Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 59: Các tác dụng của ánh sáng

. Kiến thức.

- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này.

- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.

- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này.

2. Kỹ năng : Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn vật lý 9 - Tiết 59: Các tác dụng của ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :27/3/2012. Ngày giảng :29/3/2012. Tiết 59. các tác dụng của ánh sáng I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này. - Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này. - Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này. 2. Kỹ năng : Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen. 3. Thái độ : Có tính cẩn thận, hứng thú tìm hiểu về tác dụng của ánh sáng. II. Đồ dùng dạy học. GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 2 tấm kim loại (1 sơn trắng, 1sơn đen); 2 nhiệt kế; 1 bóng đèn 25W; 1 đồng hồ; 1 dụng cụ sử dụng Pin mặt trời. III. Phương pháp dạy học : Thực nghiệm, nêu vấn đề, đàm thoại, HĐ nhóm. IV. Tổ chức giờ học. * Kiểm tra. - Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức về khả năng tán xạ ánh sáng của vật. - Thời gian : 5 phút. - Cách tiến hành. + GV yêu cầu HS trả lời : Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. + HS trả lời theo chỉ định của GV. * Hoạt động 1. Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của ánh sáng. - Mục tiêu : Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này. - Thời gian : 20 phút. - Đồ dùng dạy học : 2 tấm kim loại (1 sơn trắng, 1sơn đen); 2 nhiệt kế; 1 bóng đèn 25W; 1 đồng hồ. - Cách tiến hành : Hoạt động nhóm, thực nghiệm, đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì ? - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời C1, C2. - Nhận xét sự đúng sai của các ví dụ mà HS nêu về tác dụng nhiệt của ánh sáng. - Hướng dẫn HS xây dựng khái niệm về tác dụng nhiệt của ánh sáng. Bước 2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen. - Tổ chức cho HS thảo luận về mục đích TN. - Hướng dẫn HS tìm hiểu dụng cụ TN và làm TN (lưu ý HS hai tấm kim loại phải được chiếu sáng như nhau với cả phần dây tóc của bóng đèn). * Kết luận. Nhận xét câu trả lời C3 của HS và hợp thức hoá kết luận. *Tích hợp : ánh sáng mang theo năng lượng, trong một năm nhiệt lượng mặt trời cung cấp cho trái đất lớn hơn tất cả các nguồng năng lương khác được con người sử dụng trong năm đó.Năng lương mặt trời được xem là vô tận và sạch. - Biện pháp BVMT : Tăng cường sử dụng lượng Mặt trời để sản xuất điện. - Cá nhân đọc thông tin SGK, trả lời C1, C2. - Phân tích sự trao đổi năng lượng trong tác dụng nhiệt của ánh sáng để phát biểu khái niệm về tác dụng này. - Nêu mục đích TN và tìm hiểu dụng cụ TN. - Tiến hành làm TN theo nhóm. - Ghi kết quả TN vào bảng 1. - Dựa vào kế quả TN để trả lời C3. - Phát biểu chung kết luận về tác dụng này. * Hoạt động 2. Tìm hiểu về tác dụng sinh học của ánh sáng. - Mục tiêu : Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này. - Thời gian : 6 phút. - Cách tiến hành : Nêu vấn đề, đàm thoại. - Yêu cầu HS đọc mục II – SGK và phát biểu tác dụng sinh học của ánh sáng. - Gọi vài HS trình bày câu trả lời C4, C5. - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời. * Kết luận. Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng sinh học của ánh sáng. *Tích hợp: Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, da tổng hợp được Vitamin D giúp tăng cường súc đề kháng cho cơ thể.Hiện nay tầng ôzon bị thủng nên tia tử ngoai bị lot xuống trái đất. Việc thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại có thể gây cháy bỏng da ung thư da. _Biện pháp BVMT Khi đi dưới nắng phải che chắn cở thể khỏi ánh nắng, khi tắm năng phải sử dung kem chống nắng.Cần tránh chống các t/nhân gây hại tầng ôzon như: thử tên lửa, phóng tàu vũ trụ, máy bay phản lục siêu thanh, và các chất thải. - Cá nhân đọc mục II – SGK. - Phát biểu về tác dụng sinh học của ánh sáng và ghi vào vở. - Trả lời C4, C5 và trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV. - Nhắc lại tác dụng sinh học của ánh sáng. * Hoạt động 3. Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng. - Mục tiêu : Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này. - Thời gian :10 phút. - Đồ dùng dạy học : Pin mặt trời. - Cách tiến hành: Trực quan,đàm thoại. Bước 1. Tìm hiểu pin mặt trời. - Yêu cầu HS đọc mục III – SGK. - GV nêu câu hỏi về Pin quang điện và tác dụng quang điện. - Nhận xét, đánh giá các câu trả lời C6, C7. Bước 2. Tác dụng quang điện của ánh sáng. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần II-3 SGK, trả lời : Thế nào là tác dụng quang điện của ánh sáng ? Vì sao pin mặt trời được gọi là pin quang điện ? - GV chuẩn hóa câu trả lời của HS. * Kết luận. Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng quang điện của ánh sáng. *Tích hợp: - Pin mặt trời biến đổi trục tiép quang năng thành điện năng. -Biện pháp BVMT Tăng cường sử dụng Pin mặt trời tại các vùng sa mạc, những nơi chưa có điều kiện sử dụng điện dưới quốc gia. - Đọc mục III – SGK và trả lời câu hỏi của GV. Trả lời C6, C7. - HS nghiên cứu thông tin phần II-3 SGK, trả lời câu hỏi của GV. - Nhắc lại tác dụng quang điện của ánh sáng. * Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và chỉ định HS phát biểu. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Trả lời C8, C9, C10 (SGK) và 56.1 – 56.4 (SBT). - Chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu Trong SGK.

File đính kèm:

  • doct59.doc
Giáo án liên quan