Bài giảng Viếng lăng bác -Viễn phương

Viễn Phương sinh 1928,quê ở tỉnh An Giang .Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ ông hoạt động ở Nam Bộ . Ông là một trong những cây bút chủ lực của lực lượng văn nghệ miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Viếng lăng bác -Viễn phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PHÚ THỊNH CHÚNG EM HÂN HOAN CHÀO ĐÓN QUÝ THẦY CÔ THANH TRA SƯ PHẠM ĐẾN DỰ TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY MÔN: NGỮ VĂN 9 VIẾNG LĂNG BÁC -Viễn Phương - I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả,tác phẩm: Viễn Phương sinh 1928,quê ở tỉnh An Giang .Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ ông hoạt động ở Nam Bộ . Ông là một trong những cây bút chủ lực của lực lượng văn nghệ miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. 2.Xuất xứ: -Bài thơ này được tác giả sáng tác 1976 trong lần đầu tiên khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác và được in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978). 3.Đọc và giải thích từ khó : II.Tìm hiểu văn bản: 1.Khổ thơ thứ nhất : Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi !Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng -Xưng hô :Bác,con thể hiện sự gần gũi , tình cảm thương yêu ,kính trọng Bác . -Hình ảnh hàng tre . -Xanh xanh Việt Nam,bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. So sánh ngầm hàng tre với Bác,với dân tộc Việt Nam (dũng cảm,kiên cường,không khuất phục trước bạo lực). 2.Khổ thơ thứ 2: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân -Hình ảnh mặt trời trong câu 5 là hình ảnh mặt trời thật còn hình ảnh mặt trời trong câu 6 ,hình ảnh có tính chất biểu trưng cao. Ẩn dụ có ý so sánh Bác với mặt trời. -Vừa nói lên sự vĩ đại của Bác,vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác. -Bác Hồ đã thọ 79 tuổi. Nói lên sự kính trọng và thương yêu của nhân dân đối với Bác Hồ (một vị cha già kinh yêu của dân tộc). 3.Khổ thứ ba: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim -Câu 1:Bác nằm ngủ chứ không mất . -Câu 2:Bác đã mất . Em thích câu 1 ,vì đã làm cho ta liên tưởng Bác vẫn còn sống mãi với chúng ta . -Nghệ thuật ẩn dụ .Bác còn sống với đất nước,với nhân dân như trời xanh còn mãi với thiên nhiên.Biết như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Bác. -Bác nằm thanh thản ,yên tĩnh như đang ngủ ,với nét mặt hài hoà ,nhân hậu ,tâm hồn trong sáng ,thanh cao . 4.Khổ thơ thứ tư: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm con chim trung hiếu chốn này . -Điệp từ (muốn làm) -Muốn hoá thân làm con chim hót cho Bác vui ,làm đoá hoa toả hương thơm cho Bác,làm cây tre kiên cường bất khuất cho Bác yên lòng . Tất cả điều đó là để tỏ bày sự quyến luyến đối với Bác, muốn được gần Bác mãi mãi . III.Tổng kết: -Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. -Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết,nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm,ngôn ngữ bình dị và cô đúc . Chào Bác con đây Ba nhăm năm dài Những ngày nắng gió Những sớm mưa mai Chào Bác con đây Con sinh ra đời Bác đã đi xa Giữa đời vang bóng. Chào Bác con đây Không hôn được Bác Không vuốt chòm râu Lòng con luyến nhớ . Chào Bác con đây Cuộc đời Bác sáng Như ngàn vì sao KÍNH CHÀO BÁC Xanh trang sử vàng Chào Bác con đây Ước gì cùng Bác Đi giữa rừng hoa Cho đời thêm sáng . Chào Bác con đây Viễn Phương viếng Bác Xúc động bồi hồi Còn con thì sao ? Chào Bác con đây Cố gắng phấn đấu Được như Viễn Phương Con rơi nước mắt.

File đính kèm:

  • pptvieng lang Bac.ppt
  • wavmai truong men yeu.wav
  • wmaVieng_Lang_Bac.wma
Giáo án liên quan