Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Sóng - Xuân Quỳnh

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM

1. Tác giả

 - Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (6/10/1942 - 29/8/1988)

 - Quê: Hoài Đức- Hà Tây.

 - Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công.

 - Từ 1963 làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, uỷ viên BCH hội nhà văn Việt Nam(khoá III)

 - Xuân Quỳnh là cây bút tiêu biểu cho lứa tác giả trưởng thành từ những năm chống Mĩ.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Sóng - Xuân Quỳnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sóngXuân quỳnhI. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM1. Tác giả - Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (6/10/1942 - 29/8/1988) - Quê: Hoài Đức- Hà Tây. - Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công. - Từ 1963 làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, uỷ viên BCH hội nhà văn Việt Nam(khoá III) - Xuân Quỳnh là cây bút tiêu biểu cho lứa tác giả trưởng thành từ những năm chống Mĩ. - Tác phẩm chính: + Thơ: "Hoa dọc chiến hào" (1968). "Gió lào cát trắng" (1974). " Lời ru trên mặt đất" (1978). " Bầu trời trong quả trứng" (1982). " Tự hát" (1984). + Văn xuôi:" Chú gấu trong vòng đu quay" (1978) " Mùa xuân trên cánh đồng" (1981). - Thơ Xuân Quỳnh là thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. - Tình yêu là mảng thơ đặc sắc nhất tiêu biểu trong hồn thơ Xuân Quỳnh.2. Tác phẩm Trích trong tập "Hoa dọc chiến hào".II. PHÂN TÍCH1. Đặc điểm chung của bài thơ về nhịp điệu, âm hưởng, kết cấu của hình ảnh thơ. - Câu thơ 5 chữ hầu như không ngắt nhịp tạo nên âm hưởng triền miên da diết. - Âm hưởng bài thơ do kết cấu hài hoà giữa nhịp thơ và các thanh bằng - trắc tạo nên sự nhịp nhàng, dào dạt gợi hình tượng các con sóng liên tiếp nhau khi thì ào ạt, sôi nổi khi lại lắng vào dịu êm, lặng lẽ. - Nhịp điệu sóng (bên ngoài) thể hiện nhịp tâm hồn (bên trong) của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình mượn sóng để nói về tình yêu, về tâm trạng của mình. - Hình tượng trữ tình trong bài thơ: "Sóng" và "em". + "Em": Nhân vật trữ tình. + "Sóng": Hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu - Là một sự hoá thân của "em". Hai nhân vật ấy tuy hai là một nhưng + Có lúc "sóng" tách ra soi chiếu cho "em". + Có khi nhập vào làm một tạo nên sự cộng hưởng của tâm trạng. - Tâm trạng của người con gái đang yêu: + Soi mình vào sóng để thấy rõ mình hơn. + Nhờ sóng để bộc lộ tâm trạng (trạng thái xúc động), những khao khát mãnh liệt của mình.2. Phân tícha. Khổ 1,2 - Sóng trước hết là đối tượng để cảm nhận. - Xuân Quỳnh mượn "sóng"- Một hình ảnh đẹp tương xứng với tình yêu để thổ lộ nỗi niềm * Khổ 1. "Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể" - Khổ 1 mở đầu là phát hiện về tính chất sóng."Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽ" - Nghệ thuật đối lập: Dữ dội, ồn ào > Mãnh mẽ, cuồng nhiệt -> Sâu lắng, dịu dàng. Đó là bản tính của sóng. => Bản tính của sóng thật thất thường như tâm hồn người con gái đang yêu. Đây là hai câu thơ tự bạch, tự thú táo bạo mà êm đềm. + Táo bạo: vì nó quá mãnh liệt và chân thực. + Êm đềm: vì sau những dữ dội ồn ào tình yêu vẫn đổ về phía cuối câu thơ để lắng vào dịu êm, lặng lẽ -> Đó là cái dịu dàng con gái làm mát cả câu thơ. - Trước trạng thái đầy mâu thuẫn ấy sóng khao khát tự khám phá tự nhận thức. "Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể" => Nghệ thuật nhân hoá -> Nỗi trăn trở đã thổi hồn người vào sóng. - Sang khổ 2 tứ thơ chuyển từ sóng đến người vừa đột ngột, vừa dễ hiểu* Khổ 2 "Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ" -> Từ ngày xưa ngày nay tình yêu vẫn thế: liên tưởng thơ đã vươn tới cái muôn đời.* Sóng ở đây mãnh liệt mà đầy nữ tính, giàu trạng thái. + Có cái bồi hồi trẻ trung + Có cái dữ dội tương xứng với tình yêu + Nhưng có cái dịu dàng sâu lắng rất con gái. => Tác giả cảm nhận ra nó trên nhiều chiều đối lập đó là cách cảm nhận nồng nàn mà có chiều sâu trên cả hai bờ cảm xúc và nhận thứcb. Từ khổ 3 đến khổ 7 Sóng là đối tượng để suy tư Từ cái nền hoàng tráng của thiên nhiên "Trước muôn trùng sóng bể" -> Dòng suy tư cuộn lên như con sóng khôn cùng, những câu hỏi hoá thành cuộc đối thoại lớn với vũ trụ về tình yêu. "Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau" -> Xuân Quỳnh muốn đi tìm nguyên nhân, ngọn nguồn của tình yêu. Những câu hỏi không có lời đáp bởi thiên nhiên bí ẩn vẫn còn có lời đáp, vẫn có thể cắt nghĩa nhưng "làm sao cắt nghĩa được tình yêu" (Xuân Diệu). -> Bởi tình yêu cần có lí trí nhưng trước hết nó là câu chuyện của trái tim, nên không thể dùng lý trí tỉnh táo để lý giải được, không thể xác định được chính xác thời điểm bắt đầu một mối tình -> Chính vì sự bất lực của những câu trả lời khiến tình yêu càng thêm kỳ ảo. Đặc biệt là câu: "Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau" -> Nó như nỗi choáng váng của cô gái khi vừa chạm phải vừng chói chang của tình yêu. "Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức" -> Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ (da diết, khắc khoải, khôn nguôi) - Đoạn thơ có hai hình ảnh song song: + Sóng nhớ bờ cả ngày lẫn đêm. + Em nhớ anh cả lúc thức lẫn lúc ngủ. => Diễn tả tình yêu sâu sắc hơn "Cả trong mơ còn thức" - Khổ thơ tiếp theo không gian được mở ra "Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương" -> Hai chữ "xuôi", "ngược" thấp thỏm linh cảm tai hoạ trước cuộc đời. Vì thế câu thơ "Hướng về anh một phương" đã khẳng định cái bất biến của tình yêu đó là lòng chung thuỷ.c. Ba khổ thơ cuối Cao trào của bài thơ dồn thành khát vọng sóng. Khát vọng tìm được điểm tựa từ một niềm tin. " Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở" -> Tác giả đã mượn quy luật của sóng biển để nói về quy luật của cuộc đời. Dẫu thế nào thì tình yêu cũng vượt qua mọi trở ngại để tới đích "Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở" - Với niềm tin ấy, khát vọng của Xuân Quỳnh vừa mạnh mẽ vừa ấm áp. " Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ" -> Khát vọng hoá thân, phân thân vào sóng thật mãnh liệt. + Tan ra: Khát vọng đạt độ cháy bỏng. + Ngàn năm: Tình yêu có xu hướng vươn tới cái bất tử. => Đó là khát vọng lớn. Con sóng của Xuân Quỳnh giàu nữ tính ở chỗ nó đi tìm hạnh phúc không phải để hưởng thụ mà là dâng hiến. Hạnh phúc được dâng hiến là vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu.* Nhận xét: Sự phát triển của tứ thơ + Mở đầu: Sóng còn khoảng cách với con người + Giữa bài: Sóng có cái cớ để suy tư, song song với con người. + Kết bài: Người tan vào sóng, nhập vào sóng để đạt tới cao trào. => Khoảng cách ngày càng ngắn lại đến chỗ hoà nhập. Con sóng vỗ giữa biển đời (cuối bài thơ) làm ta chứa chan tình yêu cuộc sống.III. TỔNG KẾT Với sáng tạo độc đáo trong cấu tứ, hình ảnh, nhịp điệu, bài thơ thể hiện một tâm hồn phụ nữ luôn khát khao chân thành, nồng hậu, dám bày tỏ tình yêu tha thiết , mãnh liệt của mình.Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bểÔi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻTrước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, emEm nghĩ về biển lớnTừ nơi nào sóng lên?Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhauCon sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thứcDẫu xuôi về phương bắcDẫu ngược về phương namNơi nào em cũng nghĩHướng về anh – một phươngỞ ngoài kia đại dươngTrăm ngàn con sóng đóCon nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trởCuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn qua điNhư biển kia dẫu rộngMây vẫn bay về xaLàm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ

File đính kèm:

  • pptSong(5).ppt