặt khôn nguôi Giọng thơ cương quyết mà vẫn không dấu nổi sự dằng xé nội tâm. Người ở xao xuyến, tái tê; kẻ đi cũng nặng lòng trăn trở. Dẫu vậy, trượng phu vẫn quyết lên đường, theo đuổi cao vọng. III. Kết luận: - TBH có tình sâu, ý đẹp, nhạc hay, lời chuốt, vừa đượm không khí cổ kính vừa âm vang tinh thần thời đại, gợi vẻ đẹp bí ẩn đến nay chưa khám phá hết. Cách tân theo hướng nt dân tộc và P. Đông, TT đã tạo ra nét riêng đầy hấp dẫn trong các nhà thơ LM - Điều tuyệt diệu là bài thơ đã khắc tạo được chân dung tinh thần của một thế hệ thanh niên sẵn sàng ra đi vì nghĩa lớn.

File đính kèm:

  • pptxuan dieu.ppt