Bài giảng Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân

• Đọc – hiểu chú thích

• Đọc:

• Tìm hiểu chú thích.

• Vài nét về tác giả , tác phẩm .

* Tác giả :

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ 1 .Câu 1 :Trong bài thơ Lượm , tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? a. Miêu tả , tự sự. B. Tự sự , biểu cảm. c. Biểu cảm d. Cả miêu tả ,tự sự và biểu cảm. 2. Câu 2 : Hình ảnh Lượm là một chú bé như thế nào ? Khoẻ mạnh , cứng cáp . B. hiền lành , dễ thương. C. Nhỏ bé , hoạt bát và hồn nhiên. D. Rắn rỏi, cương nghị . D C Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân Đọc – hiểu chú thích Đọc: Tìm hiểu chú thích. Vài nét về tác giả , tác phẩm . * Tác giả : Giọng vui tươi hồ hởi , nhấn giọng các tính từ, động từ , Các hình ảnh so sánh , ẩn dụ mới lạ đặc sắc. Cần ngừng nghỉ đúng chỗ để đàm bảo sự liền mạch. Tiết 101 : Cô Tô (Tiết 1) Nguyễn Tuân - Nguyễn Tuân (1910-1987), quê Hà Nội . - Vị trí trong nền văn học dân tộc: Ông là một nhà văn nổi tiếng. Sở trường về thể kí và tuỳ bút. - Phong cách viết văn: Luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. - Tác phẩm chính: Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương(1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Sông Đà (1960)… Tiết 101 : Cô Tô (Tiết 1) Nguyễn Tuân *Tác phẩm: - Nội dung:Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân đã thu nhận được trong một chuyến ra thăm đảo. - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần cuối của bài kí Cô Tô. b) Giải nghĩa từ khó: (sách giáo khoa) - Chú ý các chú thích :1,2,6,7,8,11,13 Tiết 101 : Cô Tô (Tiết 1) Nguyễn Tuân 3)Thể loại: - Thể kí: là thể văn tự sư viết về người thật, việc thật, có tính chất trung thành hiện thực đến mức cao nhất. 4)Phương thức biểu đạt: Miêu tả. 5)Cấu trúc văn bản: - Đoạn một (từ đầu …theo mùa sóng ở đây): toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đi qua. Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân 5)Cấu trúc văn bản: -Đoạn 1 (từ đầu …theo mùa sóng ở đây): toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đi qua. -Đoạn 2 (tiếp…là là nhịp cánh) :cảnh mặt trời mọc trên biển. -Đoạn 3 (còn lại) :cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô. -Phần 3 Nhỡn bức tranh, em hóy cho biết bức tranh minh hoạ cho phần nào trong ba phần của bố cục? Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân II)Đọc- hiểu văn bản. 1)Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua. Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân Đoạn văn : Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo , sáng sủa.Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt , nước biển lại nam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi , và cát lại vàng giòn hơn nữa. Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân II)Đọc- hiểu văn bản. 1)Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua. -Thời điểm quan sát : sau trận bão đi qua.(có dụng ý) -ấn tượng chung :trong trẻo , sáng sủa. Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân Đoạn văn : Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo , sáng sủa.Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt , nước biển lại nam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi , và cát lại vàng giòn hơn nữa. Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân II)Đọc- hiểu văn bản. 1)Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua. -Thời điểm quan sát : sau trận bão đi qua.(có dụng ý) -ấn tượng chung :trong trẻo , sáng sủa. -Các chi tiết : +Bầu trời : trong sáng . +Cây cối : lại thêm xanh mượt. +Nước biển : Lam biếc ,đậm đà hơn hết cả mọi khi. +Cát : lại vàng giòn hơn nữa . Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân II)Đọc- hiểu văn bản. 1)Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua. Sử dụng hàng loạt các tính từ tuyệt đối chỉ màu sắc và ánh sáng tạo nên những mảng màu tương phản , nổi bật và tươi sáng. - Tính từ : vàng giòn (hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác) Biện pháp nghệ thuật so sánh . Nghệ thuật điệp từ (lại) Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân Đoạn văn : Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khẻo anh em bộ binh và hảI quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy.Trèo lên nóc đồn , nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng , quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh Cô Tô. Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân II)Đọc- hiểu văn bản. 1)Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua. -Vị trí quan sát :trên nóc đồn biên phòng. Hướng quan sát :bốn phương tám hướng. Hành động quan sát : + trèo lên nóc đồn + quay gót 180 độ . Không gian rộng lớn , bao la thoáng đãng. Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân II)Đọc- hiểu văn bản. 1)Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão đi qua. Kết luận : -Bằng việc sử dụng hàng loạt các từ ngữ , hình ảnh gợi tả , gợi cảm , tinh tế và đặc sắc tác giả đã dựng nên một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng , tươi đẹp và phóng khoáng. -Thể hiện tình cảm yêu mến gắn bó máu thịt với hòn đảo. Tiết 101 : Cô Tô (tiết 1) Nguyễn Tuân III)Luyện tập . 1)Trong đoạn đầu văn bản tác giả chọn điểm quan sát từ đâu ? a. Nóc đồn Cô Tô. b. Trên dốc cao. c.Bên giếng nước ngọt ở đảo . d.Đầu mũi đảo 2)Cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão được miêu tả như thế nào ? a. Trong trẻo ,sáng sủa. b.Âm u. c.Biển đục ngầu. d.Buồn bã. a a

File đính kèm:

  • pptTiet 101 Co To(1).ppt
Giáo án liên quan