Bài giảng Tuyên ngôn độc lập_ Hồ Chí Minh

. Hoàn cảnh ra đời:

- Ngày 19.8.1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.

- 26.8.1945 Hồ Chí Minh từ Việt Bắc trở về Hà Nội.

- Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác viết TNĐL

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuyên ngôn độc lập_ Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN TINH BINH PHUOC NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM VĂN PHÚ CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP Kiểm tra bài cũ Câu 1:Thể loại mở đầu cho văn xuôi thời kháng chiến chống Pháp là: A.Thơ ca và truyện ngắn B.Tiểu thuyết và kí C.Truyện ngắn và kí D.Thơ ca và kí Kiểm tra bài cũ Câu 2: Cảm hứng bao trùm trong thơ ca chống Pháp là: Cảm hứng yêu nước Câu 3:Tác phẩm mở ra một thời kì mới của kỉ nguyên độc lập tự do là tác phẩm nào ? TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP HỒ CHÍ MINH I. Tìm hiểu tác phẩm 1. Hoàn cảnh ra đời: Ngày 19.8.1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. 26.8.1945 Hồ Chí Minh từ Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác viết TNĐL Chiếc bàn Bác dùng để viết TNĐL 2. Thể loại * Văn chính luận, có giá trị văn học + Ngắn gọn, súc tích + Lập luận chặt chẽ + Lời lẽ hùng hồn, có lí có tình, giàu sức thuyết phục 3. Bố cục Đoạn 1: Từ đầu đến “không ai chối cãi được” Cơ sở pháp lý của bản TNĐL. Đoạn 2: Thế mà …..phải được độc lập  Cơ sở thực tế. Đoạn 3: Vì những lẽ trên…độc lập ấy  Lời Tuyên bố độc lập và quyết tâm giữ gìn nền độc lập II.Tìm hiểu văn bản Quảng trường Ba Đình 2 / 9/45 1. Đoạn I: Những cơ sở pháp lý * Trích dẫn “Tuyên ngôn độc lập ”(1776) của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của CM Pháp 1791 để “suy rộng ra” khẳng định độc lập, tự do * Mục đích, ý nghĩa: - Tạo cơ sở pháp lí vững chắc, tăng tính thuyết phục  Buộc phải công nhận. - Tăng tính chiến đấu: Dùng gậy ông để đập lưng ông. - Khẳng định tư thế dân tộc: đặt 3 cuộc CM, 3 bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau  Bình đẳng Em hãy nhận xét về cách lập luận về cách sử dụng từ ngữ của Bác trong đoạn 1 ? Cách lập luận chặt chẽ, lôgích, triết lý, thuyết phục. Từ ngữ sắc bén, mang ý nghĩa khẳng định: Suy rộng ra, đó là lẽ phải, không ai chối cãi được Giọng văn trang trọng, thiêng liêng 2. Đoạn II: Cơ sở thực tiễn a. Tố cáo tội ác cướp nước và bán nước của thực dân Pháp * Vềchính trị: * Về văn hoá: - Không cho nhân dân tự do. - Lập 3 chế độ ở ba miền. - Lập nhà tù nhiều hơn trường học - Thi hành chính sách ngu dân - Dùng rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc. * Về kinh tế: * Về quân sự:  Những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi - Bóc lột dân ta đến xương tuỷ. - Cướp ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. - Giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng - Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu. - Nói bảo hộ, nhưng trong 5 năm chúng 2 lần dâng nước ta cho Nhật * Điệp từ “chúng” lặp lại để buộc tội, khắc sâu tội ác. * Những cụm câu văn ngắn gọn: Chúng tuyệt đối không cho, chúng thi hành, chúng lập ra nhà tù, chúng ràng buộc, chúng bóc lột, chúng cướp, chúng không cho….. Để buộc tội, răn đe.  Bản cáo trạng đanh thép * Lập luận tương phản: Thế là chẳng những không…trái lại… Bác bỏ cái gọi là “công khai hóa” b. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. * Nhân dân ta đứng về phía đồng minh chống Phát xít. + Lập luận theo lối tương phản: Tuy vậy… ..vẫn Pháp khủng bố Việt Minh / ta khoan hồng giúp quân Pháp + Giọng văn đanh thép: câu ghép tăng tiến Đã giúp….lại cứu….  Tác giả bác bỏ luận điệu của Pháp: Nhân danh chiến thắng Phát xít, giành lại Đông Dương, thực ra là đầu hàng Nhật, phản bội Đồng Minh. * Sự thật lịch sử : VN là thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp. Khi Nhật hàng Đồng minh thì dân ta giành chính quyền từ tay Nhật nên VN không còn liên quan gì tới Pháp. Câu văn đanh thép, hùng hồn: chứ không phải, sự thật là * Khẳng định cuộc cách mạng của dân ta: Câu văn ngắn, hùng hồn diễn tả cuộc cách mạng thần kì của dân tộc, miêu tả sự thật lịch sử: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị * Từ ngữ khẳng định: Chúng tôi tin rằng, tuyên bố thoát li hẳn,… xóa bỏ hết,…. xóa bỏ tất ,Một dân tộc….Một dân tộc…Dân tộc đó phải được…. 3. Đoạn III: Lời Tuyên bố chính thức độc lập và quyết tâm giữ gìn nền độc lập + Lập luận nhân quả: Vì những lẽ trên…. + Giọng văn trịnh trọng: chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới… + Giọng văn tự hào và kiên quyết : có quyền… sự thật trở thành…toàn thể dân tộc Việt Nam quyết..  Mở ra kỷ nguyên mới  Nguyện giữ gìn nền độc lập ấy bằng mọi giá III.Tổng kết * Là áng văn bất hủ, kế thừa thể loại văn tuyên ngôn , nâng cao lòng tự hào dân tộc và ý chí bảo vệ tổ quốc. * Phong cách nghị luận sắc sảo: tư tưởng sâu sắc, thông minh, lập luận chặt chẽ, hùng hồn, giản dị. Củng cố, dặn dò - Bản tuyên ngôn đạt được hiệu quả gì? - Giá trị nghệ thuật? - Nắm được các luận điểm và cách lập luận. Cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh

File đính kèm:

  • pptTuyen ngon doc lap(1).ppt