Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Chí khí anh hùng

• I. VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH:

- Từ Hải đã đưa Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh, cùng nàng chung sống hạnh phúc.

- Nhưng với chí lớn của người anh hùng, Từ Hải đã quyết tâm ra đi, xây dựng sự nghiệp lớn.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Chí khí anh hùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍ KHÍ ANH HÙNG Từ Hải đã đưa Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh, cùng nàng chung sống hạnh phúc. Nhưng với chí lớn của người anh hùng, Từ Hải đã quyết tâm ra đi, xây dựng sự nghiệp lớn. I. VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH: II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢNTìm hiểu từ ngữ – khái niệm: Lòng bốn phương: chí nguyện lập công danh, sự nghiệp lớn. Tâm phúc tương tri: hiểu nhau sâu sắc, đây muốn nói Kiều hiểu chí khí anh hùng của Từ Hải. Mặt phi thường: người xuất chúng. Bốn bể không nhà: không chốn nương thân, không sự nghiệp công danh. 2. Đọc biểu cảm Đọc với giọng hào hứng, mạnh mẽ, riêng lời Kiều đọc với giọng nhẹ nhàng, trân trọng. 3. Hiểu văn bản Hình tượng Từ Hải: Từ “lòng bốn phương” có điểm gì tương đồng với hình ảnh trong câu thơ thứ ba? Theo em, cách miêu tả Từ Hải tương ứngvới không gian vũ trụ gợi nên phẩm chất gì của nhân vật này? Đó là con người có khát vọng mãnh liệt, muốn lập nên sự nghiệp lớn. Hình ảnh “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường” trong lời Từ Hải nói với Thuý Kiều gợi cho em suy nghĩ gì? Đó là con người rất mực tự tin vào tài năng của mình, chỉ với một thanh gươm yên ngựa, có thể xây dựng sự nghiệp muời vạn tinh binh. Đó là con người đầy quyết đoán, dứt khoát ra đi, không bận lòng, yếu đuối. Em nhận xét gì về những động từ Nguyễn Du đã dùng để miêu tả hành động ra đi của Từ Hải? Từ đó, nghĩ gì về hình tượng nhân vật này? Thảo luậnĐọc đoạn thơ sau miêu tả người chinh phu, so sánh sự giống và khác nhau giữa hai hình tượng. 2) Đọc đoạn thơ sau miêu tả Từ Hải, cho biết nét chung trong hình tượng Từ Hải trong Truyện Kiều. Em hãy tổng kết những suy nghĩ của mình về hình tượng nhân vật Từ Hải b) Thái độ của tác giả: Qua nghệ thuật miêu tả, em hãy cho biết thái độ của tác giả đối với nhân vật Từ Hải. Nguyễn Du đã gởi gắm lí tưởng anh hùng của mình vào nhân vật Từ Hải. Đó là ước mơ lãng mạn của đời ông, cũng là của những con người bị áp bức trong xã hội xưa. Qua nghệ thuật miêu tả nhân vật, có thể thấy thái độ trân trọng, khâm phục của Nguyễn Du dành cho Từ Hải. c) Nghệ thuật miêu tả: Có người cho rằng Từ Hải là hình tượng không thể có ngoài cuộc sống, em suy nghĩ như thế nào về lời nhận xét đó? Tác giả đã sử dụng bút pháp gì để miêu tả nhân vật? Nêu tác dụng của bút pháp đó. Từ Hảiù là hình tượng nhân vật được miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá (dùng nhiều ước lệ, cường điệu). Đó là con người mà chí khí và tài năng được đo bằng chiều kích vũ trụ. Bút pháp này phù hợp với ước mơ lãng mạn của Nguyễn Du gửi gắm vào nhân vật.III- KẾT LUẬN Qua hình tượng Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng, Nguyễn Du đã gởi gắm những mơ ước lãng mạn và quan niệm lí tưởng về người anh hùng có khí phách và phẩm chất phi thường. Câu hỏi trắc nghiệm 1Theo anh, chị những nhận xét nào sau đây phù hợp với hình tượng Từ Hải?A- Đó là một con người phi thường, dũng cảm.B- Đó là một con người vũ trụ, đầy tự tin. C- Đó là một con người phi thường, đầy khí phách. D- Đó là một con người có phẩm chất và chí khí phi thường. Câu hỏi trắc nghiệm 2 Điền những từ ngữ phù hợp trong phần khuyết nhằm diễn tả nội dung, nghệ thuật của đoạn trích: A- Người anh hùng đầy B- Đó là hình tượng con người. C- Tác giả thể hiện thái độ, ..D- Tác giả bộc lộ.. của mình về người anh hùng. DÀN BÀII _Vị trí đoạn trích II – Đọc hiểu văn bản 1_ Tìm hiểu từ ngữ 2_ Đọc văn bản 3_ Hiểu văn bản a_ Hình tượng Từ Hải b_Thái độ trân trọng, ca ngợi của tác giả: c_ Nghệ thuật miêu tả. III_ Kết luậnGHI NHỚ Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về các phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. Chân thành cảm ơn

File đính kèm:

  • pptnhungvjnh5.ppt