Bài giảng môn Tiếng việt - Tuần 11 - Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ

I - Mục Tiêu :

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật

- Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của 2 ông cháu trong bài.Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II .Đồ dùng học tập:

Tranh minh hoạ bài đọc và chủ điểm giữ lấy màu xanh

III . Hoạt động dạy và học :

 

doc25 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Tiếng việt - Tuần 11 - Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009 Tập đọc chuyện một khu vườn nhỏ I - Mục Tiêu : - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật - Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của 2 ông cháu trong bài.Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. II .Đồ dùng học tập: Tranh minh hoạ bài đọc và chủ điểm giữ lấy màu xanh III . Hoạt động dạy và học : Dạy bài mới a .Giới thiệu bài : GVgiới thiệu tranh – giới thiệu chủ điểm-giới thiệu bài b. Bài mới : HĐ1 :Luyện đọc đúng -Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài -GV chia 3đoạn đoạn 1: câu đầu đoạn 1:không phải là vườn. đoạn 1 :còn lại -Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai -Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 -Luyện đọc theo cặp (lặp lại 2vòng , đổi đoạn cho nhau ) -GV đọc mẫu cả bài HĐ2:Tìm hiểu bài: đoạn 1 Câu 1 SGK ? đoạn 2 Câu 2SGK ? đoạn 3 Câu 3SGK ? Câu 4 SGK? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm -Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc -Thi đọc đoạn 2 -Luyện đọc theo nhóm - Gọi HS đọc bài -Em hãy nêu ý chính của bài ? Cả lớp đọc thầm theo Luyện đọc từ khó:khoái, cây quỳnh, ngọ nguậy, quấn, nhon hoắt, lựu, rỉa, Giải nghĩa từ khó:săm soi, cầu viện, ti gôn ,. HS hoạt động theo nhóm Cả lớp đọc thầm theo +..ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công. +..cây quỳnh: lá dày, giữ được nước ...cây hoa ti gôn :..thò những cái.. đuôi. cây hoa giấy:. cây đa Ân Độ +..Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn +..nơi đất tốt sẽ có chim về đậu .có người về để làm ăn “Cây quỳnh lá dày.. .không phải là vườn.” Lớp NX sửa sai ý 2 mục I IV - Củng cố dặn dò: -NX tiết học -Nhác nhở HS có ý thức làm đẹp môi trường sống xung quanh nhà mình. ----------------------------------------------- Toán Luyện tập I- Mục tiêu Giúp HS củng cố về : - Kĩ năng thực hiện tính cộng với các số thập phân. - Sử dụng các tính chất của phép cộng để tính theo cách thuận tiện. - So sánh các số thập phân. - Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau : Tính theo cách thuận tiện nhất : a) 45,09 + 56,73 +54,91+ 43,27 b)12,23 +24,47 + 31,18 +63,3+68,82 - GV nhận xét, cho điểm. B- Bài mới 1- Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, yêu cầu tiết học. 2 -Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - 1 HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân . - GV cho HS tự làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS và cho điểm. Bài 2 - Gọi1 HS đọc và xác định YC bài -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? -Để tính bằng cách thuận tiện em sử dụng T/C nào của phép cộng? - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV yêu cầu HS giải thích cách làm của mình - GV nhận xét và chữa bài cho HS . Bài 3 -Gọi hS đọc đề bài -1 HS nêu cách làm . - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh. - GV chữa bài và nhận xét Bài 4 - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán . - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải . - GV đi giúp những HS gặp khó khăn. - Chấm một số bài, gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm. C - Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung . -2 HS lên bảng làm bài - HS làm bài vào vở và nhận xét bài của bạn - Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện . -Sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng.. 2 HS lên bảng làm bài . HS cả lớp làm bài vào vở, - HS nhận xét bài làm của các bạn. - HS làm và giải thích . a)4,68+6,03+3,97 =4,68 +10 =14,68 -1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - 1 HS nêu cách làm bài trước lớp : Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm. - HS cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài . -4 HS lần lượt nêu trước lớp , HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến . Ví dụ : 3,6 +5,8 ... 8,9 3,6 +5,8 = 9,4 9,4 > 8,6 (vì phần nguyên 9 > 8) Vậy 3,6 + 5,8 > 8,9 - 1 HS đọc to, lớp đọc đề bài trong SGK. - HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài . ----------------------------------------------- Đạo đức Thực hành giữa học kì I I - Mục tiêu - Củng cố, hệ thống các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học. HS thấy vai trò , trách nhiệm với bản thân, với gia đình, cộng đồng. - Thực hành kĩ năng nhận xét , đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học. - Có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống có trách nhiệm vê hành động của mình ; biết ơn tổ tiên ; đoàn kết với bạn. III - Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 - Giới thiệu bài : Nêu MĐ,YC của tiết học. 2 - Hướng dẫn ôn tập a) Yêu cầu HS nhắc lại các bài đạo đức đã học từ tuần 1 đến tuần 10. b) GV cùng HS hệ thống các bài đã học . - GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng theo câu hỏi gợi mở : VD +Những chuẩn mực , hành vi đạo đức em nắm được qua bài học là gì ? Tên bài Chuẩn mực, hành vi đạo đức 1. Em là học sinh lớp 5 2.Có trách nhiệm về việc làm của mình 3. Có chí thì nên 4.Nhớ ơn tổ tiên. 5. Tình bạn HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập học tập. Biết cân nhắc trước khi làm việc gì đó ; làm việc gì sai biết nhận lỗi và sửa lỗi... Cần phải có ý chí trong cuộc sống . Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn... Con người ai cũng có tổ tiên, mỗi người phải bíêt ơn tổ tiên. Có những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên... Bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn , hoạn nạn . Biết đối xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. c) GV giúp HS : Tóm tắt những yêu cầu về ý thức đạo đức đối với bản thân qua bài 1, bài 2, bài 3. Củng cố mối quan hệ với gia đình qua bài 4. Quan hệ với nhà trường (Bài 5) - Nhắc nhở HS thực hiện tốt theo bài học. 3 - Thực hành - Yêu cầu HS nêu những việc làm em đã áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày theo các gợi ý : +Em hãy kể những việc em đã làm được trong thời gian qua để khẳng định vai trò là HS lớp 5. +Nêu ví dụ về việc em đã có trách nhiệm với việc làm của mình (ở trường, ở lớp, ở nhà) +kết quả của sự quyết tâm vượt khó của em ? Em cần làm gì tiếp theo ? +Nêu những việc em đã làm thể hiện lòng biết nơn tổ tiên. +Kể về tình bạn của em với bạn bè. - GV hướng dẫn lớp nhận xét, đánh giá. C- Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS thực hiện tốt những điều đã học. - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS nhắc lại nhắc lại các bài đạo đức đã học từ tuần 1 đến tuần 10 . - HS tiếp nối nhau trả lời. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS tiếp nối nhau nêu những việc làm em đã áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày - HS nhận xét, đánh giá những việc làm của bạn có đúng với thực tế không. -------------------------------------------- Mỹ thuật ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009 Chính tả Luật bảo vệ môi trường I- Mục tiêu - Nghe - viết chính xác một đoạn trong Luật Bảo vệ môi trường. - Ôn lại những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n / l. - HS có ý thức viết chữ đẹp, viết đúng từ ngữ chứa âm đầu n / l II- Đồ dùng dạy học - Thẻ chữ ghi các tiếng : lắm / năm; lấm / nấm ; lương / nương ; lửa / nửa - Bảng nhóm cho bài tập 3. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Bài mới 1 - Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học . 2- Hướng dẫn HS nghe- viết a) Trao đổi về nội dung bài viết. - Gọi HS đọc đoạn luật . - Hỏi : Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung gì b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết (Ví dụ : phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, ...) - Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả +Nhắc HS chỉ xuống dòng ở tên điều khoản và khái niệm "Hoạt động môi trường" đặt trong ngoặc kép. d)Soát lỗi , chấm bài : Chọn chấm 5- 7 bài. - Nhận xét lỗi chính tả, kĩ thuật . 3- Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 : GV cho HS làm phần a) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Tổ chức cho HS làm bài dưới dạng trò chơi. Hướng dẫn : Mỗi nhóm cử 3 HS tham gia thi . 1 HS đại diện lên bắt thăm. Nếu bắt thăm vào cặp từ nào, HS trong nhóm phải tìm từ ngữ có cặp từ đó . - Tổ chức cho 8 nhóm HS thi. Mỗi cặp từ 2 nhóm thi. - Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. Gọi HS bổ sung. - Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng . -YC HS viết vào vở Bài 3 : GV cho HS làm phần a) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Tổ chức cho HS tìm từ láy theo nhóm.Các Hs trong nhóm nối tiếp nhau lên bảng, mỗi HS viết 1 từ láy sau đó về chỗ cho Hs khác lên viết -Tổng kết cuộc thi - Nhận xét các từ đúng . B- Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được. - HS nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm -Điều 3, khoản 3 trong luật nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường . - HS nêu các từ khó::môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái.. - 1 HS đọc các từ và gọi HS lên viết trên bảng, HS khác viết vào giấy nháp . -HS viết theo GV đọc - HS đổi vở , soát lỗi . - 1HS đọc to cho cả lớp nghe. - Theo dõi GV hướng dẫn. - Thi tìm từ theo nhóm. - 4 HS nối tiếp nhau đọc . -HS viết vào vở - 1 HS đọc yêu cầu. - HS hoạt động theo nhóm 4 , tiếp nối nhau tìm từ. Ví dụ : na ná, nài nỉ, năn nỉ, nấn ná, nắn nót, nết na, năng nổ... ---------------------------------------------- Toán Trừ hai số thập phân I- Mục tiêu Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân . - áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan . II- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau : Điền dấu > , < , = thích hợp vào chỗ chấm : a) 12,34 + 23,41 ... 25,09 + 11,21 ; b) 38,56 + 24, 44 ... 42,78 + 20,22 ; B- Bài mới 1- Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2- Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai số thập phân. a) Ví dụ 1 - GV nêu bài toán. - GV hỏi : Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phải làm như thế nào ? Hãy đọc phép tính đó . - GV nêu : 4,29 - 1,84 chính là một phép trừ hai số thập phân . - GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách thực hiện 4,29m - 1,84m (Gợi ý : chuyển về phép trừ hai số tự nhiên bằng cách đổi các số đo từ đơn vị mét thành đơn vị xăng -ti -mét rồi tính) - Gọi HS nêu cách tính trước lớp. - GV nhận xét cách tính của HS, sau đó hỏi lại : Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu ? - GV nêu vấn đề rồi yêu cầu : Việc đặt tính và thực hiện phép từ hai số thập phân cũng tương tự như cách đặt tính và thực hiện phép cộng hai số thập phân. Các em hãy cùng đặt tính và thực hiện tính 4,29 - 1,84. - GV cho HS có cách tính đúng trình bày trước lớp . - GV hỏi : Cách đặt tính cho kết quả như thế nào so với cách đổi đơn vị thành xăng -ti -mét? - GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ : _ 429 _ 4,29 184 và 1,84 245 2,45 - GV hỏi tiếp : em có nhận xét gì về các dấu phảy của số bị trừ, số trừ và dấu phảy ở hiệu trong phép trừ hai số thập phân ? b) Ví dụ 2 - GV nêu ví dụ : Đặt tính rổi tính 45,8 - 19, 26 - GV hỏi :Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ so với số các chữ số ở phân thập phân của số bị trừ ? - GV : Hãy tìm cách làm cho các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ bằng số các chữ số phần thập phân của số trừ mà giá trị của số bị trừ không thay đổi . - GV nêu : Coi 45,8 là 45,80 em hãy đặt tính và thực hiện 45, 80 - 19,26 - GV yêu cầu HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện của mình . - GV nhận xét câu trả lời của HS . * Ghi nhớ. - GV hỏi : Qua hai ví dụ , bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân? - GV cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. - GV yêu cầu HS đọc lại phần chú ý . 3- Luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - GVyêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện tính của mình. - GV nhận xét . Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài . - GVgọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV nhận xét từng HS . Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GVyêu cầu HS tự làm bài. - GVchữa bài,cho HS nêu các cách làm khác nhau, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS. C- Củng cố - dặn dò - GV tổng kết tiết học - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét . - HS nghe và xác định ngiệm vụ của tiết học. - HS nghe và tự phân tích đề bài. - HS nêu : Lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB ; ... - HS trao đổi với nhau và tính. -1HS nêu cách tính trước lớp. - HS nêu : 4,29 - 1,84 = 2,45 - HS trao đổi theo cặp và cùng đặt tính và thực hiện phép tính . - 1 HS lên bảng vừa đặt tính vừa giải thích cách tính và thực hiện tính. - HS nêu : Kết quả phép trừ đều là 2,45m - HS so sánh và nêu ( giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ ; khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy . - HS nêu (dấu phảy của số bị trừ, số trừ và dấu phảy ở hiệu trong phép trừ hai số thập phân thẳng cột với nhau ) - HS nghe yêu cầu. - HS nêu (các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn so với số các chữ số ở phân thập phân của số bị trừ ) - HS nêu ( Ta viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số trừ ). - 1 HS lên bảng, HS cả lớp đặt tính và tính ra giấy nháp . - HS nêu , cả lớp theo dõi , nhận xét và thống nhất. - Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS nối tiếp nhau đọc. - HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK , 3 HS lên bảng làm bài . - 3 HS lần lượt nêu . - HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài . - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện phép tính. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS cả lớp làm bài , 1 HS lên bảng làm. ------------------------------------------------- Khoa học Ôn tập : Con người và sức khoẻ I- Mục tiêu - HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV / AIDS, hoặc tai nạn giao thông). - Có ý thức tuyên truyền , vận động và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II- Đồ dùng dạy học - Giấy vẽ, màu vẽ. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B- Bài mới 1- Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2- Thực hành vẽ tranh vận động Cách tiến hành : - GV cho HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo một trong các đề tài sau : 1)Vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện. 2)Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em. 3) Vận động nói không với ma tuý, rượu , bia, thuốc lá. 4) Vận động phòng tránh HIV / AIDS. 5)Vận động thực hiện an toàn giao thông. Bước 1 : Làm việc theo nhóm - GV gợi ý : Quan sát các hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình, từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ. - GV theo dõi hướng dẫn các nhóm, Bước 2 : Làm việc cả lớp. - Yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp. - Thành lập ban giám khảo để chấm tranh , lời tuyên truyền. - Trao giải cho HS theo từng đề tài. C- Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều mình đã học. - HS đặt giấy vẽ và dụng cụ vẽ theo nhóm. - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo một trong các đề tài GV đưa ra. - HS hoạt động theo nhóm 4. Quan sát các hình 2, 3trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình, chọn nội dung để vẽ tranh của nhóm mình . - Các nhóm vẽ xong, lên trình bày trước lớp về ý tưởng của nhóm mình. ----------------------------------------------- Luyện từ và câu Đại từ xưng hô I- Mục tiêu - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn ; bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn . - Có ý thức sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong đoạn văn hay trong lời nói hằng ngày. II - Đồ dùng dạy học - Bảng phụ cho bài tập 1; 2 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Bài mới 1- Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2- Phần nhận xét Bài 1 - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài. - GV lần lượt hỏi để HS phân tích VD : +Đoạn văn có những nhân vật nào ? +Các nhân vật làm gì ? +Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên ? +Những từ đó để làm gì ? +Những từ nào chỉ người nghe +Những từ nào chỉ người nói +Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới ? - GV kết luận : những từ in đậm trong đoạn văn trên chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp. - GV hỏi : Thế nào là đại từ xưng hô? Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc lại lời của cơm và Hơ Bia. - Theo em , cách xưng hô của mỗi nhân vật trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào ? - GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS . *Kết luận:Cách xưng hô của mỗi người thể hiện thái độ của người đó đối với người nghe hoặc đối tượng được nhắc đến.... Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp để hoàn thành bài . - Gọi HS phát biểu . - Nhận xét các cách xưng hô đúng . - GV kết luận : Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc , tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới . 3- Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ . 4- Luyện tập Bài 1 - GV đưa bảng phụ , gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo cặp . - GV gợi ý : +Đọc kĩ đoạn văn. +Gạch chân dưới các đại từ xưng hô +Đọc kĩ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy được thái độ, tình cảm của mỗi nhân vật . - Gọi HS phát biểu . GV gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn : ta, chú, em, tôi, anh . - Nhận xét, kết luận lời giải đúng . Bài 2 - GV đưa bảng phụ gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và trả lời : +Đoạn văn có những nhân vật nào ?( Bồ Chao, Tu Hú, các bạn của Bồ Chao, Bồ Các ) +Nội dung đoạn văn kể chuyện gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài tập. - GV đánh số thứ tự vào ô trống, gọi HS lên bảng ghi từ cần điền theo số thứ tự . - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng (1- Tôi ; 2- Tôi ; 3- Nó ; 4- Tôi ; 5- Nó ; 6- chúng ta ) - Gọi HS đọc đoạn văn đã điền đầy đủ . C- Củng cố - dặn dò - Gọi 1 HS nhắc lại phần Ghi nhớ . - GV nhận xét tiết học . - 1 HS đọc . Hơ Bia, cơm và thóc gạo) Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau . thóc gạo giận Hơ Bia, bỏ vào rừng thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm ?(chị, các người) ?( chúng tôi, ta) (chúng) - HS trả lời theo khả năng ghi nhớ. -1 HS đọc to, lớp theo dõi - 1 HS trả lời, HS khác, bổ sung và thống nhất : Cách xưng hô của cơm rất lịch sự. Cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người đối thoại . - 1 HS đọc . - HS trao đổi, thảo luận theo cặp , tìm từ . - Tiếp nối nhau phát biểu . - 3 HS tiếp nối nhau đọc, HS cả lớp đọc thầm . - 1 HS đọc . - HS trao đổi, làm bài theo định hướng của GV . - HS tiếp nối nhau phát biểu . - 1 HS đọc. - HS tiếp nối trả lời . - HS làm bài vào vở bài tập. 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ . - 1 HS đọc . --------------------------------------------------- Thể dục Động tác toàn thân Trò chơi "Chạy nhanh theo số" I-Mục tiêu -Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác. -Chơi trò chơi"Chạy nhanh theo số".Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động,nhiệt tình. II-Địa điểm, phương tiện -Trên sân trường, vệ sinh, an toàn nơi tập -GV chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. III-Hoạt động dạy học chủ yếu Nội dung Định lượng Phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện 1.Phần mở đầu -GV nhận lớp, phổ biến nhiêm. vụ, yêu cầu giờ học -Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. -Chơi trò chơi"Nhóm 3 nhóm 7" 2.Phần cơ bản -Chơi trò chơi"Chạy nhanh theo số" -Ôn 5 động tác thể dục đã học. -Thi đua giữa các tổ ôn 5 động tác thể dục đã học 3.Phần kết thúc -Hồi tĩnh -GV cùng HS hệ thống bài -GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học 6-10 phút 1-2 phút 1 phút 2-3 phút 18-22 phút 6-7 phút 10-12 phút 2-3 phút 4-6 phút 2-3 phút 2 phút 1-2 phút -Cán sự tập trung lớp, cho lớp chào, báo cáo. -GV điều khiển lớp thực hiện. -Cho HS chơi theo hình thức thi đua. -Cả lớp tập theo đội hình hàng ngang. -HS tập theo tổ -GV tổ chức cho các tổ thi đua. -GV cho HS chơi trò chơi "Chim bay, cò bay" ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2009 Tập đọc Tiếng vọng I- Mục tiêu- Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú sẻ nhỏ. - Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả : vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ . Hiểu được điều tác giả muốn nói : Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta . - Có ý thức bảo vệ những loài vật trong gia đình và xung quanh dù là những sinh linh bé nhỏ . II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . - Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc . III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn bài Chuyện một khu vườn nhỏ,trả lời câu hỏi : +Em thích nhất loài cây nào ở ban công nhà bé Thu ? Vì sao? +Nội dung chính của bài văn là gì ? B- Bài mới 1- Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh. - GV giới thiệu... 2- Hướng dẫn HS luyện đọc - Đọc toàn bài. - Cho HS đọc tiếp nối từng khổ của bài thơ (2 lượt) - GV nghe HS đọc kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . Chú ý cách ngắt câu : Đêm ấy / tôi nằm trong chăn / nghe cánh chim đập cửa. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài thơ . - GV đọc diễn cảm toàn bài. 3- Tìm hiểu bài - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK *Câu 1 : Yêu cầu HS nêu câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của HS. *Câu 2 : GV nêu câu hỏi - GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS (Tác giả ân hận vì một chút ích kỉ, một chút lười biếng, không muốn mình bị lạnh mà vô tình đã gây nên hậu quả đau lòng là cái chết của chú chim sẻ nhỏ .) *Câu 3 : Yêu cầu HS nêu câu hỏi. - GV nhấn mạnh : hình ảnh những quả trứng không có mẹ ấp ủ ... *Câu 4 : GV nêu câu hỏi. - GV gợi ý : Bài thơ có thể đặt tên là : +Cái chết của con chim sẻ nhỏ. +Sự ân hận muộn mằn. +Cánh chim đập cửa . +Kỉ niệm của tôi . - Bài thơ cho em biết điều gì ? GV hoàn thiện câu trả lời của HS (Bài thơ là tâm trạng day dứt, ân hận của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ .) 4- Luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu HS đọc tiếp nối toàn bài, nhắc HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1. +Treo bảng phụ có viết đoạn thơ. +Đọc diễn cảm đoạn thơ . +Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm HS C- Củng cố- dặn dò - Tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ ? - Nhận xét giờ học - Khuyến khích HS đọc thuộc lòng bài thơ. - 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời và trả lời các câu hỏi . - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV. - 1 HS đọc . - 2 HS đọc bài theo trình tự : +HS 1 : Khổ thơ đầu. +HS 2 : Khổ thơ cuối. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc . - HS đọc thầm khổ thơ 1 trả lời . - HS trả lời theo ý hiểu . - HS đọc thầm các câu thơ : "Nó để lại trong tổ những quả trứng ...;Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.'trả lời câu hỏi . - HS tiếp nối nhau trả lời . - HS nêu nội dung chính của bài thơ, HS khác nhận xét, bổ sung . - 2 HS nhắc lại nội dung chính . - 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn. HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 em nêu giọng đọc, các HS khác bổ sung. - Theo dõi GV đọc và tìm từ cần nhấn giọng. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - 3- 5 HS thi đọc diễn cảm. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. -------------------------------------------- Toán Luyện tập I- Mục tiêu Giúp HS : - Rèn kĩ năng trừ hai số thập phân . - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân. - Biết thực hiện trừ một số cho một tổng . II - Đồ dùng dạy học - Bảng phụ cho bài tập 4 . III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A - Kiểm tra bài cũ - Nêu Ghi nhớ về phép trừ hai số thập phân, lấy ví dụ về phép trừ hai số thập phân . B- Bài mới 1- Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2- Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài . - GV gọi HS nhận xét bài làm, sau đó yêu cầu HS nêu rõ cách tìm x. - GV nhận xét. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài . - GV yêu cầu HS tự làm

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan