Bài giảng môn Văn 12: Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận

• Tác giả:(1919-2005)

- Tên thật làCù Huy Cận, quê Hương sơn,Hà Tĩnh.

- Trước CM tháng 8 là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.

- Tham gia CM từ năm 1942 và sau CMT8 ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ.

- Phong cách thơ của ông mang đậm chất triêt lý về nhân sinh và vũ trụ

- Tác phẩm tiêu biểu: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời

- Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 –năm1996.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Văn 12: Các vị La Hán chùa Tây Phương - Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG Huy cận GIỚI THIỆU:Tác giả:(1919-2005)Tên thật làCù Huy Cận, quê Hương sơn,Hà Tĩnh.Trước CM tháng 8 là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Tham gia CM từ năm 1942 và sau CMT8 ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ.Phong cách thơ của ông mang đậm chất triêt lý về nhân sinh và vũ trụTác phẩm tiêu biểu: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đờiGiải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 –năm1996.Hoàn cảnh sáng tác: Chùa Tây phương là một ngôi chùa cổ ở tỉnh Hà Tây nổi tiếng vì có 18 pho tượng gỗ- thường gọi là tượng La Hán- đặt ở hành lang chùa.Từ trước CMT8 Huy Cận đã có dịp ghé thăm chùa TP ở Hà Tây và ông rất băn khoăn về các pho tượng.Năm 1960 Huy Cận tìm thấy câu trả lời và sáng tác bài thơ này.Bài thơ được in trong tập” Bài thơ cuộc đời”-1963.Chân dung các pho tượng La Hán (8 khổ đầu)a.Khổ 1: Cảm hứng thơ xuất phát từ các pho tượng.“Lòng vấn vương”---->cảm thấy băn khoănVì:”Đây là xứ Phật” Mà:”Ai nấy mặt đau thương?” -----> mâu thuẫn khó giải thích. Đây là điều khiến nhà thơ trăn trở.PHÂN TÍCHBa khổ thơ đặc tả các vị La Hán: Vị thứ nhất: gầy guộc, khô héo, trầm tư, tĩnh tại -----> diễn tả sự bất động của cơ thể. Pho tượng thứ nhất như thu vào cái tĩnh.Vị thứ hai: thiên về động. Hình xác pho tượng như rung chuyển trong cơn động đất của ngôn từ: giương, nhíu xệch, nôỉ sóng, cong chua chát, héo, vặn, sôi----> diễn tả sự căng thẳng,dồn nén chứng tỏ đang đau khổ tột cùng.Ba khổ thơ đặc tả các vị La Hán: Vị thứ ba: rất lạ.Tư thế: thiền định,”chân tay co xếp”, như hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.“Đôi tai rộng dài” đang hướng về cuộc đời với thái độ cam phận chịu đựng như đón nhận, cảm thông những đau khổ của con người.TIỂU KẾTVới những từ ngữ gợi tả,nhà thơ đã khắc hoạ được cái thần của các pho tượng. Họ đang đau đớn quằn quại về thể xác lẫn tâm hồn.Nhà thơ dồn ngòi bút của mình để bao quát quần thể tượng:Từ ngữ :cuồn cuộn cháy, trăm vật vã, đổ cực tả những nỗi đau thương tột cùng trong bể khổ trầm luân của kiếp người.Dấu chấm câu diễn tả sự bế tắc:“Một câu hỏi lớn”---->khát vọng tìm lối.“Không lời đáp”----> bế tắc vô vọng. ----->Với sự liên tưởng độc đáo, hình ảnh các pho tượng La Hán chính là hình ảnh của những khổ đau dằn vặt của ngườixưa. Những nét chung của các pho tượng:Những suy tưởng về nhân sinh: Nhìn về quá khứ:Mượn lời đối thoại với người xưa,nhà thơ muốn cảm nhận về nội dung phản ảnh hiện thực thời đại qua các bức tượng.Những nghệ sĩ xưa sống trong thời đại có nhiều bất công, bị đè nén, áp bức.Họ cũng là những con người tài hoa, có tâm huyết với cuộc đời nhưng bế tắc. Điều kiện lịch sử khiến họ không tìm được lối thoát.Nhà thơ suy luận:Nỗi đau trần thế của các vị La Hán chính là nỗi đau của cha ông ta ngày xưa.----->Huy cận bộc lộ sự đồng cảm với thái độ cảm thông thật sự.Khẳng định bản chất nhân đạo của xã hội mới:“Xã hội đã lên đường”----> tín hiệu xanh, chấm dứt quá khứ đen tối. Cuộc sống hôm nay là phần tươi sáng, là câu trả lời lạc quan cho khát vọng của con người. Khẳng định: chỉ có thời đại mới với bản chất nhân đạo của nó và bằng thực tế đấu tranh của thế hệ sau mới có thể làm tươi lại cuộc đời.Chủ đề:Nhà thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ bế tắc của người xưa và khẳng định với bản chất nhân đạo thì xã hội mới có thể giải toả những đau khổ bế tắc của con người.Kết luận:Bài thơ thể hiện nghệ thuật điêu khắc bằng ngôn ngữ viết một cách độc đáo.Bài thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của tác giả về cuộc đời xưa và nay.Bài thơ giúp ta hiểu được tinh thần nhân đạo sâu sắc của nghệ thuật điêu khắc thế kỉ 18.

File đính kèm:

  • pptCac vi La Han chua Tay Phuong(4).ppt