Bài giảng Truyện cổ dân gian nga

1. Khái niệm

Truyện cổ, truyện cổ dân gian, truyện cổ tích dân gian là những tên gọi khác nhau của cùng một thể loại văn học dân gian. Có chức năng đưa ra những bài học đạo đức mang tính giáo huấn của hiện thực cuộc sống và con người trong sinh hạt đời thường. Truyện mang đậm yếu tố thần kì, hoang đường, kì ảo.

 

pptx7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Truyện cổ dân gian nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 4/21/2012 ‹#› TRUYỆN CỔ DÂN GIAN NGA Người thực hiện: SV Phạm Thị Trúc lớp Văn- Sử k16b 1. Khái niệm Truyện cổ, truyện cổ dân gian, truyện cổ tích dân gian là những tên gọi khác nhau của cùng một thể loại văn học dân gian. Có chức năng đưa ra những bài học đạo đức mang tính giáo huấn của hiện thực cuộc sống và con người trong sinh hạt đời thường. Truyện mang đậm yếu tố thần kì, hoang đường, kì ảo. 2. Truyện cổ dân gian Nga Truyện cổ dân gian Nga gắn với hiện thực đời sống, dung nạp, đồng hóa nhiều yếu tố của các thể loại văn học đặc trưng khác: buwlina, xatutxca, sự tích các Thánh,…Truyện cổ dân gian Nga đã trở thành “hình mẫu cổ điển” của văn học dân gian Nga. Nội dung mang đậm tính chất giáo huấn thám vào toàn bộ cấu trúc truyện, thể hiện qua những xung đột nghệ thuật: giữa thiện-ác, cái thật-cái giả, cái sống-cái chết; qua tưởng tượng rõ ràng và triệt để về sự tất thắng của chính nghĩa xã hội và đạo lí nhân dân; qua niềm khát vọng về một cuộc sống tự do trong lao động, sáng tạo, trong tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc. Truyện cổ dân gian Nga đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, được chia thành 3 loại lớn: a) Truyện về các loài vật Có khoảng 50 cốt truyện về các loài vật, các truyện này thường hướng tới lí giải nguồn ngốc, đặc điểm các loài vật, quan hệ giữa chúng và với con người. Hình ảnh con vật mang ý nghĩa biểu trưng: con cáo- sự tinh ranh, con sói-thói tham lam, con hổ-tính hung bạo, con thỏ-sự khôn ngoan… Chủ đề: sự đối lập giữa trí tuệ và sức mạnh thô bạo. Trí tuệ được đề cao và chiến thắng luôn thuộc về trí tuệ. Cốt truyện thường không phức tạp, ít biến cố. Khai thác theo môtip “gặp gỡ”. b) Truyện cổ tích thần kì Các môtíp của truyện cổ tích thần kì hết sức đa dạng: - Thuộc môtíp thần thoại có môtíp người đội lốt vật (Nàng công chúa ếch, nàng công chúa rắn), môtíp tìm vợ hoặc chồng mất tích…->Đóng vai trò, nền tảng cốt lõi. - Thuộc môtíp sinh hoạt xã hội có môtíp chia gia tài, xử kiện.-> Tạo thành đường viền cốt truyện, biến đổi theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Nhân vật chia làm 2 loại: chính diện và phản diện + Nhân vật chính diện: là những con người hoàn hảo mang phẩm chất tốt đẹp như hoàng tử Ivan trẻ đẹp, dũng cảm, thông minh. Hay nàng Vacvara xinh đẹp, dịu hiền, đức hạnh… + Nhân vật phản diện: Là những lực lượng siêu nhiên hắc ám, tàn bạo, quỷ quyệt, thù địch với con người như phù thủy già Baba Iaga hay thù oán, ăn thịt người, hay là lão Côsây bất tử keo kiệt, nham hiểm… Cuộc chiến đấu kéo dài nhưng chiến thắng bao giờ cũng thuộc về chính nghĩa. Cốt truyện chồng chất những biến cố, kết thúc thường có hậu, xung đột được giải quyết do các nhân vật được sự trợ giúp của các phương tiện thần kì. c) Truyện kể về sinh hoạt gia đình và xã hội - Truyện mang tính hiện thực rõ nét, - Xung đột được triển khai trên bình diện xã hội. - Truyện ít biến cố - Hành động phát triển nhanh - Truyện thường ngắn gọn - Chủ đề: ngợi ca trí thông minh, sự khôn ngoan, lòng dũng cảm, sự tài hoa của con người lao động. Đồng thời phê phán thói hư tật xấu của con người, tố cáo sự bất công trong xã hội. - Nhân vật có tính tích cực chủ động: người nông dân, người lính bình thường… - Truyện cổ tích sinh hoạt dân gian Nga giàu yếu tố phiêu lưu, hài hước, châm biếm. Tạo ra tiếng cười vui vẻ sảng khoái, kích thích trí tưởng tượng ở người đọc.

File đính kèm:

  • pptxnguvan.pptx
Giáo án liên quan