Bài giảng Ngữ văn lớp 12 tiết 19, 20: Tây tiến - Quang Dũng

Mục tiêu cần đạt:

-Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.

-Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn lớp 12 tiết 19, 20: Tây tiến - Quang Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“TÂY TIẾN” ( Quang Dũng )Tiết 19- 20: Đọc vănMục tiêu cần đạt:Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.I. Đọc tìm hiểu chung.1. Tiểu dẫn.a. Tác giả. - Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm ( 1921- 1988); quê ở Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây; xuất thân trong một gia đình Nho học.- Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc.- Quang Dũng có một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa nhất là khi viết về người lính.b. Bài thơ “ Tây Tiến”Tây Tiến là tên một đơn vị chủ lực, được thành lập đầu năm 1947. Đơn vị gồm những thanh niên Hà Nội lao động chân tay và giới trí thức, Quang Dũng cũng trong đoàn quân ấy.Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, kéo sang Sầm Nưa( Lào), về tới sông Mã Thanh Hoá. Quang Dũng và đồng độiHoàn cảnh và mục đích sáng tác.Năm 1948, đơn vị Tây Tiến giải thể, thành lập trung đoàn 52.Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ, Quang Dũng nhớ đồng đội cũ. Tại Phù Lưu Chanh, một làng thuộc tỉnh Hà Đông, Quang Dũng đã viết bài thơ này. Bài thơ có tiêu đề “ Nhớ Tây Tiến”. Năm 1975 khi cho in lại, Quang Dũng đặt tên cho bài thơ là “ Tây Tiến”.Bài thơ rút trong tập thơ “ Mây đầu ô”Bài thơ ghi lại những kỉ niệm một thời của người lính Tây Tiến; khắc hoạ hình tượng người lính; tình quân dân và cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.2. Văn bản* Đọc văn bản. Giọng hùng tráng và tình cảm, chậm và đanh xen với mềm mại, dịu dàng tùy theo từng đoạn từng câu. * Chủ đề: Bài thơ miêu tả nỗi nhớ da diết của tác giả về đồng đội trong những chặng đường hành quân chiến đấu gian khổ đầy thử thách hi sinh trên cái nền của thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ dữ dội. Đồng thời thể hiện những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến.* Bố cục của văn bảnĐoạn 1: Nỗi nhớ về cuộc hành quân gian khổ của người lính trên cái nền của thiên nhiên miền Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa dữ dằn.Đoan 2 : Nhớ lại đêm liên hoan đốt lửa trại, tình cảm quân dân trên cái nền thơ mộng của núi rừng.Đoạn 3 : Khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến, sự hi sinh mang đầy chất bi tráng và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến.Đoạn 4 : Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. II. Đọc hiểu văn bản.1. Đoạn 1( từ câu 1 đến câu 14)Trình bày những cảm nhận của em khi đọc xong đoạn một của bài thơ?Ấn tượng của em về hình ảnh dòng sông Mã trong bài thơ “ Tây Tiến”?SÔNG MÃ XA RỒI Hình ảnh dòng sông Mã:- Xuất hiện nhiều lần trong bài thơ Là điểm tựa cho sự phát triển cảm xúc của bài thơ. Dòng sông hùng tráng thơ mộng là biểu tượng cho sức mạnh của đoàn quân Tây Tiến trong những năm tháng gian khổ mà hào hùng.Con đường hành quân của người lính Tây TiếnCảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ hiểm trở. Đọc đoạn một của bài thơ, vẻ đẹp hùng vĩ hiểm trở của Tây Bắc hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh, câu thơ nào? Nêu cảm nhận của bản thân?* Cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở* Một vùng đất có những cái tên rất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, * Có dốc cao ngút trời, chạm mây, chạm trời( dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống).* Cảnh núi rừng đầy vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy nguy hiểm ( thác gầm thét, cọp trêu người).* Những câu thơ gân guốc, mạnh bạo, khoẻ khoắn, nhiều vần trắc, đối nhau.Chiều chiều oai linh thác gầm thét*Cảnh núi rừng Tây Bắc đẹp thơ mộng, diễm lệ, mờ ảo, ấm áp tình người.Những nét vẽ mềm mại, tinh tế, mơ màng :Màn sương mờ ảo ( sương lấp, hoa về, đêm hơi, chiều sương, nhà ai trong mưa).Những mùi vị, hương thơm ấm áp dịu ngọt thấm đẫm tình người ( cơm lên khói, thơm nếp xôi).- Câu thơ dùng nhiều thanh bằng đối lập với câu thơ tả cảnh tượng hiểm trở, hùng vĩ ở phần trên. Đọc đoạn thơ thứ nhất của bài thơ, theo em, câu thơ , hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Qua tả cảnh, tác giả thể hiện được điều gì về người lính Tây Tiến?Người lính phải chịu đựng vô vàn gian khổ. Đường hành quân đầy gian nan vất vả,sức khoẻ suy kiệt, có người phải buông súng giữa đường hành quân.Tâm hồn lãng mạn hào hoa, nét hồn nhiên tinh nghịch đậm chất lính tráng.Cảm nhận nét huyền ảo của núi rừng dọc đường hành quân. Cái nhìn trìu mến thân thương về nếp nhà ai yên ả mờ xa, gợi nhớ những gương mặt, sắc màu, hương vị của cuộc đời bình dị, quen thuộc, thanh bình.Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ?.Giọng thơ hồi tưởng làm cảnh và người hiện lên sống động chân thực.Bút pháp tài hoa độc đáo, cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ đạo chi phối việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh và cách diễn đạt trong đoạn thơ.Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình biểu cảm, “ thi trung hữu hoạ”Sự hoà phối thanh điệu( bằng- trắc) tạo tính nhạc cho lời thơ.2. Đoạn hai ( từ câu 15 đến câu 22) a. Cảnh đêm liên hoan đốt lửa trại.- Những từ ngữ gợi cảm: bừng lên, hội đuốc hoa, kìa em, xiêm áo, man điệu, nàng e ấp.. Cạnh nét phác hoạ gân guốc về một Tây Bắc hùng vĩ là những nét mềm mại về một Tây Bắc thơ mộng.-Cái thực và cái ảo đan cài, dệt nên đêm liên hoan lửa trại đầy cuốn hút chốn biên cương: + hội đuốc hoa +em xiêm áo +Khèn lên ..e ấp  Tình cảm gắn bó giữa bộ đội và nhân dân trong những lần dừng chân nghỉ lại giữa chặng đường hành quân - chiến đấuHình ảnh, âm thanh đẹp, chan hoà, tình tứ.Tình quân dân được thơ ca đương thời ca ngợi bằng những vần thơ:* “Anh về cối lại vang rừngChim ca reo núi gà mừng dưới sânAnh về sáo lại ái ânĐêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca”. ( Tố Hữu)*“ Các anh vềTưng bừng trước ngõLớp lớp đàn em hớn hở theo sauMẹ già bịn rịn áo nâuVui đàn con ở rừng sâu mới về” . ( Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông)b. Từ đêm lửa trại, nhà thơ đột ngột chuyển cảnh về một miền sông nước Tây Bắc đầy chất thơ : Châu mộc chiều sương hồn lau nẻo bến bờ dáng ngườiđộc mộc hoa đong đưaBằng bút pháp chấm phá tinh tế  cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc như được phủ lên một màn sương huyền thoại đầy chất hoạ và chất thơ. 3. Nhớ về đoàn quân Tây Tiến ( 8 câu tiếp ) Trên cái nền hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng Tây Bắc, người lính xuất hiện với một tầm vóc bi tráng khác thường : - Về diện mạo: + không mọc tóc + Quân xanh màu lá..  gợi tả sự tột cùng cơ cực, lại vừa lẫm liệt kiêu hùng ( dữ oai hùm) Ngôn ngữ tạo hìnhMột số bài thơ nói về cuộc sống khó khăn thiếu thốn của người lính “Giọt giọt mồ hôi rơiTrên má anh vàng nghệAnh vệ quốc quân ơiSao mà yêu anh thế” ( Tố Hữu).“ Họ vẫn gầy vẫn ốmMắt vẫn lõm, da vàngNhưng vẫn vui vẫn nhộnPháo cười luôn nổ ran” ( 1948, “Lên Cấm Sơn” - Thôi Hữu) - Về chí khí phảng phất chất anh hùng tráng sĩ của một thời xa xưa : “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”  Lý tưởng của thời đại “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” . - Về tâm hồn : hào hoa, lãng mạn với “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” . - Sự hy sinh của những người lính đau thương nhưng tôn nghiêm ,hùng tráng: + Áo bào thay chiếu/ cách dùng từ Hán Việt để nói đến sự hy sinh của đồng đội bằng một tình cảm yêu thương, tôn vinh, trân trọng.+ “Sông Mã gầm lên”/ sự hy sinh của người lính được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng – âm thanh của dòng sông như một khúc nhạc chiêu hồn tử sĩ dữ dội, bi hùng giữa thiên nhiên bát ngát.* Tóm lại, tám câu thơ là một nỗi nhớ da diết , sâu lắng của nhà thơ về chân dung của một đoàn quân Tây Tiến : gian khổ - đau thương nhưng hào hùng và lãng mạn, đậm chất anh hùng ca. 4. Lời thề son sắt : (4 câu cuối)+ Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ và kết lại như một nốt láy của nỗi nhớ - một điệp khúc nhớ thương của nhà thơ.+ Cách đối lập giữa khoảng cách của không gian với sự gắn bó khăng khít của lòng người (đường lên thăm thẳm><hồn về Sầm Nứa ).+ Âm điệu đoạn thơ vừa tha thiết vừa mạnh mẽ vang lên như lời thề khẳng định tình cảm- tấm lòng – ý chí của nhà thơ và cũng là của chiến sĩ Tây Tiến.III/ Tổng kết - Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng đã tạo nên tính sử thi của bài thơ.- Bài thơ như một bức tranh, một bản nhạc về khung cảnh hùng vĩ - mỹ lệ của núi rừng Tây Bắc.- Đồng thời bằng nỗi nhớ của mình, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài về hình ảnh của những người chiến sĩ một thời “Quyết tử cho Tổ quốc sinh”.

File đính kèm:

  • pptDoc van Tay Tien.ppt