Bài giảng Tiết 98: Tác giả Nam Cao

Vài nét về cuộc đời - con người

1. Cuộc đời

2. Con người

II. Quan điểm nghệ thuật

1. Tác phẩm văn chương

2. Nhà văn

3. Nghề văn

III. Sự nghiệp văn học

1. Trước Cách mạng tháng 8

2. Sau Cách mạng tháng 8

3. Đặc điểm phong cách nghệ thuật

IV. Kết luận

 

ppt61 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 98: Tác giả Nam Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 98: VĂN HỌC SỬ: GV THỰC HIỆN: TÔN NỮ QUỲNH MY (1915 – 1951) NAM CAO (1915-1951) I. Vài nét về cuộc đời - con người 1. Cuộc đời 2. Con người II. Quan điểm nghệ thuật 1. Tác phẩm văn chương 2. Nhà văn 3. Nghề văn III. Sự nghiệp văn học 1. Trước Cách mạng tháng 8 2. Sau Cách mạng tháng 8 3. Đặc điểm phong cách nghệ thuật IV. Kết luận NAM CAO (1915-1951) Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời của Nam Cao.Theo em, những yếu tố nào trong cuộc đời của ông có ảnh hưởng đến những sáng tác của ông sau này? I.VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI–CON NGƯỜI 1. CUỘC ĐỜI NAM CAO (1915-1951) I. Vài nét về cuộc đời và con người 1. Cuộc đời Tên thật: Trần Hữu Tri (1915 – 1951) Quê hương : làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Bút danh: Nam Cao Gia đình : Xuất thân :gia đình trung nông nghèo, đông con. Bản thân là một trí thức nghèo, luôn túng thiếu. NAM CAO (1915-1951) I. Vài nét về cuộc đời và con người 1. Cuộc đời Con đường đời : * Trước Cách mạng tháng 8 : Học hết bậc thành chung , đi làm ở nhiều nơi: Sài Gòn, Hà Nội. Cuối cùng thất nghiệp, sống chật vật bằng nghề viết văn và làm gia sư. 1943: tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. NAM CAO (1915-1951) I. Vài nét về cuộc đời và con người 1. Cuộc đời Con đường đời : * Sau Cách mạng tháng 8 : Vừa viết văn, vừa tích cực tham gia cách mạng. 1946: tham gia đoàn quân Nam tiến. 1950: tham gia chiến dịch Biên giới. 1951: hi sinh trên đường đi công tác. NAM CAO (1915-1951) Những nét tính cách nổi bật nào trong con người Nam Cao đã ảnh hưởng đến các sáng tác của ông ? I.VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI–CON NGƯỜI 2. CON NGƯỜI NAM CAO (1915-1951) Tâm trạng bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời (trước CMT8). Yêu thương, gắn bó ân tình sâu nặng với những người nghèo khổ ở quê hương.=> con người giàu tình cảm. Nghiêm khắc tự đấu tranh để vượt mình, khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản. Cuộc đời và nhân cách của nhà văn – chiến sĩ Nam Cao đã trở thành tấm gương đẹp đẽ trong giới văn nghệ sĩ cách mạng. 2. CON NGƯỜI NAM CAO (1915-1951) Đọc phần II trang 198 – 199 SGK. II. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT Dựa vào sách giáo khoa, em hãy nêu những câu văn thể hiện quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong các tác phẩm “Trăng sáng” và “Đời thừa”? Nam Cao quan niệm như thế nào về : + tác phẩm văn chương? + nhà văn ? + nghề văn ? NAM CAO (1915-1951) 1. Về tác phẩm văn chương “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia , thoát ra từ những kiếp lầm than.” (Trăng sáng) => Văn học phải phản ánh chân thực cuộc sống “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn.” (Đời thừa) => Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc II. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT Quan điểm nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh” NAM CAO (1915-1951) II. Quan điểm nghệ thuật 2. Về nhà văn Đặt cuộc sống lên trên văn chương: “sống đã rồi hãy viết”. “Hắn không thể bỏ lòng thương, có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người; hắn là người chứ không phải một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.” ( Đời thừa) * Nhà văn chân chính trước hết là con người chân chính, phải có tình thương, có nhân cách. “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa). * Người cầm bút phải có lương tâm, trách nhiệm, không được cẩu thả. * Sau Cách mạng tháng 8: Nam Cao say mê, tận tụy phục vụ kháng chiến, dứt khoát đặt lợi ích cách mạng, lợi ích dân tộc lên trên hết. NAM CAO (1915-1951) 3. Về nghề văn “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa) => * Đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo cái mới, không được rập khuôn. II. Quan điểm nghệ thuật NAM CAO (1915-1951) Quan điểm về tác phẩm văn chương Quan điểm về nhà văn 3. Quan điểm về nghề văn II. Quan điểm nghệ thuật Quan điểm nghệ thuật tiến bộ, sâu sắc . NAM CAO (1915-1951) Em hãy cho biết trước cách mạng tháng 8, Nam Cao sáng tác về những đề tài nào? III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NAM CAO (1915-1951) NAM CAO (1915-1951) III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 a. Đề tài người trí thức nghèo Đọc phần III trang 199 – 200 SGK. Trong mảng đề tài về người trí thức nghèo, Nam Cao có những tác phẩm tiêu biểu nào? Ở mảng này Nam Cao phản ánh những nội dung gì? III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 Đề tài người trí thức nghèo NAM CAO (1915-1951) III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 Đời thừa (1943) Trăng sáng (1943) Sống mòn (1944) Đề tài người trí thức nghèo Các tác phẩm tiêu biểu NAM CAO (1915-1951) III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 Miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của người trí thức tiểu tư sản. Đề tài người trí thức nghèo Nội dung tư tưởng NAM CAO (1915-1951) Phim truyện Việt Nam: Làng Vũ Đại ngày ấy III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 Miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của người trí thức tiểu tư sản. Đề tài người trí thức nghèo Nội dung tư tưởng Đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tinh thần của họ. ( bi kịch “vỡ mộng”- bi kịch “ chết mòn”) NAM CAO (1915-1951) Phim truyện Việt Nam: Làng Vũ Đại ngày ấy III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 - Miêu tả chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của người trí thức tiểu tư sản. - Đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tinh thần của họ ( bi kịch “vỡ mộng”- bi kịch “ chết mòn”) Đề tài người trí thức nghèo Nội dung tư tưởng Phê phán, lên án xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo Thể hiện quá trình đấu tranh nội tâm để vượt lên chính mình của người trí thức tiểu tư sản. NAM CAO (1915-1951) III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 Đề tài người trí thức nghèo Đề tài người nông dân nghèo Trong mảng đề tài về người nông dân nghèo, Nam Cao có những tác phẩm tiêu biểu nào? Ở mảng này Nam Cao phản ánh những nội dung gì? NAM CAO (1915-1951) III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 Đề tài người trí thức nghèo Đề tài người nông dân nghèo Các tác phẩm tiêu biểu Chí Phèo (1941) Lão Hạc (1943) Một bữa no (1943) NAM CAO (1915-1951) III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 Đề tài người trí thức nghèo Đề tài người nông dân nghèo Các tác phẩm tiêu biểu Nội dung tư tưởng Thấu hiểu số phận cực khổ triền miên, bần cùng, tăm tối của người nông dân trong xã hội đương thời. Đặc biệt quan tâm đến 2 loại người : Bị ức hiếp bất công, có số phận hẩm hiu. Bị hắt hủi, chà đạp nhân phẩm. NAM CAO (1915-1951) Phim truyện Việt Nam: Làng Vũ Đại ngày ấy Phim truyện Việt Nam: Làng Vũ Đại ngày ấy Đứng vững trên lập trường nhân đạo, dân chủ để: Lên án xã hội tàn bạo đã chà đạp lên nhân phẩm con người. Bênh vực quyền sống và nhân phẩm của những con người bất hạnh. Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân lương thiện. Nội dung tư tưởng NAM CAO (1915-1951) Em có nhận xét gì về tư tưởng chung trong hai mảng đề tài của Nam Cao trước Cách mạng tháng 8? III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 a. Đề tài người trí thức nghèo b. Đề tài người nông dân nghèo NAM CAO (1915-1951) III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 Đề tài người trí thức nghèo Đề tài người nông dân nghèo Băn khoăn, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy diệt về nhân tính do cuộc sống đói nghèo. NAM CAO (1915-1951) III. Sự nghiệp văn học 2. SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NAM CAO (1915-1951) Em hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao sau Cách mạng tháng 8 ? Sau Cách mạng, Nam Cao tập trung phản ánh những vấn đề gì ? III. Sự nghiệp văn học b. Tác phẩm tiêu biểu Đôi mắt (1948) Nhật kí ở rừng (1948) Chuyện biên giới (1950) 2. SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 Con người và cuộc sống kháng chiến chống Pháp của dân tộc. a. Đề tài NAM CAO (1915-1951) III. Sự nghiệp văn học a. Đề tài Xác định chỗ đứng, vai trò của giới văn nghệ sĩ trong kháng chiến. Phát hiện và ca ngợi bản chất cách mạng của quần chúng nhân dân – lực lượng chính của cuộc kháng chiến. 2. SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 b. Tác phẩm tiêu biểu c. Nội dung tư tưởng Niềm tin đối với cuộc kháng chiến và lực lượng kháng chiến. NAM CAO (1915-1951) Em hãy nêu môt số đặêc điểm về nghệ thuật viết truyện của Nam Cao? 3. Đặc điểm phong cách nghệ thuật NAM CAO (1915-1951) 3. Đặc điểm phong cách nghệ thuật Cách miêu tả vừa chân thực, vừa có tầm khái quát cao, vừa đậm màu sắc triết lí sâu xa, vừa trữ tình. Xây dựng được nhiều nhân vật điển hình, có tài miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật với những đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm chân thật, sinh động. Ngôn ngữ sống động, uyển chuyển, tinh tế, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Kết cấu linh hoạt, chặt chẽ, lôi cuốn. Lời kể biến hóa, linh hoạt. Giọng vău có vẻ lạnh lùng, khách quan nhưng ẩn sâu là những đằm thắm yêu thương. NAM CAO (1915-1951) Qua những gì đã tìm hiểu ở trên, em có thể nêu khái quát về tác gia Nam Cao ? IV. KẾT LUẬN NAM CAO (1915-1951) Nam Cao là đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930 – 1945 ) và là một trong những nhà văn tiêu biểu, mở đầu cho văn học cách mạng Việt Nam. Thành công của nhà văn chính là kết quả của sự kết hợp giữa tài năng và tấm lòng. Các sáng tác của Nam Cao với quan điểm nghệ thuật tự giác, sâu sắc, tiến bộ và phong cách đặc sắc đã góp phần quan trọng vào sự hoàn thiện ngôn ngữ truyện ngắn và việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá. IV. Kết luận NAM CAO (1915-1951) (1915 – 1951) Những nhân vật, những cuộc đời và nẻo đường đi tìm nhân cách. (Vũ Dương Quỹ)

File đính kèm:

  • pptnamcao.ppt
Giáo án liên quan