Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 53- 54 - Đọc văn: Chí Phèo ( Nam Cao)

1.Nhan đề của tác phẩm :

Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn.Đặt tên cho “đứa con tinh thần” của mình, nhà văn luôn kín đáo thể hiện những dụng ý nghệ thuật nhất định.

 Em hãy cho biết những tên gọi khác nhau của tác phẩm “Chí Phèo” và lý giải vì sao Nam Cao không giữ tên gọi ban đầu hay sử dụng cách đặt nhan của nhà xuất bản cho tác phẩm?

 

ppt52 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 53- 54 - Đọc văn: Chí Phèo ( Nam Cao), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53- 54- Đọc vănChí Phèo ( Nam Cao)1.Nhan đề của tác phẩm :Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn.Đặt tên cho “đứa con tinh thần” của mình, nhà văn luôn kín đáo thể hiện những dụng ý nghệ thuật nhất định. Em hãy cho biết những tên gọi khác nhau của tác phẩm “Chí Phèo” và lý giải vì sao Nam Cao không giữ tên gọi ban đầu hay sử dụng cách đặt nhan của nhà xuất bản cho tác phẩm? A/ Tìm hiểu chung -Nhan đề đầu tiên của truyện là “Cái lò gạch cũ”. Nhưng khi in thành sách, nhà xuất bản tự ý đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Năm 1946, khi in lại trong tập “Luống cày”, Nam Cao đặt lại tên cho tác phẩm là “Chí Phèo”. + Cái “Lò gạch cũ” là chi tiết nghệ thuật xuất hiện ở phần đầu truyện gắn với sự ra đời của Chí Phèo và trở lại ở phần cuối qua hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và nghĩ đến lò gạch bỏ không.  Đặt tên truyện là “Cái lò gạch cũ”, phải chăng tác giả muốn nói đến sự luẩn quẩn, bế tắc trong cuộc đời, số phận của người nông dân bị tha hóa trước Cách mạng Tháng Tám. Nhan đề này phù hợp với nội dung của tác phẩm nhưng thiên về cái nhìn hiện thực, ảm đạm, bi quan của nhà văn về cuộc sống và tiền đồ của người nông dân .Đồng thời , ý nghĩa của tiêu đề này dễ làm độc giả hiểu rằng : quá trình tha hóa là mạch vận động chính của tác phẩm, chứ không phải là quá trình hồi sinh của Chí. Trên thực tế, Nam Cao đã dành tất cả tài năng , tâm huyết và bút lực của mình để miêu tả chặng đường thức tỉnh, hòa lương của Chí tư tưởng nhân đạo sâu sắc.Hình ảnh “Cái lò gạch cũ” ( Ảnh chụp có tính minh họa) Caùi loø gaïch hieän nay ôû Ñaïi Hoøang+ “Đôi lứa xứng đôi” là nhan đề do nhà xuất bản đặt dựa vào mối tình giữa Chí Phèo- “ con quỷ dữ của làng Vũ Đại” với Thị Nở - người đàn bà “xấu ma chê quỷ hờn”. Tiêu đề này , mang tính giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng bấy giờ, hòa toàn nhằm vào mục đích thương mại mà không gắn với tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tượng gốm “ Chí Phèo- Thị Nở”Bìa truyện “Chí Phèo” + Nam Cao quyết định đổi tên truyện thành “ Chí Phèo” bằng cách lấy tên nhân vật chính. Cách đặt tiêu đề này phổ biến trong nhiều tác phẩm của ông, nhằm khái quát một cách súc tích và cũng đầy đủ nhất về tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. 2. Tóm tắt tác phẩm : Hai cáchtóm tắtTóm tắt theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo: + Lai lịch. +Trước khi bị đi ở tù. + Sau khi ra tù. +Gặp Thị Nở và bị Thị Nở cự tuyệt. + Đâm chết Bá Kiến và tự sátTóm tắt theo bố cục 4 đoạn: - Đoạn 1: Chí phèo say và chửi. -Đọan 2: Chí Phèo sau khi ra tù và trở thành quỷ dữ- tay sai của Bá Kiến. -Đoạn 3: Gặp Thị Nở và thức tỉnh; bị Thị Nở từ chối bi kịch. -Đoạn cuối: Chí Phèo chết, Thị Nở nghĩ đến lò gạch bỏ hoang.3. Chủ đề tác phẩm: Qua số phận và cuộc đời của của Chí Phèo, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay cả khi khi bị biến thành quỷ dữ. I/ Hình ảnh làng Vũ Đại : B/ ĐỌC HIỂU*Hình ảnh làng Vũ Đại hiện lên trong tác phẩm như thế nào?*Qua những chi tiết đó, em nêu cảm nhận của mình về cuộc sống ở làng Vũ Đại?*Theo em, miêu tả hình ảnh làng Vũ Đai như vậy nhà văn có dụng ý gì ? -Toàn bộ câu chuyện “ Chí Phèo” diễn ta ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của tác phẩm : + Làng này “không quá hai nghìn dân, xa phủ, xa tỉnh”. + Đứng đầu làng là Bá Kiến – “tiên chỉ”, “ bốn đời làm tổng lý”, uy thế nghiêng trời. + Tiếp đến, là đám cường hào ác bá ( đội Tảo, Tư Đạm, bát Tùng), kết bè đảng để xâu xé dân lành. + Sau đó, là những người nông dân thấp cổ , bé họng, suốt đời bị đè nén, áp bức. + Cuối cùng là hạng người “dưới đáy” xã hội, sống tăm tối như súc vật ( Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo) Có thể nói: đây là nơi “quần ngư tranh thực” ở nông thôn quê hương nhà văn và cũng chính là không gian của tác phẩm. Như vậy, Chỉ qua một số chi tiết được chọn lọc kỹ lưỡng, được sắp đặt rải rác có phần ngẫu nhiên Nam Cao có thể dựng nên một làng Vũ Đại sống động, ngột ngạt, đen tối. Đồng thời , nhà văn cũng làm nổi bật mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.II/ Hình tượng nhân vật Chí Phèo: 1/ Sự xuất hiện độc đáo của hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm: ( Học sinh trao đổi nhóm ) * Chí Phèo đã có màn ra mắt độc đáo như thế nào trong đoạn văn mở đầu của tác phẩm? * Có ý kiến cho rằng : Nam Cao đã chọn một cách vào truyện vừa sâu sắc vừa hiệu quả . Theo em, điều đó có đúng không? a- Nam Cao mở đầu bằng truyện bằng hình ảnh Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. - Chí chửi tất cả : Từ trời đời cả làng Vũ Đại cha đứa nào không chửi nhau với hắn đứa chết mẹ nào đã sinh ra hắn. -Cái Chí nhận được qua lời chửi là “ Trời không có của riêng nhà nào  đời là tất cả nhưng chẳng là ai không ai lên tiếng không ai ra điều nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo.  Như vậy, điều lạ lùng là ở chỗ Chí chửi nhưng không có người nghe chửi, không có ai chửi lại b. Cách vào truyện như vậy là độc đáo tạo ấn tượng cho người đọc về nhân vật chính – một kẻ say rượu vừa quen , vừa lạ : nó quen như bao kẻ đang ngập chìm trong hơi men; nó lạ vì cái sự chửi lạ lùng mà ta chưa từng thấy. Như một thước phim quay chậm, Chí Phèo hiện ra vừa cụ thể, vừa sinh động . Cách mở đầu của Nam Cao mới lạ : + Bắt đầu bằng một hình ảnh quen thuộc, ấn tượng trong đời sống hiện tại của Chí. + Sau đó , đưa bạn đọc trở về với những năm tháng quá khứ của nhân vật như một lời giải thích , cắt nghĩa * Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn ở phần mở đầu tác phẩm?- Ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật, dựng chân dung nhân vật của nhà văn đặc sắc: +Sự kết hợp điêu luyện, sinh động các dạng thức ngôn ngữ nghệ thuật ( ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật). + Cách trần thuật linh hoạt( lúc thì theo điểm nhìn của nhà văn “ Hắn vừa đi vừa chửi”; khi thì theo điểm nhìn của nhân vật “ Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật!”) .- Giọng điệu của nhà văn phong phú biến hóa, lúc tách bạch, lúc đan xen + Giọng miêu tả, bình luận của nhà văn “ Bao giờ cũng thế, cứ rượu xng là hắn chửi” + Giọng người dân làng Vũ Đại “ Chắc nó trừ mình ra”. + Giọng Chí Phèo “ Mẹ kiếp!Thế có phí rượu không?” + Đan xen giọng người kể và giọng nhân vật “ Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn” * Bình luận về tiếng chửi của Chí Phèo, có các ý kiến sau : A. Đó là tiếng chưỉ vu vơ, vô thức của những thằng say rượu.B.Đây là tiếng lòng của một con người đang đau đớn, bất mãn.C. Cả hai ý kiến trên đều không đúng.D. Quan điểm của em? * Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo : - Là phản ứng của một con người đang đau đớn, bất mãn với đời. Qua tiếng chửi, Chí ít nhiều ý thức được sự bạc bẽo, phũ phàng của cuộc đời cũng như những gì bất hạnh mà ông trời giành cho hắn. - Tiếng chửi ấy còn cho ta cảm nhận hoàn cảnh hiện tại của Chí :Hắn đang cô độc. Mọi người vẫn sống xung quanh Chí nhưng không ai để ý, giao tiếp với hắn (ngay cả khi hắn chửi người ta). Với Chí, chửi bới là con đường để giao tiếp với cộng đồng=> Phải chăng, tiếng chửi ấy chính là tiếng nói đau thương của một con người : sống giữa cuộc đời mà bị tước quyền làm người. 2. Qúa trình tha hóa của Chí Phèo :a.Từ người nông dân hiền lành- lương thiện trở thành lưu manh: a1.Từ một nông dân hiền lành-lương thiện: - Lai lịch. - Tính cách. a2. Trở thành lưu manh : - Nhân hình. - Nhân tính.b.Từ lưu manh trở thành quỷ dữ. a.Từ nông dân trở thành lưu manh:a1.Từ một nông dân – hiền lành lương thiện: + Là một đứa trẻ mồ côi, được người dân làng Vũ Đại đem về nuôi.+ Lớn lên như “một loài cây dại”, khỏe mạnh, làm canh điền cho Lý Kiến.+ Tính tình hiền lành, nhút nhát, biết tự trọng.+ Chí còn có những ước mơ giản dị và lương thiện như bao người nông dân khác. “Một anh đi thả ống lươn rước lấy và đem về cho một người đàn bà góa mù” “ Năm hai mươi tuổi hắn làm canh điền cho Bá Kiến.Chí “hiền lành như đất”. “Vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run run”“ Có một gia đình nho nhỏ . Chồng cuốc mướn,cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn - Nguyên nhân vào tù : Chỉ vì ghen tuông vu vơ, Bá Kiến nhẫn tâm đẩy Chí vào tù.-Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho Bá Kiến biến người nông dân khoẻ mạnh- lương thiện thành lưu manh. a2.Trở thành lưu manh.“Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng , hai mắt gườm gườm Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ trông đặc như một thằng sắng đá”-Vềnhân hình : Chí đã bị cướp mất hình hài của một con người. *Về nhân tính: - Chí không còn là một anh canh điền hiền lành, nhút nhát như xưa ; mà trở thành một thằng liều mạng. - Hắn làm tất cả mọi việc như một thằng “đầu bò chính cống”: ( uống rượu, rạch mặt, chửi bới, ăn vạ, đập phá, đâm chém) -“Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều”.- “ Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiếnđập cái chai vào cột cổnglăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chia cào vào mặt”b.Từ lưu manh trở thành quỷ dữ: + Từ đó, Chí triền miên trong những cơn say.+ Chí Phèo bị Bá Kiến lợi dụng và trở thành tay sai mới của hắn.=> Chí thực sự trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại. “Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say”Và “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm” “Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện”Cái mặt của Chí “không còn ra mặt người”, “nó là mặt của một con vật lạcái mặt vàng vàng mà muốn xạm màu gio, nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo.”* Có ý kiến cho rằng ; sự tha hóa của Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật. Ý kiến của em?@/ Ý nghĩa tư tưởng về hiện tượng tha hóa của hình tượng Chí Phèo:- Chí Phèo không phải là trường hợp tha hóa duy nhất trong các tác phẩm về người nông dân nghèo của Nam Cao.( trước Chí, trong tác phẩm đã có Năm Thọ, Binh Chức. Và các tác phẩm khác: Trạch Văn Đoành( Đôi móng giò), Cu Lộ( Tư cách mõ), Đức ( Nửa đêm)- Qua Chí Phèo,Nam Cao đã :+ Khẳng định một sự thật đau đớn về hiện tượng người nông dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội vô nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người.+Nhà văn không chỉ “vạch khổ cho người nông dân bị áp bức bóc lột” mà còn gián tiếp lên án-tố cáo các thế lực thống trị phong kiến- thực dân đã gây ra bao nhiêu tội ác, đã tước đi cà hình người và hồn người của người dân lương thiện.=> Đây chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình- tiêu biểu cho một bộ phận cố nông bị lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. 3.Qúa trình thức tỉnh của Chí Phèo-Bước ngoặt lớn diễn ra trong cuộc đời của Chí là cuộc gặp gỡ với Thị Nở trong đêm trăng thơ mộng, nơi vườn chuối, để rồi sau đó là trận ốm lúc nửa đêm. * Việc gặp Thị Nở có ý nghĩa thế nào với Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ ấy?- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở ( cuộc tình và trận ốm) đã thức tỉnh phần người bấy lâu bị vùi lấp ở Chí, để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Chính sự quan tâm, chăm sóc của Thị Nở đã giúp Chí Phèo cởi bỏ cái vỏ “quỷ dữ” để sống lại làm người, khát khao hoàn lương và lương thiện.- Diễn biến tâm lý, tình cảm của Chí:* Trước khi Thị Nở đến: + Cảm nhận cuộc sống xung quanh thật bình dị, cảm thấy buồn. “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn!” “Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say”.Hình như một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê. Vợ dệt vải.Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.( trang228 SGK) Nhớ lại ước mơ ngày nào về một mái ấm gia đình.Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc Ngoài bốn mươi tuổi đầu Đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời..( Trang 228 SGK). Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. ( Trang 228 SGK). Nhận thức rõ thực tại và tương lai thê thảm của đời mình, sợ cô độc. Chí Phèo đã thức tỉnh về mặt nhận thức.* Yếu tố nào xuất hiện có tác dụng làm chuyển biến sâu sắc hơn nội tâm Chí Phèo? - Ý nghĩa về chi tiết bát cháo hành.* Hãy cho biết diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi ăn cháo hành ?- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo : + ngạc nhiên. + mắt hình như ươn ướt. + bâng khuâng. + vừa vui vừa buồn.+ một cái gì nữa giống như là ăn năn.+ Suy nghĩ về cuộc đời.+ Muốn làm hòa với mọi người.+ Thèm lương thiện. + Hy vọng Thị Nở là cầu nối trở về với cuộc sống lương thiện  Chí Phèo đã thức tỉnh về nhân tính.* Tại sao bát cháo hành của Thị Nở lại làm nên sự chuyển biến đặc biệt sâu sắc như vậy đối với Chí Phèo?-Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giậtcướp.(trang 229 SGK)Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo Có ai nấu cho mà ăn đâu? Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà” Hắn nhớ đến “bà ba”, cái con quỷ cái Nó chỉ nghĩ đến thỏa nó chứ có yêu hắn đâuVì thế bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều.( trang229 và 230 SGK)*Ý nghĩa của bát cháo hành : - Bát cháo hành chính là tình thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở  Là biểu hiện của tình người. => Lương tâm,lương tri đã trở về trong hắn. Bát cháo hành có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.C. Khi bị Thị Nở cự tuyệt : * Tìm chi tiết thể hiện thái độ , tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối ?- Hắn bỗng nhiên ngẩn người.- Hắn lại như hít thấy hơi cháo hành.- Hắn cứ ngồi ngẩn mặt ra.- Hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại.-Hắn đuổi theo thị nắm lấy tay.-Và hắn uốngcàng uống càng tỉnhtỉnh ra, chao ôi buồn!-Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.-Hắn ôm mặt khóc rưng rức . Rồi lại uống* Những biểu hiện trên nói lên điều gì? Đặc biệt chi tiết “Hơi cháo hành” được lặp lại nhiều lần ? - Khi bị cự tuyệt, Chí thấm thía : Nỗi đau thân phận, vật vã, tuyệt vọng. - “Hơi cháo hành” được lặp lại nhiều lần nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương và nhất là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. * Nêu nguyên nhân bi kịch của Chí Phèo ?+ Nguyên nhân trực tiếp: do định kiến xã hội .(Lời của bà cô nói với Thị Nở).+ Nguyên nhân sâu xa: do bản chất xã hội bất công đã đẩy người dân lương thiện vào tình trạng bị tha hóa.Dẫn chứngHắn dõng dạc: - Tao muốn làm người lương thiện.Bá Kiến cười ha hả: - Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu: - Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách biết không!... Chỉ còn một cách là cái này! Biết không!... Hắn rút dao ra, xông vào.(trang 234 SGK) + Hành động giết bá Kiến: Vì Chí Phèo đã nhận ra kẻ thù.+ Hành động tự sát: Vì Chí Phèo lâm vào bế tắc, không lối thoát.* Chí Phèo đã thực sự thức tỉnh một cách toàn diện về mặt nhân cách .- Ý nghĩa của hành động giết bá Kiến và tự sát:III. Tổng kếtNghệ thuậtHãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo. Kết cấu đầu cuối tương ứng.Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.Trần thuật sinh động.Ngôn ngữ nghệ thuật phong phú, mang hơi thở cuộc sống.Bút pháp phân tích tâm lý nhân vật : Hướng vào vùng tâm lý con người nửa tỉnh, nửa mê một cách tinh vi, sắc sảo. NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT2. Nội dung* Qua hoạt động phân tích vừa rồi,em hãy cho biết một số biểu hiện về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm?Giá trị hiện thực- Tác phẩm là bức tranh thu nhỏ về nông thôn Việt Nam trong xã hội cũ, phản ánh chân thực mối quan hệ người bóc lột người không chỉ đẩy người nông dân nghèo lương thiện vào sự bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào cái chết. b. Giá trị nhânđạoNhà văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác và linh hồn người nông dân lao động,đồng thời ông đã khám phá và khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị huỷ hoại cả nhân hình lẫn nhân tính=> Đó chính là chiều sâu nhân đạo mới mẻ, sâu sắc trong các tác phẩm của Nam Cao.

File đính kèm:

  • pptchi pheo(13).ppt