Bài giảng môn ngữ văn - Tiết 78: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.

 1. Kiến thức: Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững kiến thức các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) để làm tốt bài kiểm tra một tiết tại lớp.

 2. Kĩ năng: Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, giúp HS có kĩ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng được kiến thức vào việc làm bài viết ngắn.

 

docx8 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn ngữ văn - Tiết 78: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 78 KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI Ngày soạn: 7.3. 2013 Ngày giảng: A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS. 1. Kiến thức: Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững kiến thức các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) để làm tốt bài kiểm tra một tiết tại lớp. 2. Kĩ năng: Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, giúp HS có kĩ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng được kiến thức vào việc làm bài viết ngắn. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thái độ yêu quý trẻ thơ, có suy nghĩ đúng đắn về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ để xây dựng đất nước hiện nay. B/ Chuẩn bị: GV: Ra đề bài, đáp án và photô đề kiểm tra đến từng HS. HS: Tự ôn tập theo hướng dẫn chuẩn bị ở nhà SGK tr. 203. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định T/C: 9a5: 9a8: 2. Bài cũ: Nhắc nhở HS làm bài nhiêm túc. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và ghi đề bài lên bảng MA TRẬN. Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đồng chí 1 câu- 0,5đ - 5% Nhớ năm sáng tác của bài thơ Câu 1 (0,5đ) 1 câu, 0,5 điểm, 5 % Bài thơ về tiểu đội xe không kính 1 câu- 0,5đ - 5% Biết giọng điệu chính của bài thơ Câu 2 (0,5 đ) 1 câu, 0,5 điểm, 5 % Đoàn thuyền đánh cá 1 câu- 0,5đ - 5% vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trong bài Câu 3 (0,5 đ) 1 câu, 0,5 điểm, 5 % Bếp lửa 1 câu- 1,5đ - 15% "Ngọn lửa" ở đây có ý nghĩa gì? Câu 3 (Phần II) (1,5 đ) 1 câu, 1,5 điểm, 15% Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 1 câu- 0,5đ - 5% Hiểu được nội dung của bài thơ Câu 4 (0,5 đ) 1 câu, 0,5 điểm, 5% Ánh trăng 1 câu- 3đ - 30% Chép theo trí nhơ 2 khổ thơ cuối Câu 2- ý 1 (phần II) (1,5đ) ý nghĩa hình ảnh vầng trăng Câu 2 -ý 2 ( (1,5đ) 1 câu, 3 điểm, 30% Làng 1 câu- 0,5đ - 5% Nhận biết thể loại của tác phẩm Câu 5 (0,5 đ) 1 câu, 0,5điểm, 5% Lặng lẽ Sa Pa 1 câu- 0,5đ - 5% phương thức biểu đạt chính của truyện Câu 6 (0,5 đ) 1 câu, 0,5điểm, 5% Chiếc lược ngà 1 câu- 2,5đ - 25% Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật Câu 1 (Phần II) (2,5đ) 1 câu, 2,5điểm, 25% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 4,5 câu 5,5 điểm 55% 3,5 câu 3 điểm 30% 1 câu 1,5 điểm 10đ 15% 9 câu 10 điểm 100 % §Ò bµi I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm): Chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau: Câu 1: Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác năm nào? A. 1947 B. 1948 C. 1950 D. 1952 Câu 2: Giọng điệu chính của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"- Phạm Tiến Duật là gì? A. Ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch B. Tự nhiên, thiết tha, gần gũi. C. Sinh động, nhẹ nhàng D. Sâu lắng, suy tư. Câu 3: Trong văn bản "Đoàn thuyền đánh cá ", Huy Cận đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào để làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên? A. Liên tưởng, ẩn dụ B. Ẩn dụ, phóng đại. C. Phóng đại, liên tưởng D. Nhân hóa, hoán dụ Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung của bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" ? A. Nói về công việc tỉa bắp của mẹ B. Thể hiện sự vất vả của mẹ C. Khuyên em bé ngủ ngon để mẹ tỉa bắp. D. Tình yêu thương và ước vọng của mẹ đối với con Câu 5: Văn bản "Làng"- Kim Lân thuộc thể loại nào? A. Hồi kí B. Truyện ngắn C. Tiểu thuyết D. Tùy bút. Câu 6: Phương thức biểu đạt chủ yếu trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long là: A. Kết hợp tự sự, trữ tình và bình luận. B. Kết hợp tự sự và miêu tả. C. Kết hợp miêu tả và biểu cảm. D. Kết hợp tự sự và biểu cảm. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1: Trình bày giá trị ND và NT của truyện “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng? (2,5đ) Câu 2: Chép thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài thơ “Ánh trăng” - Nguyễn Duy và cho biết hình ảnh vầng trăng trong bài mang những tầng ý nghĩa nào? (3đ) Câu 3: Trong khổ thơ: "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngon lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ( Bếp lửa- Bằng Việt) Em hãy cho biết vì sao tác giả dùng từ "ngọn lửa" ở hai câu cuối mà không nhắc lại "bếp lửa"? "Ngọn lửa" ở đây mang ý nghĩa gì? (1,5 đ) ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A C D B A II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm): Câu Nội dung trả lời Điểm 1 Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “Chiếc lược ngà”: - Giá trị nội dung: Truyện thể hiện cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. - Giá trị nghệ thuật: Truyện thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặt biệt là nhân vật bé Thu; Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ, lựa chọn ngôi kể phù hợp. 1 1,5 2 - HS chép đúng 2 khổ thơ cuối được 1,5 điểm ( sai 2->3 lỗi, trừ 0,25 điểm; sai 3->4 lỗi, trừ 0,5 điểm; sai 5->8 lỗi, trừ 1 điểm; sai trên 8 lỗi, không chấm điểm). - Hình ảnh vầng trăng trong bài mang những tầng ý nghĩa: + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ. + Trăng còn có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. 1,5 0,5 1 3 - Trong hai câu sau tác giả sử dụng từ "ngọn lửa" chứ không nhắc lại "bếp lửa" bởi hình ảnh bếp lửa đã được chuyển hóa thành sức mạnh tình cảm, tâm hồn của bà: bà không còn là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. - Ngọn lửa ở đây là ngọn lửa của niềm tin duy trì sự sống. 1 0,5 4. Củng cố: Kiểm tra lại bài làm trước khi nộp. 5. Dặn dò: Đối chiếu với bài làm - nội dung trả lời ở SGK và vở ghi của phần này. Chuẩn bị bài mới. D/ Rút kinh nghiệm: ................................................................................................

File đính kèm:

  • docxTiết 78 KIEM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI.docx
Giáo án liên quan