Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tràng giang

I- TÌM HIỂU CHUNG:

 1. Tác giả Cù Huy Cận (1919 – 2005)

Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo

Quê hương: Hương Sơn – Hà Tĩnh

Sớm có năng khiếu thơ (1932 – 1933) & trở thành nhà thơ nổi tiếng ở tuổi 20

Sớm giác ngộ cách mạng từ tuổi sinh viên (1942), sớm thành đạt & giữ nhiều trọng trách lớn trong bộ máy nhà nước

Được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ thế giới , được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VH & NT năm 1996

 HC vừa là một nhà thơ tài ba, vừa là một nhà hoạt động xã hội, văn hoá có uy tín lớn

 

ppt11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tràng giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tràng giang Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài HUY CẬN NỘI DUNG BÀI MỚI  TÌM HIỂU CHUNG  ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN  KẾT LUẬN I- TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả Cù Huy Cận (1919 – 2005) Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo Quê hương: Hương Sơn – Hà Tĩnh Sớm có năng khiếu thơ (1932 – 1933) & trở thành nhà thơ nổi tiếng ở tuổi 20Sớm giác ngộ cách mạng từ tuổi sinh viên (1942), sớm thành đạt & giữ nhiều trọng trách lớn trong bộ máy nhà nước Được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ thế giới , được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VH & NT năm 1996  HC vừa là một nhà thơ tài ba, vừa là một nhà hoạt động xã hội, văn hoá có uy tín lớn2. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác:  Lúc đầu có tên là: Chiều thu trên sông. Trích tập Lửa thiêng (1940)  Chiều thu tháng 10/1939, trên bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, tác nghĩ về kiếp người nhỏ bé lạc lỏng bơ vơ, trôi nổi trong dòng đời vô định Cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiuĐâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. 1. Nhan đề và lời đề từNhan đề : + Chiều trên sông -> cụ thể, bình thường, không gây ấn tượng + Tràng giang : -> khái quát, trang trọng, vừa mang vẻ cổ điển vừa hiện đại, lan toả, âm vang.Lời đề từ : gợi lên một không gian bao la, rợn ngợp, một dòng sông dài rộng mênh mang, một nỗi niềm bâng khuâng xúc cảm. 2. Khổ thơ 1. Hình ảnh : + Sóng gợn : nhẹ nhàng, lan toả + Tràng giang : sông rộng, dài, lớn + Thuyền về nước lại : buồn, chia ly, xa cách+ Củi lạc mấy dòng : trôi nổi, chia lìa trống vắng Cảnh cô đơn, buồn vắng vô tận, nỗi buồn như thấm vào tận thịt da con người.3. Khổ thơ thứ 2- Hình ảnh : + Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu + Làng xa, vãn chợ chiều+ Bến cô liêu Không gian buồn vắng. Nghệ thuật dùng từ láy gợi sự hắt hiu, thê thảm Không một âm thanh, không một tiếng động, có vẳng hơi tiếng con người ở một phiên chợ chiều đã vãn nhưng mơ hồ - càng gợi sự tàn tạ, vắng vẻ, cô đơn.Không gian hai chiều : + Nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót + Sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu Nghệ thuật đối, sự đối lập giữa con người nhỏ bé với vũ trụ bao la. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc cổ điển.4. Khổ thơ thứ 3.Cảnh cô đơn, buồn, trống vắng được nhấn mạnh thêm bởi hai lần phủ định.+ Không đò+ Không cầu => Không một bóng người, không sự giao lưu+ Bèo dạt : hình ảnh chia lìa, tan tác Gợi hình ảnh con người mất quyền lợi, mất tự do, mất chủ quyền,kiếp sống lưu lạc, thân phận bọt bèo, vô nghĩa, cô đơn trước đất trời5. Khổ thơ thứ 4.- Hình ảnh thơ : lớp lớp, đùn, chim nghiêng, chiều sa=> Cảnh hoàng hôn u ám, nặng nề, tưởng chừng như đặc quánh lạiDợn dợn : gợi cảm giác bên trong, buồn vô hạn, nỗi buồn nhớ quê hương - Không khói nhớ nhà : nét cổ điển mà hiện đại trong thơ Huy Cận. Nỗi nhớ da diết của một cái tôi lãng mạn. Đó chính là lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận trước cảnh ngộ đất nước mất chủ quyền. 6. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơThể thơ thất ngôn, tả cảnh ngụ tình.Sử dụng nhiều từ Hán Việt, thi liệutruyền thống.Mang dáng dấp Đường thi ở sự hàm súc, cô đọng, tao nhã, sâu sắc, khái quát.Hình ảnh ước lệ, tượng trưng.Nỗi buồn cô đơn nhưng mang cảm xúc bâng khuângman mác nỗi buồnthời đại.- Cảnh quen thuộc, gần gũi.Trực tiếp bộc lộ cái tôi côĐơn trước vũ trụ, lòng yêuquê hương đất nước thầm kín.Hình ảnh gần gũi, chân thực.Yếu tố cổ điểnYếu tố hiện đaịIII- TỔNG KẾT Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

File đính kèm:

  • pptTrang giang chuan.ppt