Bài giảng Tiết 85 chí khí anh hùng (trích “truyện kiều” – nguyễn du)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức trọng tâm

- Ước mơ công lý của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.

- Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.

2. Kỹ năng

- Củng cố kỹ năng đọc - hiểu một đoạn thơ trữ tình.

- Biết cảm thụ và phân tích được những câu thơ hay.

3. Thái độ

- Từ ước mơ lãng mạn của Nguyễn Du, biết tạo cho mình những khát vọng sống cao đẹp.

 

docx8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 85 chí khí anh hùng (trích “truyện kiều” – nguyễn du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/03/2014 Ngày dạy: 15/03/2014 Tiết 85 CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Kiến thức trọng tâm Ước mơ công lý của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường. Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải. Kỹ năng Củng cố kỹ năng đọc - hiểu một đoạn thơ trữ tình. Biết cảm thụ và phân tích được những câu thơ hay. Thái độ Từ ước mơ lãng mạn của Nguyễn Du, biết tạo cho mình những khát vọng sống cao đẹp. CHUẨN BỊ Giáo viên Đọc sách, tài liệu, soạn giáo án Phương pháp đàm thoại, gợi mởi, giải quyết vấn đề, … Học sinh Đọc sách, soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra bài cũ (3’): Diễn biến tâm trạng Thúy Kiều khi trao kỉ vật cho em: Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung Bài mới Trong đời Kiều có nhiều cuộc chia tay, chia tay đột ngột với Kim Trọng khi mối tình đầu chớm hé; chia tay Thúc Sinh trong tâm trạng cô đơn, đầy dự cảm không lành. Trong đoạn trích này tác giả tái hiện cảnh Kiều chia tay Từ Hải để chàng ra đi thực hiện nghiệp lớn. Nhưng tại sao người soạn sách lại đặt tên cho đoạn trích này là “Chí khí anh hùng” mà không phải “Từ Hải chia tay Thuý Kiều”? Đó là vì đoạn trích này không tập trung khắc hoạ cảnh chia tay mà muốn khắc hoạ Từ Hải ở vẻ đẹp, tầm vóc và quyết tâm đạt đến khát vọng. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi vào tìm hiểu đoạn trích này Tiến trình bài dạy T/L HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG GIÁO VIÊN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUNG 5’ TT1: Tìm hiểu vị trí đoạn trích GV: Chỉ ra vị trí đoạn trích trong tác phẩmTruyện Kiều? Gợi ý: Đọc tiểu dẫn SGK (HS Yếu – TB – Khá) TT2: Tìm hiểu nhan đề đoạn trích GV: Nêu nhan đề đoạn trích? (HS Yếu – TB – Khá) TT3: Phân bố cục đoạn trích GV: HS chia bố cục đoạn trích? (HS Yếu – TB –Khá) HS trả lời HS trả lời HS trả lời Tìm hiểu chung Vị trí Thuộc phần 2 (gia biến và lưu lạc): từ câu 2213 đến câu 2230. Đoạn trích nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi dựng sự nghiệp anh hùng Đây là đoạn Nguyễn Du sáng tạo ra, không có trong “Kim Vân Kiều truyện” Nhan đề “Chí” là mục đích cao để hướng tới “Khí” là nghị lực để đạt được mục đích “Chí khí anh hùng” là: lí tưởng, mục đích cao và nghị lực lớn của người anh hùng. Bố cục đoạn trích (2 phần) 4 câu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải 14 câu tiếp: cuộc tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải 2 câu cuối: hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH 30’ TT1: Đọc đoạn trích GV: hướng dẫn HS đọc Gợi ý: giọng đọc cần chậm rãi, hào hùng, thể hiện sự khâm phục, ngợi ca. (HS Yếu – TB – K) TT2: Tìm hiểu khát vọng lên đường trong Từ Hải thông qua 4 câu thơ đầu. GV: Từ Hải đang sống cuộc sống như thế nào? Chàng có bằng lòng với cuộc sống đó hay không? Từ ngữ nào diễn tả điều đó? (HS Yếu – TB – Khá) Giảng: Sống với Kiều được nửa năm, cuộc sống đang lúc đằm thắm, nồng nàn nhất thì Từ Hải muốn ra đi thực hiện nghiệp lớn. Tâm trí Từ Hải luôn suy nghĩ về những việc lớn lao. Vì thế, việc “động lòng bốn phương” là hợp lí. Từ “bốn phương” chỉ công việc và chí lớn của người nam nhi thời xưa. “Động lòng” nhấn mạnh việc Từ Hải nung nấu những ý chí lớn lao. ý chí đó đã có sẵn trong con người chàng, nó chỉ tạm lui đi trong thời gian sống cùng Kiều, giờ là lúc chàng thể hiện. Từ “thoắt” diễn tả sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải. ở đây, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là “trượng phu”. Đó là cách nói vô cùng trân trọng với các vị anh hùng. Nó dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một vị tướng võ. - “Trông vời trời bể mênh mang Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.” Câu thơ miêu tả hành động nhìn ra xa, đồng thời khắc hoạ dáng vẻ phóng khoáng của Từ Hải. Nguyễn Du đã xây dựng hình ảnh Từ Hải song song, sánh ngang với hình ảnh trời đất. Nhắc đến Từ Hải là thấy hình ảnh cao rộng của trời đất, vũ trụ. Những từ láy, từ biểu cảm chỉ độ rộng, độ cao càng khắc hoạ rõ hơn tư thế của Từ Hải. Cái nhìn của chàng không phải là trông hay nhìn bình thường mà là “trông vời” - cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường. TT2: Tìm hiểu về cuộc tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải. GV: Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Kiều có thái độ như thế nào?Thể hiện qua những lời lẽ nào? (HS Yếu – TB – Khá) GV: Trước thái độ của Kiều, Từ Hải đã đáp trả như thế nào? (HS Yếu – TB – Khá) Giảng: - Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm như thường thấy ở mọi người. Dù yêu thương Thuý Kiều, coi nàng là “tâm phúc tương tri” song chàng quyết tâm ra đi một mình. Câu hỏi “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” khẳng định chàng là bậc nam nhi sự nghiệp và tình cảm rạch ròi. GV: Từ Hải đã hứa với Kiều những gì? Thể hiện qua những câu thơ nào? (HS Yếu – TB – Khá) Giảng: -Từ Hải có lí tưởng công danh lớn lao. Điều đó thể hiện qua lời hứa với Thuý Kiều. Những khát vọng của chàng đều phi thường. Đó là việc phải có được “Mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”. Từ đó để mọi người thấy được tài năng xuất chúng của Từ Hải: “Làm cho rõ mặt phi thường/ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”. - Từ “mặt phi thường” dùng rất phù hợp. Nó cho thấy sự tự tin, kiêu hãnh của Từ Hải. Đây không chỉ là lời của riêng Từ Hải mà ẩn dấu sau đó còn có cái nhìn trân trọng, tự hào của Nguyễn Du. GV: Bốn câu thơ “Bằng nay bốn bể không nhà… Chầy chăng là một năm sau vội gì?”Từ Hải đã bày tỏ điều gì với Kiều? (HS Yếu – TB – Khá) -Từ Hải hẹn ước chắc nịnh. Chàng hẹn khi thành công sẽ cưới Thuý Kiều. Đó là khi nào? Chàng không nói vu vơ mà hẹn ước chắc chắn: “Đành lòng chờ đó ít lâu,/ Chầy chăng là một năm vội gì!”. Xác định rõ mục tiêu và thời gian phấn đấu, Từ Hải đã vẽ ra con đường đi cụ thể cho mình. Do vậy, những gì chàng nói đều chắc như đinh đóng cột. TT3: Tìm hiểu về hình tượng Từ Hải dứt áo ra đi GV:Hình tượng Từ Hải được thể hiện qua những cử chỉ, hành động nào? Thể hiện thái độ gì? (HS Yếu – TB – Khá) Giảng: Cách miêu tả Từ Hải dứt áo ra đi, tác giả đã dùng những động từ “Quyết”, “Dứt” để diễn tả thái độ dứt khoát, mạnh mẽ ra đi, cách so sánh với chim bằng cưỡi gió mây,bay cao, bay xa ngoài dặm khơi diễn tả tầm vóc, chí khí anh hùng của Từ Hải. HS đọc HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời Đọc – hiểu Khát vọng lên đường (4 câu đầu) Nửa năm hương lửa đương nồng Cuộc sống vợ chồng đang đầm ấm, hạnh phúc “Trượng phu”: chỉ người con trai có chí lớn, có tầm vóc sánh ngang trời đất. “thoắt”: nhanh chóng, đột ngột, dứt khoát. “động lòng bốn phương”: cuộc sống đầm ấm ấy không níu kéo được Từ Hải, không làm nguôi đi khát vọng vẫy vùng trong con người này. “Trông vời”:tả hành động nhìn ra xa (Trông vời) “trời bể mênh mang”:khắc hoạ dáng vẻ phóng khoáng của Từ Hải. Nguyễn Du đã xây dựng hình ảnh Từ Hải song song, sánh ngang với hình ảnh trời đất “Thanh gươm, yên ngựa lên đường thẳng rong”: Thể hiện tư thế lên đường: vững vàng, mạnh mẽ, dứt khoát. Khát khao được vẫy vùng, tung hoành 4 phương là sức mạnh tự nhiên không gì cản nổi đối với các bậc trượng phu. Cuộc tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải (14 câu giữa) Thúy Kiều + “phận gái chữ tòng”:nói lên bổn phận làm vợ, muốn theo Từ Hải để trọn đạo vợ chồng + “Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”: bịn rịn, níu kéo, không muốn xa chồng. Kiều là người vợ biết đạo lý, biết săn sóc, chia sẻ gánh nặng với chí hướng của chồng. Từ Hải: “Tâm phúc tương tri(1)”: hai người đã hiểu biết lòng dạ nhau, hiểu nhau sâu sắc. + Trách Kiều là người tri kỷ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường của người phụ nữ. + Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lý tưởngcao cả. “Bao giờ mười vạn tinh binh… Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” +Hình ảnh ước lệ, hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công, Từ Hải rất tự tin về điều đó, thể hiện ở cụm từ “mặt phi thường”. “Bốn bể không nhà”: mọi thứ đều mới sơ kỳ, gian nan chưa đâu vào đâu. Khuyên Kiều chịu khó chờ đợi, “Chầy chăng là một năm sau vội gì” + Khẳng định với Kiều với một thái độ đầy quyết tâm, tự tin về một sự nghiệp trong tương lai Từ Hải là người có lí tưởng cao cả, hoài bão lớn lao và niềm tin sắt đá vào tài năng của mình. Từ Hải dứt áo ra đi Thái độ, cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, không do dự, không để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước, thể hiện trong các từ ngữ “Quyết”, “Dứt”. Hình ảnh chim bằngẩn dụ tượng trưng về người anh hùng lý tưởng cao đẹp, hùng tráng, mang tầm vóc vũ trụ. Diễn tả tầm vóc, chí khí anh hùng của Từ Hải. Đây là người anh hùng mang tính lí tưởng mà Nguyễn Du ca ngợi và ước mơ. HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT 5’ TT: GV hướng dẫn học sinh tổng kết nội dung và ý nghĩa văn bản. GV: Nguyễn Du đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Ý nghĩa văn bản (HS Yếu – TB – Khá) HS trả lời HS đọc Tổng kết Nghệ thuật Khuynh hướng lý tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ; trong đó hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Ý nghĩa văn bản Thể hiện lý tưởng người anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lý của Nguyễn Du. Dặn dò (1’) Hướng dẫn tự học: Học thuộc lòng đoạn thơ. Anh hùng theo quan niệm xưa là người phi thường. Theo em ngôn từ và cách tả Từ Hải trong đoạn trích đã nêu lên nét phi thường như thế nào? Chuẩn bị bài mới: soạn bài “ Lập luận trong văn nghị luận” IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG. Bình Định, ngày tháng năm 2014 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

File đính kèm:

  • docxChí khí anh hùng.docx