Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Học kì II: Vợ chồng A Phủ (trích – Tô Hoài)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc;

- Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.

2. Kĩ năng:

Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 

doc17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Học kì II: Vợ chồng A Phủ (trích – Tô Hoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II VỢ CHỒNG A PHỦ ( Trích – TÔ HOÀI ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc; - Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ. 2. Kĩ năng: Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 1. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước. b. Tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện Tây Bắc, giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tác phẩm gồm hai phần, đoạn trích trong SGK là phần một 2. Đọc – hiểu văn bản: a. Nội dung: - Nhân vật Mị: + Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống ( lời giới thiệu về Mị, công việc, không gian căn buồng của Mị,). + Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: Mùa xuân đến (thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu,), Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sồng dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận,) và muốn đi chơi (thắp đèn, quấn tóc,). Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “như không biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn theo tiếng sáo. + Sức phản kháng mạnh mẽ: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vô cảm”. Nhưng khi nhìn thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt, đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. - Nhân vật A Phủ: + Số phận éo le, là nạn nhân ủa hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ). + Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu lao động; có sức sống tiềm tàng mãnh liệt § Giá trị của tác phẩm: Ÿ Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi. Ÿ Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai thống trị; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc; b. Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm tư,). - Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi. - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ, c. Ý nghĩa văn bản Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ. 3. Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc trọn vẹn Vợ chồng A Phủ và tóm tắt tác phẩm. - Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong “đêm tình mùa xuân” và đêm cởi trói cứu A Phủ./. ♥♥♥&♥♥♥ VỢ NHẶT (Trích – KIM LÂN) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những người nghèo khổ khi cận kề cái chết. - Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm khao khát HP gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết. - Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. 2. Kĩ năng Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại. III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả Kim Lân (1920 - 2007): thành công về đề tài nông thôn và người nông dân; có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này. b) Tác phẩm Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí, 1962) được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung * Nhân vật Tràng: + Là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ); + Luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà. + Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy dủ (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp). * Người “vợ nhặt”: + Là nạn nhân của nạn đói. + Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. + Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm. + “Thị” là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình. * Bà cụ Tứ: + Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; + Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; + Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. * Ba nhân vật: - Có niềm khát khao sống và hạnh phúc - Niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. à Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”. * Giá trị hiện thực - Tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói. - Bức tranh toàn cảnh về nạn đói: + Số phận con người trên bờ vực thẳm của nạn đói + Một hiện thực chưa rõ nét hiện ra cuối chuyện trong ý nghĩ của Tràng nhưng cũng là ước mơ của Tràng. * Giá trị nhân đạo: - Xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói - Qua đó tố cáo tội ác của thực dân phát xít đối với nhân dân ta. - Khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người. - Thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá vào lòng nhân hậu của con người. b) Nghệ thuật - Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. - Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế. - Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. c) Ý nghĩa văn bản Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 3. Hướng dẫn tự học - Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. - Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. - Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm./. ♫♫♫&♫♫♫ RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù. - Thấy được chất sử thi, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó ra đời và trong thời đại ngày nay. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Hình tượng rừng xà nu – biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt. - Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: dùng bạo lực CM để chống lại bạo lực phản CM, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. - Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả: Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. b) Tác phẩm: Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội giải phóng Trung Trung Bộ (Số 2-1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Hình tượng cây xà nu: + Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man. + Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh CM. Vẻ đẹp , những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nu là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung. - Hình tượng nhân vật Tnú: + Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí; + Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM; + Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng. + Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của Tnú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. - Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú; sự hi sinh của những con người như Tnú góp phần là cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi. b) Nghệ thuật - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật. - Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu(cụ Mết; Tnú, Dít...) - Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu - một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc -tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. - Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm, c) Ý nghĩa văn bản - Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GP dân tộc; - Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. 3. Hướng dẫn tự học - Tóm tắt truyện Rừng xà nu và giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. - Phân tích các nhân vật: cụ Mết; Dít; Heng./. ĐỌC THÊM BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ (SƠN NAM) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua hình ảnh ông Năm Hên có tài, mưu trí, dũng cảm bắt cá sấu trừ họa cho mọi người và lòng ngưỡng mộ của mọi người đối với ông; - Thấy được lối kể chuyện ngắn gọn, đậm chất huyền thoại. Ngôn ngữ văn xuôi mang màu sắc Nam Bộ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Nhân vật ông Năm Hên ngay thẳng, chất phác, thuần hậu, mưu trí, dũng cảm, có tài bắt sấu trừ họa cho mọi người. - Ngôn ngữ văn xuôi đậm chất Nam Bộ, lối kể chuyện ngắn gọn mang màu sắc huyền thoại. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Vài nét về tác giả và tác phẩm (SGK). 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Tài năng và lòng dũng cảm của ông Năm Hên: ông Năm Hên tự tìm đến ngọn rạch Cái Tàu. Ông là người nông dân nghèo, sống chất phác, thuần hậu, ngay thẳng, không lợi dụng tài bắt sấu của mình để kiếm tiền. Ông bắt cá sấu để trừ họa cho mọi người. - Sự ngưỡng mộ của mọi người đối với ông Năm Hên: mọi người trong làng hết lòng ngưỡng mộ ông Năm Hên. Ông đã cứu dân làng khỏi tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. b) Nghệ thuật Lối kể chuyện ngắn gọn, mang màu sắc huyền thoại, ngôn ngữ văn xuôi đậm sắc thái Nam Bộ. c) Ý nghĩa văn bản Truyện giúp người đọc nhận thức trước hiểm họa phải có lòng dũng cảm, mưu trí để vượt qua. Sức mạnh của con người phải xuất phát từ lòng yêu thương con người. 3. Hướng dẫn tự học Phân tích nhân vật ông Năm Hên. ——&–– NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (NGUYỄN THI) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước; - Thấy được một số đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt nhất là Chiến và Việt. - Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ. 2. Kĩ năng Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả Nguyễn Đình Thi (1928 – 1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kí chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của người dân Nam Bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. b) Tác phẩm Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Nhân vật chính: + Việt: + Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên (không sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,); + Có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. + Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng cảm) - Chiến: + Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. + Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ Miền Nam thời kì chống Mỹ-cứu nước. b) Nghệ thuật - Tình huống truyện: Việt-một chiến sĩ Quân giải phóng-bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch(lúc tỉnh), khi gián đoạn(lúc ngất) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. - Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ. - Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh c) Ý nghĩa văn bản Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ-cứu nước. 3. Hướng dẫn tự học -Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Những đứa con trong gia đình. - So sánh hai nhân vật Việt và Chiến./. ——&–– CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống; - Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện được một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. - Tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba. 2. Kĩ năng Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930-1989): trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng(Nguyên Ngọc)của VHVN thời kì đổi mới. b) Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: + Một cảnh đắt trời cho là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vàoVới người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng chân lí của sự hoàn thiện, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc. - Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn, dữ dằn), phi nhân tính (người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha,) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng ngơ ngác không tin vào mắt mình. è Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong. - Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: + Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ + Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu: + Về người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời; có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị (bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí, nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ). è Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. - Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”: + Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy: “Hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời). - Ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời. b) Nghệ thuật - Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. - Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục. - Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. c) Ý nghĩa văn bản Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó. 3. Hướng dẫn tự học - Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. - Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm. ——&–– ĐỌC THÊM MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN (Trích - MA VĂN KHÁNG) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được không khí ngày Tết mang truyền thống văn hóa của dân tộc và những tác động của nền kinh tế thị trường đối với con người; - Thấy được nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Không khí ngày Tết cổ truyền trong gia đình ông Bằng. - Những nét tính cách đối lập. - Nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí nhân vật. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung Vài nét về tác giả Ma Văn Kháng và đoạn trích (SGK). 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Không khí ngày Tết: những chi tiết về mâm cỗ cúng tất niên tái hiện không khí Tết cổ truyền mang đậm bản sắc VN. Chị Hoài – vốn là con dâu trưởng của cụ Bằng, nay đã lấy chồng, có con – vẫn nhớ lên chúc Tết gia đình. Đặc biệt, cử chỉ và lời khấn của ông Bằng cho thấy sự thiêng liêng của đời sống tâm linh, tình cảm con người. - Những tính cách đối lập: + Lí đã từng chấp nhận hi sinh, nay lại rơi vào vòng xoáy của đồng tiền. + Đông đã từng là anh hùng bây giờ trở thành người thừa. + Cừ đã từng là bộ đội bây giờ bỏ trốn ra nước ngoài. Kinh tế thị trường đã tác động tới mọi người, mọi ngõ ngách của cuộc sống. b) Nghệ thuật Cách kể chuyện tự nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sâu sắc. c) Ý nghĩa văn bản Qua đoạn trích người đọc cảm nhận được những nét đẹp của truyền thống văn hóa DT, để không đánh mất chính mình trước sự tác động của nền kinh tế thị trường. 3. Hướng dẫn tự học Cảm nhận của anh (chị) về không khí ngày tết trong gia đình ông Bằng qua đoạn trích. ——&–– ĐỌC THÊM MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (NGUYỄN KHẢI) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người HN qua nhân vật bà Hiền; - Cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, giọng văn đượm chất triết lí. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Nếp sống văn hóa và phẩm chất tốt đẹp của người HN qua nhân vật bà Hiền. - Niềm tin vào con người và mảnh đất HN. - Nghệ thuật lựa chọn tình tiết, xây dựng tính cách nhân vật, giọng văn đượm chất triết lí. 2. Kĩ năng Đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung Vài nét về tác giả, hoàn cảnh và mục đích sáng tác Một người Hà Nội (SGK). 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung Tư tưởng chủ đề của tác phẩm được thể hiện chủ yếu qua nhân vật bà Hiền, một người HN tiêu biểu. - Chú ý các chi tiết: nếp sống có chiều sâu văn hóa; quan điểm về hôn nhân, về chuyện sinh con; cách quản lí gia đình, dạy dỗ con cái; sự lịch lãm, khôn khéo trong cách ứng xử;... - Những chiêm nghiệm về lẽ đời: chú ý lời nhận xét của bà Hiền về Chính phủ, chuyện bán nhà, ngăn chồng mở xương in,...Tất cả cho thấy bà Hiền hiểu lẽ đời, có đầu óc thực tế,có bản lĩnh, dám nói thẳng, nói thật. - Bà Hiền là người đặc biệt đề cao lòng tự trọng: bà bằng lòng cho người con trai đầu lòng đi bộ đội vì “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, sẵn sàng chấp nhận khi người con trai thứ hai muốn tiếp bước anh vì “ngăn nó tức là bảo nó tìm đường sống để cho các bạn nó phải chết, cũng là cách giết chết nó”. - Bà Hiền cũng là người biết sống hòa đồng với những người xung quanh, với đời sống của DT, của ĐN. Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn thể hiện niềm tin đối với con người và mảnh đất HN. Cây si đổ, người ta tìm mọi cách nâng dậy và làm cho cây si sống lại.Vẻ đẹp của HN còn đó, không thể mất – một HN với truyền thống văn hiến rạng rỡ ngàn năm. Đặc biệt, sự so sánh bà nhân vật bà Hiền với “những hạt bụi vàng” góp phần “làm cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” cho thấy sự trân trọng, ngợi ca của Nguyễn Khải đối với nhân vật này. b) Nghệ thuật Ngôi kể theo kiểu nhân vật hóa, quan sát tinh tế, triết luận sâu sắc; cái nhìn đằm thắm, nhân hậu. c) Ý nghĩa văn bản Cuộc sống mỗi ngày được nâng cao về vật chất, đòi hỏi con người phải có lòng tự trọng, biết giữ gìn nếp sống văn hóa tốt đẹp của ông cha. Mỗi người hãy góp phần phát huy, giữ gìn truyền thống, vẻ đẹp của văn hóa dân tộc. 3. Hướng dẫn tự học Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền. ——&–– THUỐC (LỖ TẤN) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

File đính kèm:

  • docHOC KI II.doc