Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Lưu biệt khi xuất dương - Phan bội châu

Câu thơ nào sau đây không phải là của Nguyễn Công Trứ?

“Đã mang tiếng ở trong trời đất.

 Phải có danh gì với núi sông.”

“Trong vũ trụ đã đành phận sự

 Phải có danh gì mà đối với núi sông

 Đi không chẳng lẽ về không.”

“Làm trai phải lạ ở trên đời

 Há để càn khôn tự chuyển dời.”

“Chí làm trai nam bắc đông tây

 Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”

 

ppt17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Lưu biệt khi xuất dương - Phan bội châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐÃ ĐẾN DỰ TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY!Giáo viên giảng bài: Đinh Thị Kim DungTrường: THPT Ngô Thì NhậmĐọc văn: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - KIỂM TRA BÀI CŨCâu thơ nào sau đây không phải là của Nguyễn Công Trứ?“Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông.”“Trong vũ trụ đã đành phận sự Phải có danh gì mà đối với núi sông Đi không chẳng lẽ về không.”“Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời.”“Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”BỐ CỤCTÌM HIỂU CHUNGĐỌC - HIỂU VĂN BẢNTỔNG KẾTTÁC GIẢTÁC PHẨMI. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - Nêu những nét chính về cuộc đời của Phan Bội Châu?Khơi dòng cho văn chương trữ tình chính trị, văn thơ tuyên truyền và cổ động cách mạng. - Là nhà văn lớn,có sự nghiệp sáng tác đồ sộ.+ Thể loại: tiểu thuyết, thơ + Văn tự: Hán, Nôm.- Phan Bội Châu (1967 – 1940). Quê làng Đan Nhiễm (Nam Đàn, Nghệ An).+ Từ nhỏ nổi tiếng làm thần đồng  sớm có tinh thần yêu nước.+ Thành lập hội Duy Tân (1904) và phong trào Đông Du (1905).I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940) NGÔI NHÀ PHAN BỘI CHÂUI. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:Tác phẩm chính: “Việt Nam vong quốc sử” (1905) “Hải ngoại huyết thư” (Thơ chữ Hán - 1906) “Trùng Quang tâm sử” (Tiểu thuyết chữ Hán, viết trong thời gian lưu vong ở nước ngoài). “Phan Bội Châu niên biểu” (1929) “Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập” (Tập thơ văn viết trong thời gian bị giam lỏng ở Huế) LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - I. Tìm hiểu chung:2. Tác phẩm:Hoàn cảnh ra đời: năm1905 trước lúc lên đường sang Nhật ông làm bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” để từ giã bạn bè, đồng chí.II. Đọc - hiểu Thể loại và bố cục:* Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.* Bố cục: (Thông thường bài bát cú bao gồm có 4 phần: Đề, thực, luận, kết).LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Với thể thơ ấy trong truyền thống phân tích và bình phẩm thơ Đường có mấy cách xác định bố cục? Anh (chị) chọn cách nào để tìm hiểu nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - 1. Hai câu đề “Sinh vi nam tử yếu hi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.” (Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ, Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!) “Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời.”- Phan Bội Châu thể hiện trách nhiệm, sứ mệnh của kẻ làm trai. - “Hi kì” - điều lạ: là làm việc lớn lao, kì lạ, trọng đại: xoay chuyển trời đất, thời cuộc.Trong 2 câu đề tác giả đã thể hiện điều gì?Khẳng định một lẽ sống đẹp: Sống là phải dám làm những việc phi thường, hiển hách, xoay chuyển càn khôn - gắn liền với sự nghiệp cứu nước, cứu nhà.LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - 2. Hai câu thực: “Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.” (Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ, Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?) “Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thủa, há không ai.”- Ý thơ đối nhau: câu 3 khẳng định dứt khoát, câu 4 là câu nghi vấn.Mục đích: khẳng định mình trước cuộc đời, khẳng định cái tôi cá nhân: + Gánh vác việc giang sơn một cách chủ động.+ Niềm tin vào thế hệ mai sau.- Quan niệm: Thể hiện niềm tin:+ Bản thân.+ Mai sau: Vào truyền thống của dân tộc → Tấm lòng yêu nước, biểu hiện thơ ca tuyên truyền cách mạng.Nhận xét gì về ý thơ trong hai câu thực?Nhận xét gì về quan niệm của Phan Bội Châu?LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - 3. Hai câu luận: “Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!” (Non sông đã chết, sống chỉ nhục, Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!) “Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”- Nghệ thuật: phép đối: đối từ, đối ý → Nổi bật thái độ sống.+ Đất nước mất thì đọc sách thánh hiền cũng chỉ ngu đi không có tích sự gì.+ Nếu chấp nhận sống trong cảnh mất nước là sống nhục.Trong hai câu luận tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Mục đích của biện pháp nghệ thuật đó?Nhận xét gì về con người của Phan Bội Châu?Thể hiện cốt cách của một chí sĩ không chịu sống cuộc đời nô lệ, đắng cay.LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - 4. Hai câu kết: “Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.” (Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông, Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.) “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”- Hình ảnh nhân vật trữ tình mạnh mẽ.+ Con người muốn dấn thân vào cuộc đấu tranh thách thức.+ Bay lên cùng với ngọn gió, cơn sóng bạc.- “Trường phong Đông hải”, “Thiên trùng bạch lãng” Em có nhận xét gì về hình ảnh, hành động, tư thế của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ kết?Hình ảnh kì vĩ, rộng lớn gây ấn tượng con người – vũ trụ. Hình ảnh lãng mạn, hào hùng. Con người ra đi tìm đường cứu nước tự tin, đầy quyết tâm, dám đương đầu với mọi hiểm nguy, thử thách.Em có nhận xét gì cụm từ “Trường phong Đông hải”, “Thiên trùng bạch lãng” ?LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - GHI NHỚ:Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.TỔNG KẾT Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: hàm xúc, kết cấu chặt chẽ. Khắc hoạ tư thế, khát vọng lên đường cứu nước. Hình tượng nhân vật trữ tình tràn đầy ý thức về cái tôi cá nhân. Giọng điệu phù hợp với mục đích tuyên truyền, vận động cách mạng vào thời điểm đó.Phan Bội Châu là người có lòng yêu nước, tài năng thơ ca.CỦNG CỐCâu 1: Qua bài thơ “Xuất dương lưu biệt” Phan Bội Châu muốn thể hiện điều gì? A. Hoài bão, ý thức trách nhiệm đối với non sông của kẻ làm trai. B. Chí khí vượt bể Đông của kẻ ưa mạo hiểm. C. Chỉ có cách vượt bể Đông mới có thể cứu nước. D. Lòng nhiệt tình, hăm hở của người muốn vượt bể Đông.Câu 2: Quan niệm “nhục – vinh” của Phan Bội Châu gắn với vấn đề gì? A. Vận mệnh của quốc gia, dân tộc. B. Thi cử, quan trường. C. Tiền tài. D. Tiếng tăm, danh vọng.LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - CỦNG CỐHọc sinh thảo luận theo nhómNhóm 1: So sánh chí làm trai của Phan Bội Châu với một số bài thơ mà em biết?Nhóm 2: Phan Bội Châu là người có tấm lòng nhiệt huyết, tài năng và khát vọng lớn. Tại sao Phan Bội Châu lại thất bại?Nhóm 3: Phan Bội Châu phủ nhận vai trò của sách thánh hiền trong xã hội cũ. Đúng hay sai? Em hãy liên hệ tới việc học tập của học sinh trong thời đại ngày nay?LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - Phan Bội Châu - XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!BỐ CỤCTÌM HIỂU CHUNGTỔNG KẾTTÁC GIẢTÁC PHẨM

File đính kèm:

  • pptluu biet khi xuat duong(7).ppt
Giáo án liên quan